Skip to main content

Viêm da cơ địa ở mặt có trị dứt điểm được không? 

Tham vấn Y khoa
Ngày đăng
23/12/2020
Cập nhật lần cuối
23/06/2021
Viêm da cơ địa ở mặt khiến người mắc phải khó chịu, gây mất thẩm mỹ, khó che chắn, da nhạy cảm, bong tróc, ngứa ngáy… Viêm da cơ địa ở mặt có thể chữa khỏi dứt điểm được không? Cách điều trị như thế nào? Xem ngay bài viết để biết câu trả lời. Viêm da cơ địa ở mặt

Viêm da cơ địa ở mặt là bệnh gì?

Viêm da cơ địa là chứng bệnh gồm một nhóm các tình trạng gây phát ban ngứa, viêm đỏ và bong tróc ngoài da. Biểu hiện của bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ khu vực nào trên cơ thể, nhưng cũng thường có mặt ở vùng má và cằm (trẻ nhỏ), cũng như quanh mắt, trên mí mắt và quanh môi (người lớn). 
Xem thêm: Viêm da cơ địa ở tay: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở mặt

Những đặc điểm chung ở những người mắc viêm da cơ địa trên mặt là:
  • Những đốm màu đỏ/ hồng xuất hiện nhiều trên da. 
  • Cảm giác ngứa dữ dội, đôi khi kèm theo đau nhói và nóng rát. 
  • Khô và bong tróc vảy da; da thô ráp, gồ ghề.
  • Mí mắt bị viêm hoặc sưng.
  • Các nốt mụn nước nhỏ mọc rải rác hoặc thành cụm; có thể chảy dịch hoặc có mủ. 
  • Nứt nẻ, chảy máu, trợt loét trên da (trong trường hợp nghiêm trọng)
Các vết viêm sưng, ban đỏ có thể lan dần xuống cổ, ngực, quai hàm, hoặc tiếp tục ảnh hưởng đến vùng da đầu,… Nếu tình trạng viêm kéo dài mà không được xử lý phù hợp, da cuối cùng có thể trở nên thô dày, đóng vảy, đổi màu, hình thành thâm sẹo sâu. 

Viêm da cơ địa ở mặt có thể trị dứt điểm không?

Câu trả lời là KHÔNG. Trên thế giới hiện nay, vẫn chưa có một cách thức nào được công nhận là biện pháp điều trị khỏi viêm da cơ địa. Vậy nhưng, đừng quá lo lắng, vì viêm da cơ địa có hàng loạt các cách thức kiểm soát triệu chứng hiệu quả và duy trì bền vững theo thời gian.  Bên cạnh đó, việc hạn chế các yếu tố nguy cơ gây bùng phát viêm da cơ địa trên mặt cũng là điều bệnh nhân nên lưu tâm đến. Các yếu tố này gồm có:
  • Chất dị ứng: Những vật liệu hoặc hóa chất bạn gặp phải hàng ngày. Ví dụ: sữa tắm, dầu gội, mỹ phẩm, nước hoa, khói thuốc lá, nấm mốc, lông vật nuôi, phấn hoa,…
  • Thực phẩm: Một số món ăn kích thích viêm da cơ địa xuất hiện, bao gồm: các loại hạt, hải sản, sữa, trứng,….
  • Căng thẳng: Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ lý do tại sao căng thẳng có thể gây viêm da cơ địa. Giả thiết được đặt ra liên quan đến việc stress làm rối loạn các hoạt động của cơ thể và khiến tiết nhiều cortisol gây viêm. 
  • Môi trường: Nhiệt độ thấp, hanh khô làm da bị nứt nẻ, bong tróc, giảm đề kháng ngoài da, từ đó dẫn đến viêm da cơ địa bùng phát. Ngoài ra, tia UV cường độ mạnh từ mặt trời cũng khiến da bị tổn thương và bỏng rát. 
  • Rối loạn nội tiết: Phụ nữ là đối tượng đặc biệt có nguy cơ bị viêm da cơ địa ghé thăm do sự tăng giảm đột ngột của các loại hormone.
Với chứng viêm da cơ địa trên mặt, hiện nay có hai xu hướng là dùng thuốc Tây y hoặc áp dụng biện pháp từ y học cổ truyền.

Trị viêm da cơ địa ở mặt bằng Tây y

chữa viêm da cơ địa ở mặt bằng thuốc tây Với chứng viêm da cơ địa trên mặt, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng thuốc bôi hoặc uống, tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh. 
  • Nhóm corticoid: Với viêm da cơ địa thể nhẹ, hydrocortisone 1% có thể được sử dụng để bôi ngoài. Các steroid mạnh hơn, như clobetasol, alclometasone, Triamcinolon,… được chỉ định cho các trường hợp bệnh vừa và nặng. Với đối tượng nghiêm trọng với nguy cơ nhiễm khuẩn, có thể được bác sĩ kê đơn steroid toàn thân đường uống/ tiêm. 
  • Nhóm kháng histamin: Có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy, tiết dịch của viêm da cơ địa. Một số hoạt chất thường dùng là Cetirizin, fexofenadin, loratadin, cycloheptadin,…
  • Nhóm ức chế calcineurin: Dạng dùng ngoài gồm có 2 hoạt chất là pimecrolimus và tacrolimus. Cơ chế tác dụng dựa trên ngăn chặn hoạt động của calcineurin để giảm viêm. Không giống như steroid tại chỗ, thuốc có thể được sử dụng quanh mắt và không gây bào mòn hay giãn mạch dưới da. 
  • Dung dịch sát khuẩn: Hồ nước, kẽm oxit, thuốc tím pha loãng, nước muối sinh lý,… là một số lựa chọn để làm sạch, loại bỏ vi khuẩn và giảm cảm giác ngứa rát trên da. 
  • Thuốc kháng sinh, diệt nấm, virus: Chỉ định cho bệnh nhân để phòng ngừa bội nhiễm hoặc đã xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn trên da.
Bên cạnh đó, còn có một số biện pháp khác như chiếu ánh sáng đặc biệt hoặc liệu pháp miễn dịch, cũng rất hiệu quả với chứng viêm da cơ địa trên mặt. Tuy nhiên, vì một số lo ngại về nguy cơ gây ung thư da, hoặc tác dụng không giữ được lâu dài, nên thường chỉ áp dụng nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt với cách thức điều trị khác. 

Trị viêm da cơ địa ở mặt theo Đông y

Viêm da cơ địa được xếp vào nhóm bệnh liên quan đến can thận suy yếu, khiến khí huyết kém lưu thông. Từ đó, ngoại tà thấp nhiệt có cơ hội xâm nhập, tích kết độc tố ở dưới da, dẫn đến các triệu chứng điển hình như sưng viêm, nóng đỏ, mụn nhọt, khô tróc,… Vì thế, để giải quyết tình trạng này, cần phải tập trung khang kiện chức năng gan thận, loại bỏ nhiệt độc, dưỡng âm bổ khí huyết,… Các vị thuốc được sử dụng thường mang tính hàn lương, thanh mát, có đặc tính giải độc, tiêu viêm, tán ứ,… Tham khảo một số thảo dược và bài thuốc dân gian được nhiều người tin tưởng ứng dụng dưới đây.
lá trầu không chữa viêm da cơ địa ở mặt
Chữa viêm da cơ địa ở mặt bằng lá trầu không
  • Chữa bệnh viêm da cơ địa ở mặt bằng trầu không: Chọn 15 – 20 lá trầu không bánh tẻ, không già úa hay bị sâu cắn, rửa sạch, ngâm nước muối loãng. Vò nhẹ, cho vào nồi nước đun sôi khoảng 10 phút. Dùng xông mặt hoặc pha làm nước rửa mặt đều được. Thực hiện 2 – 3 lần/ tuần. 
  • Dùng nghệ giảm viêm da cơ địa: Pha một thìa bột nghệ và một chút mật ong trong cốc nước ấm, khuấy đều đến tan hết. Uống hàng ngày để giảm viêm, tăng đào thải độc tố và kích thích các tổn thương nhanh hồi phục. 
  • Kiểm soát viêm da cơ địa bằng rau má: Lấy một nắm rau má tươi, rửa thật sạch đất cát, sâu bệnh. Ngâm nước muối loãng tầm 15 phút. Bạn có thể ăn sống, ép nước hãm trà uống hoặc đun nước rửa mặt bằng rau má. Nên thực hiện hàng ngày đến khi tình trạng viêm giảm rõ rệt.
Với các phương pháp dân gian, việc kiên trì thực hiện là điều tối quan trọng, vì thời gian để tình trạng viêm da cơ địa được cải thiện có thể lên tới vài tuần đến vài tháng. Hơn nữa, bạn cũng phải lựa chọn các nguồn cung cấp dược liệu uy tín, hàm lượng dược chất cao, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu,… để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Nên chọn lựa cách thức nào để giải quyết chứng viêm da cơ địa ở mặt hiệu quả?

Cả cách thức từ Đông y và Tây y đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, phù hợp với từng giai đoạn bệnh khác nhau. Dưới đây là phân tích một số ưu và nhược điểm của hai biện pháp này để bạn có được góc nhìn tổng quan hơn. 
Tây y Đông y
Ưu điểm
  • Giảm nhanh các triệu chứng viêm sưng, ban phát,… của viêm da cơ địa.
  • Thích hợp dùng cho các đợt cấp tính. 
  • Dễ tìm mua, sử dụng tiện lợi.
  • An toàn lành tính, hiếm khi xảy ra biến chứng không mong muốn. 
  • Hiệu quả khả quan, kiểm soát được các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa.
Nhược điểm
  • Nhiều tác dụng phụ, từ nhẹ đến cực kỳ nghiêm trọng. 
  • Không được tự ý sử dụng. Phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ.
  • Hiệu quả ngắn, dễ tái phát, dùng nhiều thuốc. 
  • Thời gian gây tác dụng lâu. Không thích hợp dùng đợt cấp tính. Cần kiên trì sử dụng. 
  • Tốn thời gian thực hiện, pha chế. 
  • Nhiều nguồn nguyên liệu trôi nổi, không rõ nguồn gốc, gây hoang mang về chất lượng. 
Với sự phát triển không ngừng của những khoa học – kỹ thuật, xu hướng sử dụng các sản phẩm chất lượng có nguồn gốc tự nhiên, ứng dụng công nghệ chiết xuất, bào chế hiện đại đang dần lên ngôi, đặc biệt là với những bệnh mãn tính như viêm da cơ địa.  Nổi bật, dòng sản phẩm Atoskin chuyên biệt cho viêm da cơ địa mới được Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI giới thiệu gần đây nhưng đã gây được tiếng vang lớn với hàng trăm đánh giá tích cực từ người bệnh và các bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia da liễu trên toàn quốc. 
viem-da-co-dia-o-mat
Atoskin giải pháp chuyên biệt cho viêm da cơ địa
Sản phẩm ứng dụng công nghệ enzyme Bio-Derma 1 vượt trội chuyển giao từ Hàn Quốc, đã được chứng minh lâm sàng về hiệu quả giảm nhanh tình trạng viêm sưng, ngứa rát trên da; đẩy mạnh quá trình chữa lành các vùng da tổn thương.  Cùng với siêu nghệ Nano THC và hàng loạt hoạt chất thiên nhiên quý giá khác, triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc, viêm đỏ, đau rát đặc trưng của viêm da cơ địa có thể được cải thiện hoàn toàn chỉ sau 3 – 5 ngày sử dụng liệu trình của Atoskin. 

Người bị viêm da cơ địa ở mặt nên chăm sóc như thế nào?

Da mặt cực kỳ nhạy cảm và mỏng manh. Viêm da cơ địa càng khiến khu vực này trở nên mẫn cảm hơn. Vì thế, bạn cần cực kỳ chú ý trong vấn đề chăm sóc vị trí da bị viêm, hỗ trợ đẩy lùi viêm da cơ địa và hạn chế tái phát. 
  • Làm sạch nhẹ nhàng: Xà phòng hay chất tẩy rửa mạnh càng làm khô da và khiến tình trạng viêm da càng trầm trọng hơn. Hãy cân nhắc loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa xà phòng, ít tạo bọt và độ pH trong khoảng gần với 5.5 – pH sinh lý của da. Bạn cũng nhớ đừng chà xát mạnh ở những khu vực da tổn thương nhé. 
  • Tắm nước ấm: Nước nóng càng làm da nhanh mất ẩm, và có thể kích thích các vết viêm sưng gây đau rát. 
  • Dưỡng ẩm: Da đủ ẩm hỗ trợ giảm tình trạng khô ráp, ngứa ngáy, đồng thời tạo điều kiện cho da non nhanh hình thành hơn. Bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm có thành phần dưỡng ẩm tốt cho da như ceramides, acid hyaluronic (HA), niacinamide, panthenol, tinh chất yến mạch, bơ shea (bơ hạt mỡ),…
  • Tránh chất dễ kích ứng: Bao gồm một số hợp chất như paraben, acid salicylic, acid glycolic, retinol, chất bảo quản, hương liệu, chất tạo màu,…
  • Chống nắng: Tia UV trong ánh nắng mặt trời có khả năng tàn phá và hủy hoại cực khủng khiếp nếu tiếp xúc trực tiếp với làn da, đặc biệt là những vùng viêm da cơ địa. Vì thế, đừng quên bôi kem chống nắng phù hợp với da bạn trước khi ra ngoài khoảng 20 – 30 phút để bảo vệ tối ưu. 
Xem thêm thông tin liên quan: Viêm da cơ địa ở chân phải làm sao? Cách khắc phục hiệu quả Mẹo chữa viêm da cơ địa ở đầu bằng mẹo dân gian hiệu quả
Hy vọng rằng, bài viết trên đã mang lại cho bạn những thông tin cần thiết liên quan đến chứng viêm da cơ địa ở mặt. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 để được các Dược sĩ giải đáp chi tiết. Đừng quên ghé thăm atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh viêm da cơ địa và cách chăm sóc da hiệu quả nhé!
Dược sĩ Thu Trang Dược sĩ Thu Trang
Đánh giá bài viết
Rate this post
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Rate this post