Skip to main content

Viêm da cơ địa khi mang thai phải làm sao?

Tham vấn Y khoa
Ngày đăng
07/11/2020
Cập nhật lần cuối
23/06/2021
Trong giai đoạn mang thai, sinh con, việc thay đổi hormon, các chu trình chuyển hóa tăng lên… làm giảm chức năng của hàng rào bảo vệ da cùng với làm giảm lớp ceramic trên bề mặt da khiến cho da dễ bị mất nước, khô da khởi phát viêm da cơ địa.

Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị viêm da cơ địa?

Đối với phụ nữ có thai, một số yếu tố có thể kích thích viêm da cơ địa bùng phát bao gồm: – Thay đổi nội tiết: Sự gia tăng hormone prolactin và progesterone một cách đột ngột trong thai kỳ có khả năng kích thích những tế bào tiền viêm, tăng IgE trong huyết tương và khiến bùng phát tổn thương da. – Sức đề kháng giảm: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ bầu thường có xu hướng suy giảm. Đây là điều kiện thuận lợi để các yếu tố gây bệnh như vi rút, vi khuẩn tấn công gây viêm da.

Viêm da cơ địa khi mang thai

– Căng thẳng, lo âu quá mức: Tâm lý căng thẳng cộng với tình trạng sức khỏe và hệ miễn dịch suy yếu chính là yếu tố kích thích viêm da cơ địa khởi phát. – Hệ quả của hội chứng ốm nghén: Chứng ốm nghén khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, ăn uống kém, mất ngủ… dẫn đến tình trạng sức đề kháng suy yếu, giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ bị viêm da cơ địa. Ngoài ra, viêm da cơ địa khi mang thai còn có khả năng xuất hiện do các yếu tố kích thích khác như thời tiết thay đổi, mỹ phẩm, hóa chất, lông thú nuôi, thức ăn…

Viêm da cơ địa có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ngứa dai dẳng là triệu chứng điển hình của viêm da cơ địa khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu, ăn không ngon và ngủ không yên. Tình trạng  này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Bệnh có yếu tố di truyền nên các bé có mẹ bị viêm da cơ địa sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với các bé khác. Viêm da cơ địa là bệnh lành tính, thường không quá nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé, không gây các biến chứng nguy hiểm như sinh non, thai lưu hay dị tật thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng về tình trạng bệnh, cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để có hướng xử trí đúng.

Viêm da cơ địa khi mang thai phải làm sao?

Điều trị viêm da cơ địa gồm điều trị triệu chứng và dự phòng tái phát. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cho nhóm đối tượng phụ nữ mang thai khá nhạy cảm, cần cân nhắc giữa yếu tố lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc trong các trường hợp này. Tốt nhất, phụ nữ mang thai khi có các triệu chứng của viêm da cơ địa như ngứa ngáy, da khô, bong tróc da, mụn nước… nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị hợp lý, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc làm tăng nguy cơ thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Ngoài ra, người bệnh cần dự phòng tái phát bằng việc bôi kem dưỡng ẩm để chống khô da, tăng khả năng bảo vệ cho da, giảm ngứa và hạn chế tái phát. Việc dùng kem dưỡng ẩm và vệ sinh da cần được thực hiện hàng ngày ngay cả khi không có triệu chứng hoặc các triệu chứng đã thuyên giảm.

Kem dưỡng ẩm từ thảo dược ATOSKIN CREAM

Với các thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên, không chứa corticoid, kem dưỡng ẩm ATOSKIN CREAM là giải pháp hiệu quả và an toàn cho viêm da cơ địa giúp dưỡng ẩm, làm mềm và dịu da, giảm bong tróc da, thúc đẩy quá trình tái tạo da mới và phục hồi vùng da bị hư tổn.

Atoskin Cream – Kem dưỡng ẩm cho viêm da cơ địa từ thiên nhiên

Sự kết hợp giữa công nghệ enzym Bio-Derma 1 đột phá từ Hàn Quốcsiêu nghệ không màu Nano THC cùng chiết xuất lô hội, dầu hạnh nhân, dầu quả bơ… giúp cải thiện nhanh và hiệu quả các triệu chứng khó chịu ở giai đoạn cấp (ngứa ngáy, khô da, bong tróc da), tăng cường sức khỏe làn da và hạn chế tái phát khi duy trì sử dụng hàng ngày.  Đặt mua ATOSKIN ngay TẠI ĐÂY Để biết thêm thông tin sản phẩm và cách chăm sóc da khi bị viêm da cơ địa, bạn vui lòng liên hệ tới tổng đài miễn cước 1800 8179 để được các Dược sĩ chuyên môn tư vấn cụ thể nhất.
Dược sĩ Thu Trang Dược sĩ Thu Trang
Đánh giá bài viết
Rate this post
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Rate this post