Viêm da cơ địa ở trẻ em: Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị
Viêm da cơ địa ở trẻ em không đe dọa tính mạng, nhưng không vì thế mà cha mẹ được lơi là. Những biểu hiện đặc trưng của viêm da cơ địa tác động nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, cản trở quá trình phát triển bình thường của bé. Tham khảo bài viết sau để hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, chăm sóc da và phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em.
Viêm da cơ địa không đe dọa đến tính mạng. Thế nhưng, cha mẹ cũng không được chủ quan, vì các biến chứng của viêm da cơ địa có thể trở nên khá nguy hại.
Nguyên lý y học cổ truyền cho rằng, viêm da cơ địa liên quan đến chức năng gan thận kém, phong thấp xâm nhập, uẩn kết nhiệt độc dưới da làm da sưng tấy, phát ban, ngứa rát,…
Vì thế, cần chú trọng thanh nhiệt, giải độc da, dần dần ổn định chức năng cơ quan nội tạng, mang lại hiệu quả đẩy lùi viêm da cơ địa lâu dài, bền vững. Hơn nữa, các loại thảo dược đều khá lành tính, thân thiện với cơ thể, ít khi xảy ra tác dụng phụ nên cha mẹ yên tâm sử dụng cho bé hơn.
Một số cây thuốc, bài thuốc dân gian hay cho trẻ bị viêm da cơ địa cha mẹ có thể áp dụng là:

Nội dung chính
Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở trẻ em?
Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ thường khởi phát sớm, từ khoảng 3 – 6 tháng tuổi, và cải thiện hơn khi trẻ lớn lên. Ước tính, bệnh ảnh hưởng đến khoảng 15 – 30% bé nhỏ trên thế giới. Những biểu hiện đặc trưng của viêm da cơ địa ở trẻ em bao gồm:- Xuất hiện vết viêm sưng, các nốt sẩn đỏ trên da.
- Da khô, bong tróc, thô ráp.
- Có thể xuất hiện mụn nước rải rác hoặc co cụm, rỉ dịch, đóng vảy tiết.
- Ngứa ngáy, nóng rát, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.
- Khi bệnh chuyển sang giai đoạn sau, da bé dày lên, có mặt các vết nứt, vảy thâm sạm (tình trạng lichen hóa).
Có thể bạn quan tâm: Viêm da cơ địa ở người lớn: triệu chứng và cách chữa trị Bà bầu bị viêm da cơ địa: nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa và chăm sóc
Nguyên nhân trẻ bị viêm da cơ địa là gì?
Nguyên nhân rõ ràng dẫn đến viêm da cơ địa vẫn chưa được khẳng định. Dựa trên các thống kê, nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng, cơ địa và di truyền đóng vai trò rất lớn khiến bệnh xuất hiện. Bình thường, da có nhiệm vụ giữ ẩm và ngăn chặn vi khuẩn, chất kích ứng và tác nhân dị ứng xâm nhập vào cơ thể. Ở những trẻ bị viêm da cơ địa, một vài biến thể gen xảy ra, tác động hoạt động bình thường của da, cụ thể là việc sản xuất một loại protein tên filaggrin. Hoạt chất này có nhiệm vụ duy trì kết cấu và hoạt động của lớp bảo vệ ngoài cùng của da. Khi da thiếu hụt filaggrin, hơi nước sẽ bị thoát ra nhanh hơn bình thường, tạo điều kiện cho các tác nhân bên ngoài xâm nhập. Vì đây là một tình trạng liên quan đến biến đổi gen, nên tỉ lệ di truyền viêm da cơ địa từ cha mẹ sang con rất cao. Ngoài ra, cũng có nhiều yếu tố kích thích viêm da cơ địa xuất hiện trên da trẻ, như:- Hệ miễn dịch: Trẻ em có sức đề kháng yếu do hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ của da.
- Thời tiết: Thời tiết lạnh, khô hanh mùa thu đông khiến da dễ mất ẩm và bong tróc. Mồ hôi đọng nhiều trên da cũng là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
- Chất gây dị ứng: Hóa chất trong dầu gội, sữa tắm, xà phòng, nước rửa chén; kim loại, phấn hoa, lông động vật,… đều có thể là tác nhân.
Viêm da cơ địa ở trẻ em có nguy hiểm không?

- Ảnh hưởng phát triển thể chất: Viêm da cơ địa gây ngứa nhiều về đêm, khiến bé mất ngủ, quấy khóc, mệt mỏi, bỏ ăn bỏ bú, bé chậm lớn, sút cân,…
- Bội nhiễm: Vì ngứa nên trẻ hay gãi, dụi hoặc chà xát da, dễ khiến da bị trầy xước, tổn thương và vi khuẩn xâm nhập gây hại.
- Biến dạng da: Khi đến giai đoạn mãn tính, viêm da cơ địa thường để lại các vùng da khô cứng sẫm màu hoặc phồng xốp.
- Tác động đến mắt, tai, móng,..,: Nếu lan gần các khu vực này, viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng vốn có, ví dụ: giảm thị lực, chảy dịch ống tai, biến dạng móng,…
- Hen suyễn, viêm mũi dị ứng: Theo Mayo Clinic, có tới hơn 50% trẻ em mắc viêm da cơ địa sẽ phải đối mặt với hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng khi bước vào độ tuổi 13.
Làm sao để chẩn đoán trẻ bị viêm da cơ địa hay không?
Thông thường, bác sĩ sẽ hỏi thăm về triệu chứng lâm sàng, tiền sử gia đình để xác định liệu đây có phải là viêm da cơ địa hay không. Không có xét nghiệm đặc hiệu cho viêm da cơ địa, nhưng một số thử nghiệm có thể được thực hiện để khẳng định chắc chắn hơn.- Xét nghiệm máu. Kiểm tra mức độ immunoglobulin E (IgE) – một loại kháng thể của hệ miễn dịch. Tỷ lệ IgE ở trẻ em bị viêm da cơ địa thường cao hơn bình thường.
- Kiểm tra da. Kiểm tra tác nhân dị ứng hoặc các tình trạng da liễu khác.
Trẻ em bị viêm da cơ địa có chữa khỏi được không?
Thật không may, đáp án cho câu hỏi trên là KHÔNG! Khoa học hiện đại vẫn chưa tìm được cách thức điều trị dứt điểm chứng viêm da cơ địa. Vậy nhưng, cha mẹ không cần quá lo lắng, tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ em thường biến mất hoặc cải thiện tích cực khi trẻ dần lớn lên. Hơn nữa, nhiều biện pháp điều trị thông dụng hiện nay có thể khắc phục hiệu quả những bất tiện mà viêm da cơ địa mang lại, không để chúng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày của bé. Mục tiêu chính khi điều trị viêm da cơ địa cho các bé là:- Kiểm soát triệu chứng, giảm ngứa và viêm;
- Tăng cường phục hồi da;
- Phòng ngừa bội nhiễm;
- Không để bệnh tái phát nhiều lần.
Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ em thế nào?
Phương hướng điều trị viêm da cơ địa cho bé sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, mức độ nghiêm trọng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe tổng quát của trẻ.Liệu pháp Tây Y điều trị viêm da cơ địa cho trẻ
Thuốc bôi corticoid là dạng thuốc được kê đơn nhiều nhất cho các tình trạng viêm da cơ địa. Nếu bệnh tiến triển nặng, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc chống ngứa hoặc kháng sinh, kháng nấm nếu có bội nhiễm.- Corticoid: Kem hoặc thuốc mỡ được bôi lên da giảm nhanh biểu hiện sưng tấy, ngứa ngáy,… của viêm da cơ địa trên da.
- Nhóm ức chế calcineurin: Tác dụng tương tự corticoid, nhưng dùng được trong thời gian dài hơn.
- Thuốc kháng histamin: Giảm ngứa nhanh. Tùy thuộc độ tuổi mà trẻ mới được sử dụng nhóm thuốc này. Ngoài ra, có nguy cơ gây ra một số biến chứng nghiêm trọng nếu dùng sai cách.
- Kháng sinh, kháng nấm: Điều trị nhiễm trùng hoặc dự phòng ở trẻ có nguy cơ cao.
- Quang trị liệu: Chiếu các tia tử ngoại (UV) có bước sóng khác nhau lên da.
- Liệu pháp miễn dịch: Dupixent (Dupilumab) là dạng thuốc sinh học đầu tiên được FDA chấp thuận cho trẻ em > 6 tuổi bị viêm da cơ địa. Dupixent được tiêm dưới da.
Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ em từ Đông y

- Rau má: Rửa sạch một nắm rau má tươi, ngâm muối loãng loại tạp chất. Giã nát đắp lên vị trí da bị bệnh hoặc ép nước cho bé uống.
- Lá khế: Đun sôi một ít lá khế sạch trong 10 phút. Chắt lấy nước lá khế, tắm và lau người khoảng 3 lần/ tuần.
- Trà xanh: Trà xanh tươi rửa sạch, cho vào đun làm nước tắm, lau rửa. Bẹ có thể vò nát, đắp lên da bé cũng giúp cải thiện tình trạng viêm da cơ địa.
- Lá lốt: Chọn 15 – 20 lá lốt xanh, bản to, không sâu bệnh, rửa sạch. Cho vào xay nát cùng vài hạt muối biển, tạo dạng sệt. Thoa hỗn hợp lá lốt lên da cho trẻ hàng ngày để thu được hiệu quả tối ưu.
Chăm sóc tại gia
Với một số mẹo nhỏ, cha mẹ có thể giúp bé ngăn ngừa các đợt bùng phát của viêm da cơ địa, cũng như giảm thiểu những tác động tiêu cực mà bệnh gây nên trên da trẻ.
- Ngăn cản tiếp xúc với dị nguyên: Viêm da cơ địa ở trẻ em có thể bùng phát vì mồ hôi, xà phòng, bụi bẩn, phấn hoa, thực phẩm,….
- Dưỡng ẩm đầy đủ: Tối thiểu 2 lần/ ngày, phụ huynh nên dùng các loại kem bôi dưỡng ẩm cho bé. Điều này hỗ trợ củng cố hàng rào bảo vệ da, ổn định các triệu chứng bệnh.
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ: Những dòng dầu gội, sữa tắm, kem bôi da có bảng thành phần chiết xuất thiên nhiên, không chứa chất tạo màu, tạo mùi, chất bảo quản,… sẽ lành tính và an toàn với làn da mỏng manh của trẻ.
- Giảm thời gian tắm: Mẹ chỉ nên tắm cho bé tối đa trong vòng 10 phút trở xuống. Chỉ nên dùng nước ấm tầm 42 độ C trở xuống. Nước quá nóng dễ khiến da bị khô, mất ẩm.
- Lau khô người cẩn thận: Sau khi tắm hoặc lau rửa, mẹ hãy dùng khăn bông sạch, thấm khô nhẹ nhàng trên da, tránh xoa mạnh hoặc chà xát. Mẹ luôn nhớ bôi kem dưỡng ẩm ngay cho bé sau khi tắm xong nhé.
- Chế độ ăn khoa học: Vitamin và khoáng chất trong rau củ quả tươi rất có lợi cho hoạt động chức năng của làn da. Bên cạnh đó, mẹ hạn chế cho bé dùng nhiều đồ chiên rán, nước có ga, kẹo bánh ngọt,…
Có thể bạn quan tâm: Top 5 kem dưỡng ẩm cho bé bị viêm da cơ địa nổi bật nhấtMong rằng qua bài viết trên, những băn khoăn chung của phụ huynh về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em đã được giải đáp. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 để được các Dược sĩ giải đáp chi tiết. Đừng quên ghé thăm atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh viêm da cơ địa và cách chăm sóc da hiệu quả nhé!
Đăng ký
Đăng nhập
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
-
Tổng hợp 4 cây thuốc chữa viêm da cơ địa đơn giản, dễ kiếm
Chữa viêm da cơ địa bằng các cây thuốc dân gian là phương pháp được nhiều người áp dụng. Việc... -
Phác đồ điều trị viêm da cơ địa chuẩn theo Bộ Y tế
Bạn bị viêm da cơ địa nhưng chưa biết cách điều trị chính xác theo hướng dẫn của Bộ Y... -
5 cách dùng lá đơn đỏ chữa viêm da cơ địa đơn giản, hiệu quả
Viêm da cơ địa với các triệu chứng ngứa rát, bong tróc da kéo dài, tái đi tái lại, gây... -
Cách nhận biết và loại bỏ viêm da cơ địa ở lưng đơn giản
Viêm da cơ địa ở lưng gây nhiều khó chịu, ngứa ngáy, đau rát và ảnh hưởng đến các hoạt... -
Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở mông và cách điều trị
Mắc viêm da cơ địa đã rất khó chịu, nhưng bị viêm da ở mông hoặc ở hậu môn lại... -
Thiếu tướng sư đoàn 322 thoát viêm da cơ địa nhờ chăm đọc sách báo
“Những lúc cơn ngứa đến như muốn phát điên, gãi tróc da, chảy máu mới dừng lại. Kinh hoàng hơn...
Bài viết nổi bật
Rate this post