Skip to main content

Viêm da cơ địa có lây không? Cách điều trị hiệu quả

Ngày đăng
07/11/2020
Cập nhật lần cuối
23/06/2021
Viêm da cơ địa có lây không? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa ra sao? Tất cả sẽ được Atoskin tổng hợp trong bài viết sau, hãy tham khảo ngay nhé!
Viêm da cơ địa có lây không?
Bệnh viêm da cơ địa có lây không?

Viêm da cơ địa có lây không?

Theo các chuyên gia, viêm da cơ địa (Atopic dermatitis) là một dạng tổn thương da mạn tính, có liên quan đến yếu tố cơ địa và di truyền. Cho nên, bệnh hoàn toàn không lây từ người này sang người khác (kể cả khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị bệnh). Viêm da cơ địa không lây truyền bởi vì nguyên nhân gây bệnh không liên quan đến những yếu tố khả năng lây truyền khi tiếp xúc (vi khuẩn, virus). Mặc dù bệnh không lây từ người này sang người khác nhưng lại có thể lây lan nhanh chóng từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi được không?

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa khởi phát có thể do yếu tố cơ địa, “hàng rào” bảo vệ da bị tổn thương, di truyền, nhiễm khuẩn, dị ứng thuốc, dị ứng thực phẩm,…  Cơ địa: Cơ địa quá nhạy cảm là nguyên nhân không thể không nhắc đến. Theo các nhà khoa học, ở hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm da cơ địa đều thấy sự bất thường ở gen và kháng thể IgE. Di truyền: Nếu trong gia đình có người từng bị bệnh viêm da cơ địa hoặc bệnh khác có liên quan đến cơ địa thì nguy cơ cao con, cháu cũng mắc bệnh này. Nhiễm khuẩn: Độc tố từ tụ cầu vàng có khả năng kích thích đại thực bào, tế bào lympho T, tăng kháng nguyên trong huyết tương và khởi phát triệu chứng lâm sàng của viêm da cơ địa. “Hàng rào” bảo vệ da bị tổn thương: Cholesterol, ceramides, acid béo, men tiêu protein nội sinh trên da tăng, nồng độ lipid suy giảm làm cho da bị mất nước và “hàng rào” bảo vệ bị tổn thương. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho da. Dị ứng thuốc, thực phẩm: Những trường hợp có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc một số loại thực phẩm như trứng, sữa, ngũ cốc, hải sản, thuốc an thần, giảm đau,… có nguy cơ cao bị viêm da cơ địa. Bệnh lý khác: Viêm da cơ địa cũng có thể khởi phát do người bệnh từng bị hen suyễn, xoang, viêm mũi dị ứng,…

Triệu chứng của viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa có lây không? Viêm da cơ địa không lây, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó khiến người bệnh phải đối mặt với hàng loạt triệu chứng khó chịu:  
  • Xuất hiện mảng đỏ/nâu xám ở cổ tay/cổ chân, ngực, mi mắt, gối
  • Vùng da bị viêm da cơ địa sần sùi, dày, có vảy, ngứa ngáy (nhất là ban đêm)
  • Mụn nước có kích thước nhỏ, phù nề và chảy dịch nếu gãi hoặc cào
Trường hợp viêm da cơ địa nặng sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:
  • Vùng da bị chàm có dịch tiết màu vàng
  • Vùng da xung quanh sưng đỏ
  • Sốt cao, cơ thể mệt mỏi
  • Tình trạng tổn thương da và ngứa ngáy không được cải thiện 

Cách điều trị viêm da cơ địa hiệu quả

Bệnh viêm da cơ địa không nguy hiểm nhưng các triệu chứng của nó lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiện nay, Tây y, phương pháp dân gian, liệu pháp ánh sáng được áp dụng phổ biến để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Tây y

Thuốc tây được chỉ định để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bội nhiễm. Dưới đây là những loại thuốc hiệu quả với bệnh viêm da cơ địa: Thuốc chống viêm chứa corticoid: Thường được dùng cho trường hợp bị viêm da cơ địa nặng. Các triệu chứng của bệnh sẽ giảm nhanh chóng nếu sử dụng thuốc này. Tuy nhiên, nếu dùng trong một thời gian dài sẽ gặp phải hàng loạt tác dụng không mong muốn. Thuốc kháng sinh: Thuốc được dùng để điều trị nhiễm trùng lâm sàng tại vùng da bị tổn thương. Bao gồm: Penicillin, Clindamycin, Cephalexin,… Thuốc ức chế miễn dịch: Thuốc này được áp dụng cho bệnh nhân bị viêm da cơ địa nặng, cơ thể không đáp ứng được với biện pháp điều trị thông thường. Thuốc kháng thụ thể Histamin: Có tác dụng giảm ngứa do bệnh viêm da cơ địa gây nên. Những loại thuốc thường được sử dụng gồm: Hydroxyzine, Diphenhydramine. Thuốc chống nhiễm trùng: Thường được sử dụng khi người bệnh gặp biến chứng nhiễm khuẩn da trên nền vết thương hở. Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm có khả năng giảm sự mất nước qua da, phục hồi các yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên và cải thiện tình trạng da khô ráp. Atoskin Cream là kem dưỡng ẩm đã và đang nhận được sự ưu ái của rất nhiều người bị viêm da cơ địa.

Phương pháp dân gian

Phương pháp dân gian chủ yếu sử dụng nguyên liệu tự nhiên để cải thiện triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa. Phương pháp này được đánh giá hiệu quả, an toàn, ít gây tác dụng phụ kể cả với làn da nhạy cảm của trẻ. Tuy nhiên, để có được kết quả như mong muốn thì người bệnh cần kiên trì áp dụng trong một thời gian dài. Ngoài ra, người bệnh phải thực hiện các biện pháp chăm sóc da, ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học. Phương pháp dân gian chỉ phù hợp với trường hợp viêm da cơ địa mức độ vừa và nhẹ. Đối với trẻ em, trước khi áp dụng phương pháp này, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.  Các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa được cải thiện nhiều hay ít còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người bệnh. Dưới đây là những nguyên liệu được dân gian sử dụng phổ biến để điều trị viêm da cơ địa tại nhà:
  • Lá lốt
  • Bạc hà
  • Trầu không
  • Lá khế
  • Sài đất
  • Muối biển
  • Nghệ vàng
  • Mướp đắng
  • Dầu dừa,…

Liệu pháp ánh sáng

viem-da-co-dia-co-lay-khong   Liệu pháp ánh sáng phù hợp với người có tần suất tái phát bệnh viêm da cơ địa cao hoặc không đáp ứng với biện pháp tại chỗ. Theo đó, người bệnh sẽ được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tia UVA, UVB được sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp với thuốc. Mặc dù hiệu quả nhưng nó chỉ là phương pháp điều trị bậc hai, khi mà sử dụng thuốc ức chế Calcineurin tại chỗ và thuốc Steroid thất bại.

Phòng ngừa viêm da cơ địa bằng cách nào?

Để hạn chế tình trạng khô da và phòng ngừa viêm da cơ địa bạn nên tuân theo một số nguyên tắc sau:
  • Vệ sinh cơ thể đều đặn mỗi ngày, không nên sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh, khi tắm không chà xát mạnh khiến da bị tổn thương. Không nên tắm quá lâu (trên 20 phút), như vậy sẽ làm cho da bị khô và dễ bị kích ứng.
  • Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp, an toàn, không gây hại cho da. Dưỡng ẩm đều đặn 2 – 3 lần/ngày bằng sản phẩm có thành phần là nguyên liệu thiên nhiên, không corticoid hay chất bảo quản.
  • Bổ sung rau xanh, trái cây, sữa chua, thực phẩm giàu Omega – 3; Tránh xa thực phẩm, đồ uống có khả năng gây dị ứng cao như trứng, sữa, hải sản, đậu tương,…
  • Kiểm soát cảm xúc tiêu cực, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống, nếu có điều kiện hãy sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ chất gây dị ứng, bụi mịn,…
Tham khảo thêm: Top 5 lá tắm chữa viêm da cơ địa hiệu quả bạn không nên bỏ qua
Atoskin đã giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi: “Viêm da cơ địa có lây không?”. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 để được các Dược sĩ giải đáp chi tiết. Đừng quên ghé thăm atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh viêm da cơ địa và cách chăm sóc da hiệu quả nhé!
Dược sĩ Thu Trang Dược sĩ Thu Trang
Đánh giá bài viết
Rate this post
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Rate this post