Cách chữa viêm da cơ địa tại nhà chủ yếu là sử dụng các loại lá cây có sẵn trong vườn hoặc nguyên liệu khác đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí. Tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về nguyên liệu và cách thực hiện nhé!
Có thể bạn quan tâm: Bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi được không?
Nội dung chính
Viêm da cơ địa là một bệnh viêm da mạn tính và dễ tái phát. Triệu chứng viêm da cơ địa là ban đỏ, sưng viêm, mụn nước, da khô, bong tróc và ngứa ngáy. Bệnh thường nặng khi đến mùa đông và nhẹ hơn vào mùa hè. Các yếu tố khởi phát thường được đề cập đến là cơ địa, tự miễn, di truyền, tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, thời tiết thay đổi và căng thẳng thần kinh.
Viêm da cơ địa không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ (da dày, sần sùi, không đều màu, để lại sẹo). Các triệu chứng của bệnh gây khó chịu và phiền toái cho người bệnh (rối loạn giấc ngủ). Trường hợp lạm dụng corticoid sẽ làm cho da bị teo, mụn mủ, viêm nang lông và tổn thương nặng hơn ở những đợt tái phát. Nếu cào, gãi, chà xát mạnh sẽ khiến da bị tổn thương, tăng nguy cơ bội nhiễm, nhiễm khuẩn huyết, gây khó khăn trong điều trị.
Nền y học thế giới vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị viêm da cơ địa dứt điểm. Lý do là bệnh có liên quan đến yếu tố cơ địa và tự miễn. Phương pháp điều trị hiện nay nhằm mục đích cải thiện triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa tái phát càng lâu càng tốt. Không ít người bệnh đã áp dụng các mẹo dân gian với hy vọng giảm tình trạng ngứa ngáy, viêm da, khô da và có thể tiết kiệm chi phí chữa bệnh.
Thông tin thêm: Top 5 thuốc trị viêm da cơ địa tốt nhất 2021
Đá lạnh là nguyên liệu thường được sử dụng để chữa viêm da cơ địa tại nhà. Đây là cách hiệu quả và an toàn nên được nhiều người áp dụng. Chườm đá giúp giảm cảm giác ngứa và tình trạng sưng đỏ, nóng rát. Cách chữa viêm da cơ địa bằng đá lạnh như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 3 – 5 viên đá lạnh và 1 khăn mềm
Bước 2: Rửa sạch vùng da bị tổn thương
Bước 3: Cho đá vào khăn mềm, nắm chặt
Bước 4: Chườm lên vùng da tổn thương, mài nhẹ
Bước 5: Dùng khăn sạch lau khô
Mật ong chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và làn da. Mật ong có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa. Chính vì vậy, nó thường được sử dụng để cải thiện triệu chứng của bệnh da liễu trong đó viêm da cơ địa. Mật ong còn có khả năng làm sạch, dưỡng ẩm và làm mềm da. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 thìa cà phê mật ong
Bước 2: Rửa sạch vùng da tổn thương
Bước 3: Bôi mật ong, massage nhẹ nhàng
Bước 4: Lưu trên da tầm 15 – 20 phút
Bước 5: Rửa lại bằng nước sạch
Rau má (Centella asiatica) có hoạt chất kháng viêm Saponin, giúp làm dịu và chữa lành tổn thương da nhanh chóng. Bạn có thể chuẩn bị 1 – 2 nắm lá rau má rồi thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Rửa sạch và ngâm nguyên liệu trong nước muối loãng
Bước 2: Vớt ra, để ráo nước, cho vào giã nát/xay nhuyễn, thêm vài hạt muối
Bước 3: Rửa sạch vùng da bị tổn thương, đắp hỗn hợp
Bước 4: Giữ nguyên trên da 15 – 20 phút và rửa lại bằng nước sạch
Theo Đông y, trầu không (Piper betle) có tính ấm, vị cay nồng, giúp hành khí, giảm ngứa và chống viêm. Một số nghiên cứu hiện đại cho thấy, trầu không có nhiều hoạt chất giúp cải thiện đáng kể triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa. Tinh dầu phát huy khả năng kháng nấm và kháng khuẩn. Hoạt chất Betel Phenol, Estragol, Chavicol, Diastase, Hydroxychavicol có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa.
Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu, ngâm nước muối loãng
Bước 2: Vớt nguyên liệu ra, cho vào nồi, thêm vài hạt muối
Bước 3: Bắc lên bếp, khi nước sôi thì cho nồi xuống
Bước 4: Pha nước sao cho ấm và tắm
Bước 5: Dùng khăn mềm lau khô cơ thể
Theo Đông y, trà xanh (Camellia sinensis) có tính hàn, vị chát, hơi ngọt, chua và không độc. Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng đã tìm thấy trong lá trà xanh có một số chất có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại cho da, chống viêm, chống nhiễm trùng và chống oxy hóa. Chất Tanin trong lá trà xanh hoạt động giống như một chất làm se, kéo các phân tử trong da co lại, ngăn chặn vi khuẩn, virus gây hại.
Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 nắm lá trà xanh (tươi), rửa sạch, ngâm với nước muối loãng
Bước 2: Vớt ra, để ráo nước, vò nát lá trà xanh để tinh dầu được tiết ra nhiều nhất
Bước 3: Cho lá trà xanh vừa vò nát vào nồi nước sạch, bắc lên bếp
Bước 4: Khi nước sôi thì tắt bếp, thêm 1 thìa cà phê muối biển, khuấy cho muối tan
Bước 5: Bắc nồi nước xuống, đợi nước ấm là có thể tắm
Nha đam (Aloe vera) có khả năng cấp ẩm, giảm bong tróc, ngứa ngáy do bệnh viêm da cơ địa gây nên. Trong nha đam còn có hoạt chất giúp chữa lành tổn thương, bảo vệ da khỏi các gốc tự do, giúp da mịn màng, căng bóng. Cách chữa bệnh viêm da cơ địa bằng nha đam như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi
Bước 2: Bỏ vỏ, nhựa vàng, lấy phần gel trong suốt
Bước 3: Rửa sạch vùng da bị tổn thương, bôi gel nha đam
Bước 4: Để yên trên da khoảng 15 – 20 phút
Bước 5: Rửa lại bằng nước sạch
Yến mạch (Avena sativa) là nguyên liệu quen thuộc để chữa viêm da cơ địa. Theo nghiên cứu, trong bột yến mạch có hàm lượng Saponin dồi dào, tác dụng làm sạch da và giảm mẩn đỏ. Avenanthramides trong nguyên liệu này giúp thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương, phục hồi, tái tạo da, ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan trên diện rộng. Cách chữa viêm da cơ địa bằng bột yến mạch như sau:
Bước 1: Chuẩn bị một chậu nước ấm
Bước 2: Cho 2 – 3 thìa bột yến mạch vào chậu nước
Bước 3: Khuấy đều, tắm (massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thẩm thấu vào da)
Bước 4: Tắm lại bằng nước ấm, dùng khăn mềm lau khô cơ thể
Nếu có sẵn nguyên liệu và dư dả về thời gian, bạn nên áp dụng các mẹo chữa viêm da cơ địa mà chúng tôi chia sẻ trên đây. Để đạt đạt được hiệu quả cao và không gây thêm bất cứ tổn thương nào cho da, bạn nên chú ý:
Để cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh viêm da cơ địa, bạn có thể tham khảo thêm bộ sản phẩm Atoskin (serum, kem dưỡng và sữa tắm). Đây là giải pháp hiệu quả, an toàn và phù hợp với nhịp sống hiện đại. Ưu điểm nổi bật của bộ sản phẩm này là:
Vì vậy, sản phẩm giúp giảm ngứa ngáy, sưng viêm và khô rát sau 3 – 5 ngày sử dụng. Từ 10 – 15 ngày, vùng da bị viêm có dấu hiệu phục hồi đáng kể, giảm tình trạng khô, sần, bong tróc. Sau 1 – 3 tháng, vùng da bị bệnh phục hồi gần như bình thường, hết tổn thương, khô, sần và bong vảy.
Bạn không nên bỏ qua:
Trên đây là tổng hợp cách chữa viêm da cơ địa hiệu quả, an toàn và tiết kiệm ngay tại nhà. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến bệnh da liễu, bạn đừng ngại liên hệ tổng đài miễn cước 1900 8179 hoặc comment bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời hỗ trợ. Truy cập website atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!
Bà bầu bị viêm da cơ địa: nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa và chăm sóc
Tổng hợp cách dùng cây sài đất chữa viêm da cơ địa
Chia sẻ bài thuốc dùng cây vòi voi chữa viêm da cơ địa ít người biết
Cách chữa viêm da cơ địa bằng cây lược vàng đơn giản tại nhà
4 cách chữa viêm da cơ địa bằng lá đinh lăng tối ưu nhất
8+ bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng thuốc nam hiệu quả
Trụ sở chính: Lô đất CN1 - 08B-3, khu công nghiệp công nghệ cao 1, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.
Tel: (024) 3668 6938
Email: cskh@cvi.vn
Văn phòng: Phòng 504, tòa nhà Comatce Tower, Thanh Xuân, Hà Nội