Skip to main content
Chữa bệnh tổ đỉa chuẩn theo phác đồ, nặng hay nhẹ đều khỏi!

Chữa bệnh tổ đỉa chuẩn theo phác đồ, nặng hay nhẹ đều khỏi!

Bệnh tổ đỉa với các triệu chứng đặc trưng như nổi mụn nước, ngứa ngáy, đau rát và thường xuyên tái phát gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Việc chữa bệnh tổ đỉa sớm và đúng cách giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng cho người bệnh. Đọc ngay bài viết sau đây để có phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa chuẩn theo từng giai đoạn.

Các giai đoạn của bệnh tổ đỉa

Muốn chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả nhất, cần nắm được bệnh đang ở giai đoạn nào. Tổ đỉa thường diễn biến theo 4 giai đoạn điển hình:

Giai đoạn đỏ da ban đầu

Ban đầu khi bị tổ đỉa tấn công, tầng biểu bì trên da sẽ có phản ứng, khiến da đỏ lên nhiều vùng, không rõ ranh giới, sờ thấy cộm và ngứa ngáy. Nếu quan sát kỹ sẽ phát hiện các nốt sần hình tròn, nhỏ như hạt gạo, dần thành các nốt mụn nước ở giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn nổi mụn nước 

Mụn nước hình thành từ các nốt mẩn đỏ trồi lên trên da, nổi lên từng lớp một. Mụn nước mọc thành nhiều đám chi chít, vừa ảnh hưởng thẩm mỹ, vừa gây ngứa ngáy khó chịu. Nếu không được điều trị, để lâu ngày, các mụn nước mọc lên càng nhiều. Đặc biệt, nếu vô tình dùng tay gãi làm mụn vỡ ra, cảm giác đau rát tăng đột biến. Khi các nốt mụn bị vỡ, vùng da bị thương thường có mủ và rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập sâu. 
Biểu hiện của bệnh tổ đỉa
Biểu hiện của bệnh tổ đỉa

Giai đoạn ăn da non

Đây là lúc các vết mụn nước cũ teo lại, đóng vảy và lên da non. Lớp da non này có đặc điểm: màu đỏ nhạt, trơn nhẵn nhưng sờ lên thấy cộm. Ở giai đoạn này, các chứng viêm, xung huyết, chảy dịch đã bắt đầu thuyên giảm khi được điều trị tốt.

Giai đoạn cuối – liken hoá

Nếu không được chữa trị, bệnh tổ đỉa sẽ tiếp tục tiến tới giai đoạn liken hoá. Vào lúc này, các triệu chứng xuất hiện bùng phát ở vùng da tổn thương: da càng ngày càng sẫm, nhiều sẩn dẹt (giống trong một bệnh lý về da là liken). Bề mặt da thô ráp, sần sùi, nổi cộm và ngứa liên tục. Giai đoạn liken hoá là giai đoạn nặng nhất của bệnh tổ đỉa, nếu chữa trị kém, hoặc phát hiện muộn, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc để lại các di chứng cho da.

Cách chữa bệnh tổ đỉa ở giai đoạn nhẹ và vừa

Điều trị tổ đỉa chủ yếu là loại bỏ các triệu chứng, với giai đoạn nhẹ và vừa, bác sĩ thường chỉ định một số biện pháp sau:
  • Ngâm hoặc chườm mát: để làm khô các mụn nước, bạn có thể ngâm hoặc chườm mát lên vùng da mụn trong khoảng 15 phút. Thực hiện 2 – 4 lần mỗi ngày, trước khi bôi kem, thuốc mỡ.
  • Bôi thuốc giảm ngứa: các thuốc chống ngứa rất hữu ích để giảm những cơn ngứa ngáy khó chịu đặc trưng của bệnh, giúp hạn chế việc đưa tay lên gãi làm trầy da, vỡ mụn nước.
  • Dùng thuốc corticosteroid: để giảm tình trạng viêm, giảm các nốt mụn nước. Tuy nhiên corticosteroid gây nhiều tác dụng phụ và không nên sử dụng dài ngày.
  • Dùng thuốc trị nhiễm trùng: nếu tổ đỉa kèm nhiễm trùng, người bệnh có thể được làm xét nghiệm xác định loại vi trùng và kê các thuốc chống nhiễm trùng thích hợp.
  • Bôi thuốc mỡ, kem chứa Pramoxine: giúp giảm đau, giảm ngứa do tổ đỉa.
  • Sử dụng bộ sản phẩm Atoskin trị tổ đỉa: Atoskin là bộ sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, có công dụng giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, làm dịu da, giảm kích ứng và làm lành nhanh vùng da bị viêm. Sản phẩm có ưu điểm là an toàn cho da, không gây tác dụng phụ và có thể sử dụng được lâu dài.

Cách chữa bệnh tổ đỉa ở giai đoạn nặng

Với bệnh tổ đỉa giai đoạn nặng, việc áp dụng các phương pháp ở trên không hiệu quả, thì sẽ cần tới các phương pháp điều trị sau:
  • Uống hoặc tiêm thuốc corticoid: với người bệnh bị viêm nặng.
  • Chích hút các mụn nước lớn: bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm để hút các bọng nước to, bệnh nhân không được tự chích ở nhà, vì rất dễ bị nhiễm trùng.
  • Tiêm botox botulinum: đây là phương pháp đặc trị với các trường hợp tổ đỉa nghiêm trọng, tái phát dai dẳng, khi các biện pháp khác không còn tác dụng. Botulinum ức chế dẫn truyền thần kinh, giúp cơ thư giãn, ngăn mồ hôi tăng tiết quá mức ở lòng bàn tay, chân.
  • Sử dụng tia cực tím: chiếu tia UV lên vùng da tổn thương sẽ giúp loại bỏ các tổn thương rất tốt. Đây là phương pháp an toàn, hiệu quả cao với tổ đỉa giai đoạn nặng, nhưng cũng có thể ảnh hưởng xấu tới vùng da lân cận.
Khi ở giai đoạn nặng, người bệnh nên đi thăm khám để có biện pháp điều trị phù hợp và an toàn. Các phương pháp điều trị chỉ nên áp dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Chữa bệnh tổ đỉa theo kinh nghiệm dân gian

Sau đây là một vài mẹo dân gian thường được áp dụng để giảm nhẹ triệu chứng của bệnh tổ đỉa: Dùng lá trầu không:  Trầu không có tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm ngứa do tổ đỉa. Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không như sau:
  • Rửa sạch, ngâm muối một nắm lá trầu không
  • Vò nát lá, nấu sôi trong 15 phút
  • Đổ phần nước đã nấu ra chậu, thêm 1 hoặc 2 thìa muối, đợi nước đỡ nóng thì ngâm chân hoặc tay bị tổ đỉa vào. Nên ngâm trong 10 phút, không cần rửa lại về sau.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Dùng lá khế: Lá khế có khả năng giảm ngứa ngáy, đau rát khi bị tổ đỉa. Cách làm:
  • Rửa sạch rồi vò nát một nắm lá khế
  • Nấu nắm lá với 1,5 đến 2 lít nước, để sôi 5 phút
  • Lấy phần nước đổ ra chậu, ngâm vùng bị tổ đỉa vào nước khoảng 10 phút
  • Sau ngâm, chà nhẹ lá khế lên vùng da tổn thương để tăng hiệu quả.
Dùng tỏi tươi: Tỏi là nguyên liệu có mặt trong hầu hết các món ăn của người Việt, nhưng ít ai biết tỏi tươi còn chứa hoạt chất diệt khuẩn, khử trùng trong bệnh tổ đỉa. Cách chữa tổ đỉa bằng tỏi như sau:
  • Lấy 2 – 3 tép tỏi tươi, bóc vỏ, bỏ lọ thuỷ tinh
  • Thêm rượu trắng ngập tỏi, ngâm khoảng 1 đến 2 tuần
  • Sau đó, lấy rượu thoa lên vùng da bị tổ đỉa, 
  • Khoảng 10 phút, rửa sạch da bằng nước ấm.
Dùng muối biển: Muối biển có khả năng sát khuẩn, ngừa viêm ngứa tự nhiên, an toàn. Cách làm:
  • Rang 2 – 4 thìa muối, đợi nguội bớt thì dùng vải sạch bọc lại
  • Chườm miếng vải lên da nhiều lần trong ngày khi có cơn ngứa ngáy.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng muối
Chữa bệnh tổ đỉa bằng muối

Người bị tổ đỉa cần kiêng gì?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tổ đỉa, làm bệnh nặng hơn, gây các biến chứng hoặc thường xuyên tái mắc. Do đó, bên cạnh việc tập trung vào chữa bệnh tổ đỉa, người bị tổ đỉa cần tránh một số điểm dưới đây:
  • Nên kiêng các thực phẩm dễ gây dị ứng như: hải sản (tôm, cua), thức ăn có vị tanh (trứng, cá), thịt giàu chất đạm (thịt chó, thịt bò, thịt gà…). Những thực phẩm này đều có khả năng gây dị ứng, khiến cơ thể nổi nhiều mụn ngứa hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh ăn đồ quá ngọt, đồ ăn nhanh, chiên rán nhiều chất béo, tránh các chất kích ứng: cà phê, bia rượu, thuốc lá. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.
  • Người có cơ địa dị ứng thì cần tránh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng: phấn hoa, bụi bặm, không khí lạnh,… 
  • Hạn chế việc gãi, chọc nốt mụn, cạy vảy vì sẽ dễ bị nhiễm trùng. Khi rửa chân tay, nên xoa nhẹ nhàng, chọn loại dung dịch rửa trung tính, độ tẩy thấp hoặc dùng các sản phẩm nguồn gốc tự nhiên.
  • Tránh để vùng da bị tổ đỉa tiếp xúc hoá chất, chất tẩy rửa, xăng dầu,… Nếu tiếp xúc phải đeo găng tay bảo vệ, để không làm bệnh trở nặng.
  • Không nên ngâm tay lâu trong nước, do ngâm tay nhiều sẽ làm mềm lớp sừng, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập.
Bệnh tổ đỉa tuy không lây lan nhưng thường tái phát dai dẳng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Chữa bệnh tổ đỉa ngay từ giai đoạn nhẹ sẽ giúp bạn ngăn ngừa những rủi ro của bệnh. Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác về bệnh tổ đỉa, bạn đọc vui lòng truy cập website atoskin.vn hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 18008179 để được tư vấn nhanh nhất.
Xem thêm: Mách bạn: Thuốc chữa bệnh tổ đỉa chỉ trong 1 tuần
Rate this post
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận