Skip to main content

Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở mông và cách điều trị

Ngày đăng
21/04/2022
Cập nhật lần cuối
21/04/2022
Mắc viêm da cơ địa đã rất khó chịu, nhưng bị viêm da ở mông hoặc ở hậu môn lại càng phiền toái hơn. Bởi đây là vị trí khá nhạy cảm, khiến nhiều người e ngại không đi khám. Bệnh để lâu và không được chữa trị đúng cách gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy làm sao để nhận biết sớm viêm da cơ địa ở mông và điều trị hiệu quả?

Viêm da cơ địa ở mông là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa tại mông là sự xuất hiện những nốt mẩn đỏ, ngứa rát, sưng tấy, kèm tình trạng khô và nứt nẻ da vùng mông. Viêm da ở mông tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng khiến người bệnh đặc biệt khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Viêm da bắt đầu với các nốt mẩn đỏ, nếu được điều trị sớm, bệnh sẽ chỉ dừng lại ở đây, không lan rộng. Mặt khác, nếu không khắc phục kịp thời hoặc điều trị không đúng khiến vùng da tổn thương tăng lên, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, đau rát mông. Hơn nữa, mông lại ở gần cơ quan bài tiết chất thải, nên nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. Đặc biệt, một số trường hợp người bệnh có thể bị viêm da cơ địa ở hậu môn, gây khó khăn trong điều trị và có nguy cơ bội nhiễm cao. Do đó, trong giai đoạn này, người bệnh cần có phương pháp điều trị và phòng ngừa đúng cách. Nếu không, viêm da cơ địa rất dễ tiến triển thành các biến chứng nặng nề như: bội nhiễm, sốc phản vệ, phù mạch,…

Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở mông

Để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng của bệnh, bạn cần phát hiện sớm viêm da cơ địa ở mông nhờ vào các dấu hiệu sau:
  • Mông nổi mẩn: Biểu hiện sớm nhất của viêm da cơ địa đa số là các nốt mẩn đỏ, dạng tròn như đồng xu.
  • Cảm giác ngứa ngáy: Mụn đỏ lan rộng dần, cảm giác ngứa khó chịu tại mông ngày càng tăng, bắt đầu xuất hiện các mụn nước li ti.
  • Chảy dịch, đóng vảy: Mụn nước bị vỡ do ma sát với đồ vật, chảy dịch rỉ, dịch khô lại thành vảy màu vàng. Các vảy này rất dễ nứt ra, bùng phát cơn ngứa dữ dội. Hiện tượng này thường kéo dài tới vài tuần.
  • Dày sừng: Vùng da tổn thương theo thời gian bị dày sừng hoá, có những vết hằn cổ trâu. Cơn ngứa vẫn tiếp diễn âm ỉ.
  • Triệu chứng khác: Chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi,… cũng có thể gặp ở nhiều bệnh nhân viêm da cơ địa ở mông mạn tính.
Dấu hiệu viêm da cơ địa ở mông
Dấu hiệu viêm da cơ địa ở mông

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa tại mông

Mông nằm ngay cạnh nơi bài tiết chất thải của cơ thể. Thêm vào đó, da mông tương đối mỏng và hay phải ma sát với nhiều đồ vật. Cho nên, mông rất dễ bị viêm da cơ địa, đặc biệt khi có thêm các yếu tổ nguy cơ dưới đây: Cơ địa dị ứng: Yếu tố chủ yếu nhất, không chỉ ở người viêm da cơ địa mà còn với các bệnh lý miễn dịch khác. Cơ địa dị ứng là sự đáp ứng quá mức của hệ miễn dịch với các tác nhân dị ứng bên ngoài (dị nguyên). Khi tiếp xúc với dị nguyên, cơ thể sẽ phản ứng mãnh liệt, bùng phát các triệu chứng lâm sàng của viêm da. Các dị nguyên hay gặp: lông thú cưng, phấn hoa, bụi bẩn, thực phẩm lạ,… Di truyền: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nếu trong gia đình có người bị viêm da cơ địa thì khả năng mắc bệnh sẽ tăng 77% so với người bình thường. Di truyền là nguyên nhân không thể tránh được, nhưng cần nắm rõ tiền sử gia đình để sớm điều trị và ngăn bệnh tiến triển nặng. Da thiếu hụt filaggrin, loricrin: Đây là hai loại protein liên kết ở tế bào thượng bì. Sự suy giảm các protein này sẽ khiến hàng rào bảo vệ da bị lỏng lẻo. Theo đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh xâm nhập. Suy giảm miễn dịch: Ở người có sức đề kháng yếu, khả năng chống chọi với tác nhân gây bệnh kém. Cơ thể dễ bị đánh bại bởi các tác nhân có hại hơn, tăng nguy cơ bị viêm nhiễm. Tiếp xúc với hóa chất, môi trường không vệ sinh: Làm việc, sinh sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hoá chất độc hại lâu ngày làm cho khả năng bị viêm da cơ địa rất lớn.

Cách chữa viêm da cơ địa ở mông hiệu quả

Các cách chữa viêm da cơ địa ở mông khá đa dạng, tuy vậy, lựa chọn phương pháp nào thì cần phải dựa trên tình trạng bệnh. Hiện nay, thường áp dụng các biện pháp sau:

Các loại thuốc tây điều trị viêm da cơ địa

Thuốc tây y tác dụng mạnh, giảm nhanh các triệu chứng nên hay được dùng cho người viêm da mức độ nặng. Một số nhóm thuốc thường được bác sĩ kê đơn như:
  • Thuốc kháng histamin: Đây là nhóm thuốc chống dị ứng, giúp giảm các phản ứng dị ứng, giảm các cơn ngứa ngáy, sưng nề khó chịu. Ví dụ: chlorphenamine, cetirizine, loratadine,… Khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp phải một vài tác dụng phụ như: buồn ngủ, mệt mỏi, nhức đầu, khô miệng,…
  • Thuốc nhóm corticoid: Là nhóm thuốc chống dị ứng mạnh, cắt các cơn ngứa rát, nổi mẩn, sưng viêm. Các thuốc hay dùng: dexamethasone, triamcinolone acetonide, betamethasone,… Tuy tác dụng mạnh nhưng nhóm thuốc này lại tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn nghiêm trọng như: tăng nguy cơ bội nhiễm, teo da, viêm nang lông, suy giảm miễn dịch… Do đó, người bị viêm da cơ địa chỉ dùng thuốc khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về sử dụng.
  • Nhóm kháng sinh: Với viêm da có nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng nặng, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh, tiêu diệt vi khuẩn. Có thể dùng kháng sinh dạng bôi hoặc uống, tuỳ mức độ bệnh. Ví dụ: benzoyl peroxide, cefdinir… Thuốc cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ: tăng nhạy cảm với ánh sáng, kích ứng, ngứa da, rối loạn tiêu hoá…
Các nhóm thuốc trên đều có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng các cây thuốc nam giảm nhẹ triệu chứng

Trường hợp viêm da mức độ nhẹ, người bệnh có thể dùng các cây thuốc nam để làm giảm triệu chứng. Các vị thuốc nam tác dụng tốt, an toàn nhưng không gây tác dụng phụ như thuốc tây: Dùng lá trầu không: Trầu không có tính ấm, vị cay, tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, chống oxy hoá. Do đó, trầu không hay được dùng chữa viêm da cơ địa, giúp sát khuẩn, làm sạch và giảm tổn thương da. Cách thực hiện:
  • Rửa sạch 1 nắm lá trầu không tươi, cho lá vào nồi và thêm 3 – 4 lít nước.
  • Thêm hai muỗng muối biển vào nồi, đun sôi (khoảng 1 giờ).
  • Gạn lấy phần nước lá, pha nước nguội sạch đến khi đạt độ ấm thì làm nước tắm.
  • Giữ lại phần bã lá trầu, dùng mát xa nhẹ nhàng lên vùng da viêm trong khi tắm.
  • Mỗi ngày tắm lá trầu không 2 lần, sáng và tối, liên tục 1 tuần để đạt hiệu quả tối đa.
Dùng lá khế: Lá khế có vị chát, tính mát, giúp giải độc, hạ nhiệt, kháng khuẩn, tiêu viêm. Trong dân gian, lá khế được dùng nhiều cho người bị viêm da cơ địa, kể cả với mẹ bầu hoặc trẻ em. Cách thực hiện:
  • Rửa sạch nắm lá khế tươi, ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút.
  • Để lá khô ráo rồi bỏ vào cối, thêm ít muối biển và giã nát.
  • Thoa bã lá lên vùng mông bị viêm, để nguyên 15 – 20 phút. Trước khi đắp lá, cần làm sạch vùng da mông.
  • Sau khi đắp xong, rửa sạch da với nước ấm, lau khô bằng khăn mềm.
  • Mỗi ngày làm một lần, vào tối trước khi đi ngủ cho tới khi các triệu chứng lui dần.
Dùng lá ổi: Lá ổi có nhiều hoạt chất chống viêm, sát khuẩn, giảm viêm ngứa ngáy do viêm da cơ địa. Ngoài ra, trong lá ổi còn có chất chống oxy hoá, giúp ngăn ngừa tổn thương da do viêm da để lại. Cách thực hiện:
  • Dùng 1 nắm lá ổi tươi, rửa sạch.
  • Cho vào nồi 3 – 4 lít nước, đun sôi.
  • Đổ nước lá ra chậu, pha thêm nước đến độ ấm vừa phải.
  • Dùng nước này để tắm hoặc ngâm vùng da viêm, trong 10 – 15 phút.
  • Đồng thời, giữ phần bã lá ổi để mát xa nhẹ nhàng lên da mông.
  • Làm liên tục hàng ngày, mỗi ngày 1 – 2 lần để bệnh cải thiện tốt.
Lá trầu không, lá khế, lá ổi dùng chữa viêm da cơ địa ở mông khá hiệu quả
Lá trầu không, lá khế, lá ổi dùng chữa viêm da cơ địa ở mông khá hiệu quả
Chữa viêm da cơ địa ở mông bằng các cây thuốc nam tuy rẻ tiền, nguyên liệu dễ kiếm nhưng cũng có một số nhược điểm nhất định. Phương pháp này thường chỉ phù hợp cho trường hợp viêm da nhẹ, ít hiệu quả với các trường hợp nặng, hay tái đi tái lại nhiều lần. Bên cạnh đó, hiệu quả giảm ngứa rát, bong tróc da cũng không cao. Ngoài ra, phương pháp này cũng rất kỳ công, tốn thời gian và không thuận tiện cho người bệnh.

Sử dụng bộ sản phẩm Atoskin – giải pháp toàn diện cho người viêm da cơ địa

Khắc phục nhược điểm của hai phương pháp trên, bộ sản phẩm Atoskin là giải pháp toàn diện và hiệu quả để điều trị viêm da cơ địa ở mông Bộ 3 sản phẩm Atoskin gồm serum, kem dưỡng và sữa tắm. Atoskin là kết quả của sự hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ đột phá enzyme Bio – Derma 1 giữa các nhà khoa học Hàn Quốc và Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI. Đây là một giải pháp toàn diện dành cho người viêm da cơ địa tại mông bởi rất nhiều ưu điểm phải kể đến như:
  • Thành phần thảo dược tự nhiên, hoạt tính mạnh, cơ chế tác động trực tiếp, làm giảm nhanh viêm ngứa, làm dịu da, dưỡng ẩm và hạn chế tổn thương da lan rộng. Chỉ sau 2 – 3 ngày, các triệu chứng ngứa, đau rát, khô nứt da giảm nhiều. Tới 10 – 15 ngày dùng, tổn thương da giảm, các nốt sần, tróc vẩy cũng biến mất dần. Sau khoảng 1 – 3 tháng thì vùng da mông sẽ phục hồi lại gần như ban đầu.
  • Nguyên liệu thảo dược tự nhiên an toàn như chiết xuất rau má, trà xanh, trầu không,… không gây tác dụng phụ như thuốc tây y. Thích hợp sử dụng duy trì lâu dài, cả hỗ trợ điều trị và phòng ngừa mắc, tái phát bệnh.
  • Cách sử dụng tiện lợi, không cần qua nhiều bước pha chế phức tạp như khi dùng cây thuốc nam.
Bộ sản phẩm Atoskin trị viêm da cơ địa ở mông hiệu quả, an toàn
Bộ sản phẩm Atoskin trị viêm da cơ địa ở mông hiệu quả, an toàn

Những lưu ý cần biết khi bị viêm da cơ địa ở mông

Cũng giống với viêm da cơ địa ở những vị trí khác, viêm da cơ địa ở mông là căn bệnh dai dẳng, nguy cơ tái phát nhiều lần rất cao. Vì vậy, để hạn chế bệnh chuyển biến xấu và tái lại, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
  • Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ toàn bộ cơ thể, nhất là tại mông. Khi tắm rửa nên sử dụng các loại sữa tắm công thức an toàn, dịu nhẹ, phù hợp với pH của da, ví dụ như sữa tắm Atoskin Shower.
  • Hạn chế tiếp xúc các dị nguyên, đặc biệt ở người có cơ địa dị ứng. Ví dụ: tránh bụi bẩn, khói, lông chó mèo, đồ ăn gây dị ứng, hoá chất tẩy rửa mạnh… Giữ vệ sinh môi trường sinh sống, không để tác nhân gây bệnh phát triển.
  • Tuyệt đối không gãi, không chà xát mạnh vùng da tổn thương, kể cả khi rất ngứa. Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Tránh các hoạt động đổ nhiều mồ hôi, vì mồ hôi tiết ra làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn ở da mông.
  • Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm phù hợp, cung cấp cho da độ ẩm cần thiết, giảm tình trạng khô, nứt nẻ da.
  • Có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: bổ sung nhiều vitamin, chất xơ, làm việc và nghỉ ngơi khoa học, để nâng cao thể trạng, chống lại viêm nhiễm.
Trên đây là bài viết về các dấu hiệu nhận biết và cách chữa viêm da cơ địa tại mông hiệu quả. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn chủ động phát hiện và có giải pháp chăm sóc bệnh viêm da tốt hơn.. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì, bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài miễn cước 1800 8179 để được giải đáp.
Xem thêm: Gợi ý: 7 cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa nhanh, hiệu quả
Dược sĩ Tố Uyên Dược sĩ Tố Uyên
Đánh giá bài viết
Rate this post
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Rate this post