Skip to main content

Viêm da cơ địa ở tay: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Tham vấn Y khoa
Ngày đăng
23/12/2020
Cập nhật lần cuối
23/06/2021
Viêm da cơ địa ở tay là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến khoảng 2- 10% dân số thế giới. Nó cũng chiếm tỷ lệ cực lớn trong các dạng viêm da cơ địa mắc phải. Bị Viêm da cơ địa ở tay có lây không và cách xử lý thế nào? Để tìm lời giải đáp, hãy theo dõi bài viết dưới đây.  viêm da cơ địa ở tay

Biểu hiện của viêm da cơ địa ở tay

Tất cả các loại viêm da cơ địa đều gây ngứa ngáy, viêm sưng, ban đỏ trên da. Nếu phát hiện các đặc điểm sau đây trên da tay, có nguy cơ cao là bạn đã mắc phải chứng viêm da cơ địa dai dẳng, đáng ghét này!
  • Xuất hiện những vết ban đỏ, viêm sưng, co cụm thành mảng. 
  • Vùng ban phát có thể kèm theo mụn nước li ti, đôi khi chảy dịch, mưng mủ. 
  • Da khô, thô ráp, tróc vảy, nứt nẻ. Giai đoạn sau, da cứng, đóng mảng vảy, dày sừng, có thể có hiện tượng liken hóa ( mảng da xơ cứng, sẫm màu). 
  • Ban đầu cảm thấy ngứa ngáy âm ỉ, dần sau đó cơn ngứa tăng dần, dữ dội hơn, ngứa nhiều về đêm, kèm theo đau nhức. 
Nếu xuất hiện các triệu chứng trên, bạn đừng chủ quan mà nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định rõ tình trạng mình mắc phải, có hướng xử lý kịp thời, tránh để bệnh lan rộng và nặng hơn, lúc đó rất khó điều trị.
Có thể bạn quan tâm: Viêm da cơ địa ở chân phải làm sao? Cách khắc phục hiệu quả

Viêm da cơ địa ở tay có lây không?

Câu trả lời là KHÔNG LÂY. Vốn dĩ, viêm da cơ địa không có yếu tố truyền nhiễm, do tác nhân gây bệnh không phải là vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm,… Vì thế, nếu có sự tiếp xúc trực tiếp với vết viêm da cũng không khiến bệnh truyền sang người khác, nên bệnh nhân và người xung quanh hoàn toàn có thể yên tâm.  Mặc dù không lây nhiễm, nếu không được giải quyết đúng cách, bệnh sẽ càng lan tỏa rộng và tái phát, tổn hại nặng nề đến cấu trúc da, để lại những vùng da đổi màu, thâm sẹo mất thẩm mỹ. 
Viêm da cơ địa ở tay gây tổn hại nặng nề
Viêm da cơ địa ở tay gây tổn hại nặng nề
Ngoài ra, một số biến chứng nguy hiểm mà người bị viêm da tay cơ địa có thể gặp là:
  • Viêm da bội nhiễm: Là trường hợp nhiễm trùng da, khi bệnh nhân gãi xước mạnh, tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập. Thường có biểu hiện sưng, viêm, chảy dịch mủ, sốt, mệt mỏi,…
  • Sốc nhiễm khuẩn: Khi lượng vi khuẩn, virus ồ ạt tiết độc tố vào tuần hoàn gây nhiễm trùng máu, khiến hàng loạt hệ cơ quan tổn thương. Tỷ lệ tử vong vì sốc nhiễm khuẩn cực kỳ cao. 
  • Biến dạng da và móng tay: Các mảng da khô, bong tróc, dày xốp, đóng vảy, gồ ghề, đổi màu… là tình trạng chung của viêm da cơ địa. Ngoài ra, nếu bệnh lan xuống móng tay, có thể khiến móng biến đổi hình dạng, ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ. 

Trị viêm da cơ địa ở tay như nào hiệu quả?

Với rất nhiều phương thức đa dạng, từ Đông y đến Tây y, người bệnh viêm da cơ địa ở tay đã không còn phải quá lo lắng về việc đẩy lùi căn bệnh mãn tính này.  Mặc dù chưa thực sự có cách thức điều trị dứt điểm được khoa học công nhận, các biện pháp kiểm soát hoàn toàn có thể giúp bệnh nhân thoát khỏi sự ngứa ngáy, khó chịu và tiếp tục sinh hoạt, làm việc bình thường. 

Chăm sóc tại nhà 

Với viêm da cơ địa, việc chú ý chăm sóc là cực kỳ quan trọng. Nguyên nhân vì, da tay phải thường xuyên tiếp xúc với nước hay nhiều loại đồ vật, hóa chất, nên nó cực kỳ dễ bị kích ứng. Chủ động cách ly với nguồn gây dị ứng, đồng thời điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống sẽ giúp ích không nhỏ trong vấn đề cải thiện chứng viêm da cơ địa ở tay. 
  • Chú ý dưỡng ẩm da tay. Theo National Eczema Association – Hoa Kỳ, nên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm gốc dầu, sẽ có tác dụng khóa độ ẩm tốt hơn dạng thân nước. Bôi kem dưỡng vào nhiều thời điểm trong ngày, đặc biệt khi thời tiết khô hanh và sau khi tắm rửa.
  • Sử dụng găng tay khi tiếp xúc với các loại hóa chất như nước rửa chén, bột giặt, dầu gội,… Găng tay nên được làm sạch cả hai mặt sau mỗi lần dùng và để khô hoàn toàn. Không nên dùng găng bị ướt. 
  • Vệ sinh tay sạch sẽ với xà phòng tẩy rửa nhẹ sau khi tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất,…
  • Tránh dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh, đều không tốt cho da. Nên điều chỉnh nhiệt độ ấm vừa phải, ở mức khoảng 40 độ C. 
  • Lựa chọn các loại sữa tắm, dầu gội, kem bôi thiên nhiên, dịu nhẹ, không chứa chất tạo màu, tạo mùi,… để tránh kích ứng vùng da viêm.
  • Uống đủ nước, hạn chế dùng đồ uống có cồn, chất kích thích.
  •  Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các loại cá giàu omega-3,… Kiêng đồ chiên rán.
  • Tích cực vận động thân thể, luyện tập thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe, tăng cường đề kháng tự nhiên, chống lại các tác nhân ngoại lai xâm nhập.  

Áp dụng liệu pháp thiên nhiên

Với đặc tính an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ, các biện pháp sử dụng nguyên liệu thiên nhiên để giải quyết tình trạng viêm da cơ địa ở tay cũng được rất nhiều người tin tưởng.  Bạn có thể tham khảo cách sử dụng thảo dược cho da tay bị viêm da cơ địa như sau:
  • Lá lốt: Chọn 15 – 20 lá lốt tươi xanh, rửa sạch. Cho lá lốt vào máy xay nát với một chút muối nhỏ. Vệ sinh sạch vùng da bị bệnh, thoa hỗn hợp lên da. Để nguyên 20 – 30 phút rồi lau đi. 
  • Dầu tràm trà: Chuẩn bị một chậu nước ấm. Thêm vài giọt tinh dầu tràm trà vào chậu nước, khuấy đều. Ngâm tay trong nước tràm trà, hoặc dùng vải sạch thấm nước đắp lên. Để nguyên từ 15 – 20 phút, không cần tráng lại với nước. 
  • Rau má: Dùng một nắm rau má tươi đã rửa sạch đất cát, loại bỏ lá vàng, sâu bệnh. Cho vào ép nước hoặc hãm trà, dùng hàng ngày. Ngoài ra, trực tiếp ăn sống hoặc vò nát, đắp lên nơi viêm da cũng mang lại hiệu quả tốt.  
viêm da cơ địa ở tay
Lưu ý: việc sử dụng các biện pháp thiên nhiên nên được tiến hành khi bệnh còn nhẹ, mới khởi phát, vì tác dụng mang lại khá chậm. Hơn nữa, bệnh nhân phải kiên trì, đều đặn thực hiện hàng tuần thì mới có hiệu quả. 

Dùng thuốc trị viêm da cơ địa ở tay

Thuốc bôi là dạng chủ yếu được chỉ định cho những đối tượng mắc viêm da cơ địa ở tay, thường là kem giảm ngứa hoặc corticoid thể nhẹ. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, các thuốc uống hoặc tiêm có thể được sử dụng để kiểm soát tình trạng bệnh.  Những nhóm thuốc trị viêm da cơ địa ở tay phổ biến nhất là:
  • Corticoid: Với khả năng giảm viêm sưng, ngứa ngáy nhanh chóng, corticoid là một trong những hoạt chất được kê đơn nhiều nhất cho bệnh nhân viêm da cơ địa. Bệnh thể nhẹ, thường sử dụng nhất là hydrocortisone 1% bôi ngoài. Nặng hơn, người bệnh có thể phải dùng những dẫn chất mạnh hơn, hoặc dạng toàn thân, đường uống/ tiêm. 
  • Thuốc ức chế calcineurin: Từ năm 2000, FDA đã chấp thuận việc sử dụng pimecrolimus và tacrolimus bôi da cho người bị viêm da cơ địa. Sự bất hoạt calcineurin ức chế kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó giảm viêm. 
  • Kháng histamin H1: Histamin là một chất trung gian của phản ứng viêm và dị ứng. Chất kháng histamin ngăn chặn histamin tiếp xúc với thụ thể của nó, từ đó mất tác dụng. Vì thế, thuốc làm các biểu hiện đặc trưng của viêm da cơ địa như sưng tấy, phát ban, phù nề,… trên da biến mất nhanh chóng. 
  • Kháng sinh, kháng nấm: Trong trường hợp viêm da bội nhiễm, nhiễm khuẩn ở vùng da viêm hoặc bệnh nhân có nguy cơ cao, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các nhóm chất diệt vi sinh vật để hỗ trợ. 
Việc sử dụng thuốc tuyệt đối phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng. Ngoài ra, sử dụng thuốc hóa dược thường có nhược điểm là dẫn đến những tác dụng phụ cho sức khỏe nếu dùng dài ngày.  Vậy nên, rất nhiều người mắc viêm da cơ địa đã lựa chọn sử dụng các sản phẩm thảo dược thiên nhiên ứng dụng công nghệ hiện đại vì hiệu quả vượt trội và độ an toàn cao. Nổi bật trên thị trường hiện nay, không thể không nhắc đến dòng sản phẩm Atoskin chuyên biệt cho người viêm da cơ địa.  Chữa viêm da cơ địa ở tay Atoskin sở hữu bảng công thức phối hợp hàng chục loại thảo dược thiên nhiên quý giá, cùng công nghệ enzyme đột phá Bio – Derma 1 đến từ Hàn Quốc và siêu nghệ Nano THC, thẩm thấu sâu xuống các lớp da, làm dịu viêm sưng, giảm ngứa, tái tạo da rõ rệt chỉ sau 3 – 5 ngày sử dụng.  Với những lợi ích thực tế, Atoskin đã nhận được hàng trăm đánh giá tích cực từ người tiêu dùng trên toàn quốc chỉ sau thời gian ngắn ra mắt và được nhiều chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ uy tín khuyên dùng. 
Tham khảo thêm: Viêm da cơ địa tái đi tái lại có nguy hiểm không? Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì? Cách điều trị và phòng ngừa
Trên đây là những kiến thức liên quan đến viêm da cơ địa ở tay mà những ai đang mắc phải nên nắm được. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 để được các Dược sĩ giải đáp chi tiết. Đừng quên ghé thăm atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh viêm da cơ địa và cách chăm sóc da hiệu quả nhé!
Dược sĩ Thu Trang Dược sĩ Thu Trang
Đánh giá bài viết
5/5 - (1 bình chọn)
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
5/5 - (1 bình chọn)