Skip to main content
Bệnh tổ đỉa: 5 triệu chứng thường gặp và cách điều trị

Bệnh tổ đỉa: 5 triệu chứng thường gặp và cách điều trị

Tổ đỉa là bệnh lý về da có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại mang đến cảm giác khó chịu và gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Vì thế, nắm bắt các triệu chứng và điều trị kịp thời là điều hết sức cần thiết.
Bệnh tổ đỉa: 5 triệu chứng thường gặp và cách điều trị
Bệnh tổ đỉa: 5 triệu chứng thường gặp và cách điều trị

Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa hay chàm tổ đỉa là một dạng của viêm da cơ địa, là bệnh da liễu thường gặp. Khi mắc tổ đỉa, vùng da bị tổn thương sẽ xuất hiện các mụn nước li ti, thường ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các nốt mụn này có thể mọc rải rác trên da hoặc tập trung thành từng đám lớn. Chúng thường mọc sâu bên dưới da và rất khó vỡ, có thể phồng rộp, chảy nước và ngứa ngáy, gây nên sự khó chịu cho người bệnh. Bệnh thường thuyên giảm sau khoảng 1 tháng nếu được điều trị đúng và kịp thời. Tuy nhiên, bệnh thường tái đi tái lại và khó có thể điều trị dứt điểm. Sau nhiều lần tái phát, vùng da bị tổn thương sẽ trở nên thô ráp, sần sùi, gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.

5 triệu chứng nhận biết bệnh tổ đỉa

Nhận biết sớm triệu chứng của bệnh và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm khả năng lan rộng sang vùng da khác và hạn chế tối đa tổn thương để lại trên da. Ngay khi bệnh xuất hiện, người bệnh có thể nhận thấy các biểu hiện bất thường trên da. Một số triệu chứng điển hình của bệnh như:
  1. Nổi mụn nước: Trên da người bệnh xuất hiện những mụn nước li ti, màu trắng, có đường kính từ 2-3mm. Mụn nước xuất hiện chủ yếu ở ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, bàn chân. Các mụn nước mọc thành đám hoặc rải rác, sờ vào thấy cứng chắc, khó vỡ.
  2. Ngứa rát: Tại vùng da xuất hiện mụn nước sẽ gây ra tình trạng ngứa dữ dội, vùng da có thể bị tổn thương, sưng tấy, đau rát do gãi khiến vùng da bị tổn thương nghiêm trọng và lan rộng hơn. 
  3. Nhiễm khuẩn: Khi triệu chứng bệnh tổ đỉa nặng hơn hoặc do người bệnh gãi để giảm ngứa ngáy sẽ khiến các mụn nước vỡ ra, tạo thành các vết thương hở gây đau đớn, làm cho da khô nứt và rất dễ nhiễm trùng.
  4. Vảy da chết: Sau khi mụn nước vỡ ra và chảy dịch, lúc này vùng da bị tổn thương sẽ khô lại, đóng vảy và có thể bong tróc.
  5. Thay đổi hình dáng móng tay, móng chân: Khi bệnh diễn biến nặng hơn có thể gây ra tình trạng viêm hạch bạch huyết khiến móng tay, móng chân bị biến dạng. 
Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa
Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa, có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu như:
  • Do di truyền: Theo thống kê, có tới hơn 50% các trường hợp mắc tổ đỉa là do di truyền. Những người sống trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc tổ đỉa thì người đó có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường.
  • Do dị ứng: Những người có làn da nhạy cảm và thường xuyên dị ứng với xà phòng, chất tẩy rửa, phấn hoa, mỹ phẩm… khi tiếp xúc với các yếu tố này có thể gây kích ứng da và là nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường gặp.
  • Do nhiễm khuẩn: Môi trường sống và nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, những người thường xuyên phải tiếp xúc với nguồn nước bẩn sẽ khiến da dễ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn tích tụ trên da trong thời gian dài khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tấn công và gây bệnh.
  • Do suy giảm hệ miễn dịch: Khi hệ miễn dịch suy giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công và khiến bệnh bùng phát. Do đó, người có sức đề kháng yếu hoặc mắc các bệnh lý gây suy giảm hệ miễn dịch như tiểu đường, bệnh gan thận, HIV… sẽ có nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa cao hơn.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Việc lạm dụng các thuốc điều trị hoặc mỹ phẩm khiến hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, từ đó dị nguyên dễ dàng xâm nhập sâu vào bên trong và gây bệnh.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân trên, tổ đỉa cũng có thể bùng phát do một số yếu tố khác như căng thẳng kéo dài, nhiễm nấm, bị chàm cơ địa…

Bệnh tổ đỉa có lây không? 

Nhiều người cho rằng, các bệnh ngoài da thường dễ lây lan và bệnh tổ đỉa có thể lây sang người khác khi tiếp xúc gần. Vì vậy, không ít người tỏ ra xa lánh hay e ngại khi tiếp xúc gần với người bệnh. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi, tổ đỉa không phải là bệnh lây nhiễm nên không có khả năng lây lan sang người khác, kể cả khi các mụn nước vỡ ra và tiếp xúc trực tiếp với người đối diện. Đối với người bệnh, các nốt mụn tổ đỉa sẽ chỉ lan rộng ra các vùng da khác trên cơ thể, đặc biệt là khi người bệnh cào gãi mạnh sẽ khiến các nốt mụn ngày càng tăng nhanh. Tuy nhiên, bệnh tổ đỉa có tính di truyền. Nếu trong gia đình có thành viên mắc tổ đỉa thì bệnh có thể di truyền lại cho con cháu.

Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?

Tổ đỉa không phải là bệnh quá nguy hiểm và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh khó chữa dứt điểm và thường tái đi tái lại gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong một số trường hợp, người bệnh điều trị không đúng cách có thể gây ra một số biến chứng như:
  • Nguy cơ bội nhiễm: Việc cào gãi hay chà xát mạnh lên vùng da khiến các mụn nước vỡ ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong gây bội nhiễm. Khi đó, người bệnh sẽ gặp tình trạng khó lành mụn mủ trên da, viêm hạch bạch huyết, viêm mô tế bào.
  • Khó khăn khi di chuyển: Trường hợp tổ đỉa phát triển ở bàn chân sẽ khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại. Việc đi lại nhiều sẽ khiến cho các mụn nước vỡ ra và có thể bị nhiễm khuẩn nếu không được vệ sinh đúng cách.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Bệnh tái đi tái lại nhiều lần sẽ khiến cho vùng da tổn thương trở nên sần sùi, bong tróc gây mất thẩm mỹ. Do đó, nhiều người bệnh cảm thấy tự ti trong giao tiếp hàng ngày và có thể gây ảnh hưởng đến công việc.

Các phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa

Điều trị sớm sẽ giúp hạn chế sự lan rộng và mức độ nặng của bệnh. Người bệnh có thể sử dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da tùy theo chỉ định của bác sĩ.
3 phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa
3 phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa

Điều trị bằng thuốc uống 

Các thuốc kháng histamin thường được chỉ định cho bệnh nhân tổ đỉa. Thuốc có tác dụng chống dị ứng, làm giảm các triệu chứng của bệnh như ngứa ngáy, đau rát, khó chịu. Với các trường hợp có nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê thêm kháng sinh điều trị. 

Điều trị ngoài da

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc dạng uống, người bệnh cũng có thể sử dụng các thuốc dạng bôi để điều trị tổ đỉa. Các thuốc bôi ngoài da được sử dụng phổ biến thường là Corticosteroid với tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, làm lành vết thương,… Tuy nhiên, các thuốc corticosteroid gây nhiều tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài như làm mỏng da, giãn tĩnh mạch sâu dưới da khiến da đỏ, nổi mụn li ti. Vì vậy, người bệnh cần chú ý không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài. Cùng với đó, người bệnh cũng có thể sử dụng các sản phẩm ngoài da có nguồn gốc từ thảo dược để có thể dùng trong thời gian dài mà không gây tác dụng phụ. Một số sản phẩm kem bôi, serum dưỡng ẩm da dành riêng cho người mắc bệnh tổ đỉa thường được đa số người bệnh lựa chọn.

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Với các trường hợp nhẹ, người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp dân gian để làm giảm nhẹ triệu chứng. Các phương pháp dân gian tuy có tác dụng chậm, không thể giảm ngay triệu chứng khó chịu như khi sử dụng thuốc tây y nhưng có ưu điểm là an toàn, không gây tác dụng phụ. Một số phương pháp dân gian thường được áp dụng như: ngâm nước muối, ngâm nước lá lốt, sử dụng nước ép tỏi…
Xem thêm:  Mách bạn: Thuốc chữa bệnh tổ đỉa chỉ trong 1 tuần

Các cách phòng ngừa bệnh tổ đỉa tái phát hiệu quả

Tổ đỉa là bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần, do đó phòng ngừa bệnh tái phát sẽ giúp người bệnh hạn chế được tổn thương ở vùng da bị bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc da nhằm thúc đẩy quá trình lành bệnh và phòng ngừa tái phát hiệu quả:
  • Không nên để da tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa mạnh, hóa chất độc hại. Người bệnh có thể sử dụng các biện pháp bảo vệ da như đeo găng tay, mặc quần áo bảo hộ… 
  • Sau khi tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh vi khuẩn gây hại trên da.
  • Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát, đặc biệt giữ cho vùng bàn tay, bàn chân khô thoáng.
  • Tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng việc bổ sung vitamin và khoáng chất qua chế độ ăn hàng ngày, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, trái cây, rau xanh…
  • Người bệnh nên sử dụng các loại sữa tắm dịu nhẹ có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên để tránh gây kích ứng cho da hoặc lựa chọn loại sữa tắm dành riêng cho người mắc bệnh tổ đỉa.
Bệnh tổ đỉa tuy mang lại nhiều phiền toái cho người bệnh nhưng nếu điều trị đúng cách sẽ giúp hạn chế tối đa ảnh hưởng mà bệnh mang lại. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn có phương pháp chăm sóc da phù hợp. Để tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về bệnh tổ đỉa, bạn đọc vui lòng truy cập website: atoskin.vn hoặc liên hệ tới tổng đài miễn cước 1800 8179 để được tư vấn chi tiết.
Rate this post

Dược sĩ Thu Trang

Các thành tựu Đề tài khoa học nghiên cứu về phản ứng có hại của thuốc Ceftriaxon được đăng tải trên tạp chí chuyên ngành Trong quá trình học tập tại Trường Đại học Dược Hà Nội, tham gia nghiên cứu khoa học tại các Bộ môn chuyên ngành, Bệnh viện Bạch Mai và một số đề tài Khoa học Biên dịch nhiều bài báo khoa học Dược lâm sàng và điều trị cho Tạp chí Dược học lâm sàng và điều trị Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội (05.2011)

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận