Skip to main content
Tổng hợp 7 cách chữa tổ đỉa dân gian đơn giản, hiệu quả

Tổng hợp 7 cách chữa tổ đỉa dân gian đơn giản, hiệu quả

Các bài thuốc chữa tổ đỉa theo phương pháp dân gian được áp dụng rộng rãi vì tính an toàn và cách làm đơn giản. Bài viết này sẽ tổng hợp giúp bạn 7 cách chữa tổ đỉa dân gian đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà.

Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không – chống viêm, giảm ngứa

Trầu không là thảo dược quen thuộc trong các bài thuốc chữa bệnh da liễu nhờ có tác dụng chống ngứa, giảm đau và ức chế hoạt động của nhiều vi khuẩn. Trong điều trị tổ đỉa, thường xuyên áp dụng bài thuốc từ lá trầu không sẽ giúp giảm ngứa, sưng viêm đồng thời hạn chế tổn thương và thúc đẩy quá trình phục hồi da hiệu quả.
Dùng lá Trầu không - cách chữa tổ đỉa dân gian được nhiều người áp dụng
Dùng lá Trầu không – cách chữa tổ đỉa dân gian được nhiều người áp dụng
Để chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không, bạn có thể làm theo các cách dưới đây: Ngâm chân/tay với nước sắc lá trầu không
  • Chuẩn bị một nắm lá trầu không và đem rửa sạch với nước muối loãng.
  • Vò nát rồi cho toàn bộ lá trầu không vào nồi, đun sôi với khoảng 1,5 – 2 lít nước.
  • Đổ nước lá trầu ra thau, có thể thêm vào 1 thìa muối biển khuấy tan.
  • Để nguội tự nhiên đến độ ấm vừa phải rồi ngâm vùng da bị tổn thương vào trong khoảng 15 phút.
Kết hợp lá trầu không với gừng Sự kết hợp này sẽ làm tăng tác dụng chống viêm, diệt khuẩn và giảm ngứa ngáy trên da do tổ đỉa. Cách thực hiện:
  • Chuẩn bị 4 – 6 lá trầu không và 1 củ gừng. Tất cả rửa sạch với nước muối loãng.
  • Giã nát trầu không với gừng
  • Thêm vào 50ml nước sạch, gạn lấy phần dịch
  • Làm sạch sau đó thoa đều dịch ở trên lên vùng da bị tổ đỉa.
  • Sau 1 – 2 phút thoa lại lần 2, lặp lại 2 – 3 lần
  • Để yên 5 – 10 phút thì rửa lại bằng nước sạch.

Muối biển – kháng khuẩn, giảm ngứa

Chữa tổ đỉa đơn giản bằng muối biển
Chữa tổ đỉa đơn giản bằng muối biển
Muối biển được biết đến với khả năng sát khuẩn, sát trùng và chống viêm nhẹ. Ngoài ra, trong muối còn chứa một số vitamin và khoáng chất như vitamin C, magie, phospho… giúp mau lành vết thương. Nhờ đó nguyên liệu này vừa hỗ trợ giảm ngứa hiệu quả vừa ngăn ngừa sưng viêm và nguy cơ bội nhiễm trên da do tổ đỉa. Các chuyên gia ghi nhận, muối biển sẽ cho hiệu quả tốt hơn khi dùng để chườm nóng. Vì nhiệt độ nóng từ túi chườm chứa muối có thể khiến cho các dây thần kinh cảm giác bị đánh lạc hướng, người bệnh sẽ không còn cảm thấy ngứa và đau. Cách thực hiện:
  • Chuẩn bị khoảng 3 thìa muối hạt.
  • Rang nóng số muối ở trên
  • Để muối nguội bớt rồi đổ vào trong túi vải
  • Chườm trực tiếp lên vị trí da cần điều trị
  • Để đạt được hiệu quả tốt nhất nên thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày.
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng các cách khác như ngâm chân tay bị tổ đỉa với nước muối ấm, nước muối kết hợp lá trầu không… Những cách này sẽ giúp làm sạch vùng da bị thương và cải thiện các triệu chứng ngứa rát, khó chịu mà bệnh gây ra.

Chanh tươi – kháng khuẩn, ngừa nhiễm trùng

Cách chữa tổ đỉa dân gian bằng chanh tươi vô cùng đơn giản
Cách chữa tổ đỉa dân gian bằng chanh tươi vô cùng đơn giản
Chanh tươi cũng là nguyên liệu giúp cải thiện tổ đỉa hiệu quả, đặc biệt đối với người bệnh thường xuyên ra mồ hôi ở lòng bàn tay hoặc bàn chân. Vì không chỉ có tác dụng kháng khuẩn, giúp giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa nhiễm trùng tốt, chanh tươi còn có khả năng giảm tiết mồ hôi. Các bước thực hiện:
  • Chuẩn bị một quả chanh và rửa sạch.
  • Làm sạch vùng da cần điều trị.
  • Vắt lấy nước cốt ½ quả chanh rồi hòa với nước ấm theo tỉ lệ 1:1.
  • Thoa hỗn hợp này lên da, để trong khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Không nên thoa hỗn hợp này lên các vết thương hở, lở loét vì sẽ làm tăng cảm giác đau rát và khiến các tổn thương nặng thêm.

Lá lốt – giảm đau, giảm ngứa

Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, giảm ngứa và làm lành vết thương hiệu quả nhờ trong thành phần có chứa tinh dầu và các alcaloid. Dùng lá lốt đúng cách giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát hay sưng viêm do bệnh tổ đỉa gây ra. Ngoài tổ đỉa, loại lá này còn được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da khác như iêm da cơ địa, nổi mề đay, chàm, vẩy nến…  Cách thực hiện bài thuốc chữa tổ đỉa bằng lá lốt
  • Chuẩn bị một nắm lá lốt, đem ngâm và rửa sạch với nước muối loãng
  • Vò nát lá lốt rồi cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước, để sôi trong 5 phút thì tắt bếp
  • Để đến độ ấm vừa phải, dùng để ngâm rửa vùng da cần điều trị trong khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm
  • Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng lá lốt tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương trong 10 phút rồi rửa lại với nước sạch. Cách làm này sẽ giúp dược tính của lá lốt có thể phát huy một cách tối đa, từ đó giúp tổn thương da chóng lành hơn.

Tỏi – chống viêm, chống nấm

Tỏi giúp chống viêm, chống nấm trong tổ đỉa hiệu quả
Tỏi giúp chống viêm, chống nấm trong tổ đỉa hiệu quả
Tỏi cũng là nguyên liệu được sử dụng phổ biến để cải thiện các triệu chứng của tổ đả và các vấn đề về da liễu. Bởi tỏi có khả năng ức chế hoạt động của nhiều vi khuẩn, vi nấm ngoài da và ngừa sưng viêm tốt. Trong điều trị tổ đỉa, tỏi thường được ngâm với rượu trắng để chữa lành vùng da tổn thương. Tuy nhiên, chỉ áp dụng phương pháp này đối với các trường hợp các mụn nước chưa vỡ ra. Có thể thực hiện theo cách sau:
  • Bóc sạch vỏ 2 củ tỏi tươi rồi cho vào hũ thủy tinh.
  • Đổ rượu trắng vào sao cho ngập tỏi và ngâm trong khoảng 7 – 10 ngày thì có thể đem ra sử dụng.
  • Mỗi lần dùng lấy một lượng rượu tỏi vừa đủ, sau đó thoa trực tiếp lên vùng da cần chữa trị.
  • Để yên trong vòng 8 – 10 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước ép tỏi để thoa lên vùng da thương hoặc nấu nước tỏi rồi ngâm để giảm thiểu các tổn thương trên da do tổ đỉa gây ra.

Rau răm – kháng khuẩn, tiêu viêm

Rau răm cũng là thảo dược được sử dụng phổ biến để chữa tổ đỉa và các bệnh ngoài da khác. Vì trong rau răm chứa nhiều loại tinh dầu có khả năng ức chế các phản ứng viêm, cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu trên da và làm dịu da. Cách đơn giản để thực hiện bài thuốc chữa tổ đỉa bằng rau răm:
  • Rửa sạch rau răm với nước muối loãng.
  • Giã nát rau răm rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh hoặc thêm một ít muối vào rồi chắt lấy nước cốt để thoa lên vùng da cần điều trị.
  • Để nguyên trong khoảng 20 – 30 phút.
  • Rửa lại bằng nước sạch.

Lá khế – diệt khuẩn, giảm ngứa

Lá khế giúp diệt khuẩn, giảm ngứa do tổ đỉa hiệu quả
Lá khế giúp diệt khuẩn, giảm ngứa do tổ đỉa hiệu quả
Thành phần của lá khế chứa nhiều tinh dầu, vitamin A, B1… có tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm nhiễm và tình trạng ngứa da. Đồng thời, lá khế còn có đặc tính thanh mát giúp thanh nhiệt giải độc, từ đó làm giảm xuất hiện mụn nước, mẩn ngứa. Vì vậy, mẹo dân gian từ lá khế để chữa tổ đỉa được đánh giá cao. Cách áp dụng chữa tổ đỉa bằng lá khế:
  • Chuẩn bị một nắm lá khế tươi, đem rửa sạch với nước muối loãng.
  • Đem vò nát và nấu lá khế với khoảng 1,5 – 2 lít nước cho đến khi nước sôi, đun tiếp 5 phút rồi tắt bếp.
  • Đổ nước lá khế ra thau, chậu và để nguội đến nhiệt độ thích hợp.
  • Ngâm chân tay bị tổ đỉa vào nước lá khế để hoạt chất của lá khế tác động vào da
  • Có thể dùng lá khế chà xát nhẹ lên da để giảm nhanh triệu chứng trong quá trình thực hiện.

Lưu ý khi chữa tổ đỉa bằng mẹo dân gian

Khi áp dụng các mẹo dân gian để chữa tổ đỉa, người bận cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
  • Các mẹo dân gian thường có tác dụng chậm nên người bệnh cần kiên trì, thực hiện đều đặn để có kết quả tốt nhất.
  • Các cách chữa tổ đỉa theo phương pháp dân gian chỉ có hiệu quả cao khi bệnh còn ở tình trạng nhẹ và vừa. Các trường hợp nặng hơn, đã có bội nhiễm thì cần đi khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Cần phải giữ vệ sinh da và giữ cho vùng da tổn thương được thông thoáng để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm lan rộng.
  • Tổ đỉa là bệnh lý mãn tính và rất dễ tái phát. Vì vậy nên kết hợp việc dùng mẹo dân gian với các phương pháp điều trị chính như sử dụng thuốc, quang trị liệu… 
  • Sử dụng thêm sữa tắm, kem dưỡng, serum bảo vệ da dịu nhẹ
  • Tránh tiếp xúc với các hóa chất và dung dịch chất tẩy rửa mạnh
  • Nên uống nhiều nước kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị. Tuyệt đối không hút thuốc, sử dụng rượu bia hay ăn các loại thực phẩm cay nóng và chứa quá nhiều dầu mỡ.
Sử dụng các cách chữa tổ đỉa dân gian được đánh giá là lành tính, có độ an toàn cao, chi phí thấp và dễ thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp hỗ trợ khắc phục triệu chứng mà không thể giải quyết bệnh hoàn toàn. Chính vì vậy, người bệnh nên thăm khám và kết hợp điều trị theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa da liễu. Bên cạnh các cách chữa tổ đỉa dân gian ở trên, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược dùng ngoài da để điều trị tổ đỉa. Các sản phẩm trị tổ đỉa từ thảo dược tự nhiên vừa đảm bảo an toàn, đạt hiệu quả cao và vừa tiện lợi khi sử dụng. Bộ sản phẩm Atoskin trị tổ đỉa là một trong những sản phẩm được chuyên gia da liễu đánh giá cao và được đông đảo người dùng tin tưởng sử dụng. Bộ sản phẩm gồm Serum, Kem dưỡng và Sữa tắm, với các thành phần được chiết xuất từ tự nhiên như chiết xuất lá trầu không, trà xanh, rau má, nghệ nano THC,… giúp mang lại hiệu quả trị tổ đỉa vượt trội. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn 7 cách chữa tổ đỉa dân gian đơn giản ngay tại nhà. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm phương pháp điều trị tổ đỉa phù hợp với bản thân. Để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác xoay quanh bệnh tổ đỉa, bạn đọc vui lòng truy cập website atoskin.vn hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 để được tư vấn nhanh nhất.
Xem thêm: Chữa bệnh tổ đỉa chuẩn theo phác đồ, nặng hay nhẹ đều khỏi!
Rate this post
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận