Skip to main content

Chung sống với viêm da cơ địa trong mùa đông

Tham vấn Y khoa
Ngày đăng
07/11/2020
Cập nhật lần cuối
23/06/2021
Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính, dễ tái phát, đặc biệt là vào mùa đông khi thời tiết lạnh, hanh khô, độ ẩm thấp khiến bệnh nhân ngứa ngáy khó chịu. Không thể điều trị dứt điểm viêm da cơ địa bởi bệnh có liên quan đến yếu tố cơ địa. Tất cả các phương pháp chỉ nhằm mục đích điều trị triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.

Chăm sóc da mùa đông cho người viêm da cơ địa

Để “chung sống hòa bình” với viêm da cơ địa trong mùa đông, người bệnh cần thực hiện chăm sóc da đúng cách. – Vệ sinh da đúng cách: Cần vệ sinh da sạch sẽ, nên dùng sữa tắm để tránh làm khô da, tuy nhiên, không nên dùng các sản phẩm làm sạch da có độ kiềm cao như xà phòng, hóa chất tẩy rửa sẽ gia tăng ngứa. Người bệnh nên lựa chọn các loại sữa tắm dịu nhẹ, an toàn cho da nhạy cảm, không chứa chất tẩy rửa mạnh gây khô da. Hiện nay trên thị trường có một số sữa tắm chiết xuất từ thiên nhiên có tính kháng khuẩn dịu nhẹ vừa có tác dụng dưỡng ẩm vừa giúp bảo vệ da trước sự tấn công của yếu tố gây bệnh. – Dưỡng ẩm da hàng ngày: Cần chú ý duy trì độ ẩm cho da bằng các sản phẩm dưỡng ẩm ít nhất 2 lần/ngày ngay cả khi không có các triệu chứng như khô da, ngứa ngáy. Dưỡng ẩm đạt hiệu quả cao nhất khi da vẫn còn ẩm. Vì vậy, sau khi rửa mặt hay sau khi tắm là thời điểm thích hợp để sử dụng dưỡng ẩm. Có nhiều loại sản phẩm dưỡng ẩm như dạng gel, lotion (dung dịch), emulsifier (kem dưỡng da nhẹ), cream (kem) và ointment (thuốc mỡ). Với thời tiết hanh khô trong mùa đông, cream, ointment là sự lựa chọn thích hợp để duy trì độ ẩm cho da.

 

Atoskin Cream – Kem dưỡng ẩm cho người viêm da cơ địa

Chế độ dinh dưỡng cho người viêm da cơ địa

Chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch giúp phòng ngừa tái phát: – Uống đủ nước: Thời tiết lạnh nên người bệnh ngại uống nước, uống ít nước không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể dẫn đến đến tình trạng khô da khiến viêm da cơ địa dễ tái phát. – Hạn chế các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao đặc biệt là thực phẩm giàu đạm (90% nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm) như cá biển, tôm, cua, sò, ốc, đậu phộng (lạc), quả óc chó, trứng, sữa. – Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin: + Vitamin A có tác dụng giảm viêm, tăng sức đề kháng. Một số thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, xoài, đu đủ, cà chua… + Vitamin B3 kích thích tổng hợp chất sừng tạo ra lớp biểu bì mới, thay thế lớp mô bị viêm. Vitamin ít khi được tạo ra bởi quá trình tổng hợp chất trong cơ thể, chủ yếu được hấp thụ qua chế độ ăn. Các thực phẩm giàu vitamin B3 như đậu tương, đậu xanh, đậu cô ve, lạc, vừng, rau ngót, giá đỗ, cải xanh, rau dền đỏ, rau bí… + Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa chống lão hóa, làm mềm da, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương… là những thực phẩm giàu vitamin E mà người bệnh không thể bỏ qua.

Chế độ sinh hoạt cho người viêm da cơ địa

Một số lưu ý trong thói quen sinh hoạt giúp người bệnh phòng ngừa bệnh tái phát: – Tắm bằng nước ấm: Không tắm hay rửa mặt bằng nước nóng bởi nước nóng làm cho da dễ bị mất nước, da khô và ngứa, người bệnh gãi nhiều gây tổn thương da là điều kiện thuận lợi để viêm da cơ địa tái phát. – Tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột, chú ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh: Mùa đông thời tiết lạnh, các mạch máu co lại, lượng máu cung cấp cho da giảm, khả năng bài tiết mồ hôi và acid hữu cơ qua da, da trở nên khô và căng hơn gây ngứa. Người bệnh khi đi ra ngoài cần chú ý che chắn, đeo khẩu trang, quàng khăn, giữ ấm tay chân.
Dược sĩ Thu Trang Dược sĩ Thu Trang
Đánh giá bài viết
Rate this post
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Rate this post