Skip to main content

Viêm da cơ địa: triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa 

Tham vấn Y khoa
Ngày đăng
17/12/2020
Cập nhật lần cuối
23/06/2021
Viêm da cơ địa ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nó thường xuất hiện theo đợt và tái đi tái lại sau đó chuyển thành mạn tính. Tham khảo bài viết sau của Atoskin để hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, chăm sóc da và phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa tái phát.  
hình ảnh viêm da cơ địa
Hình ảnh viêm da cơ địa thường gặp

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis) là tình trạng viêm da mạn tính, có xu hướng dai dẳng và dễ tái phát. Vùng da bị viêm thường có màu hồng đỏ, ngứa ngáy, rỉ dịch, da thô ráp, bong tróc. Các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Viêm da cơ địa phát triển qua 2 giai đoạn chính là cấp tính và mạn tính. Thực tế, bệnh còn trải qua giai đoạn bán cấp nhưng triệu chứng không rõ ràng và thời gian khá ngắn. Tổn thương do viêm da cơ địa gây nên thường bị nhầm lẫn với một số bệnh da liễu khác, vì vậy, trước khi áp dụng phương pháp điều trị, bác sĩ chuyên khoa thường chẩn đoán thông qua biểu hiện lâm sàng và tiến hành một số xét nghiệm để xác định nồng độ kháng thể IgE trong máu. Bên cạnh đó, tiền sử gia đình và một số yếu tố liên quan cũng được tổng hợp để có được kết luận chính xác.

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa không nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Theo bác sĩ chuyên khoa, bệnh xuất hiện theo đợt sau đó tự thuyên giảm, với thể nhẹ sẽ không gây biến chứng nguy hiểm. Nếu điều trị sớm và đúng cách sẽ kiểm soát được triệu chứng, vùng da bị tổn thương được phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, trường hợp chủ quan, không chăm sóc da sạch sẽ, cào/gãi thường xuyên có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và gây nên biến chứng nguy hiểm: Viêm da cơ địa bội nhiễm: Biến chứng này thường xuất hiện khi vi khuẩn, virus, tụ cầu khuẩn xâm nhập vào vùng da bị tổn thương và gây nhiễm trùng. Viêm da thần kinh: Biến chứng này xuất hiện khi người bệnh thường xuyên cào/gãi/chà sát vào vùng da bị tổn thương.  Nguy cơ cao mắc bệnh cơ địa: Viêm da cơ địa tái phát nhiều lần có thể dẫn đến các bệnh khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng, viêm kết mạc dị ứng,…

Triệu chứng viêm da cơ địa

Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa đa dạng, tùy thuộc vào độ tuổi hay từng giai đoạn của bệnh (cấp tính và mạn tính). Hiểu rõ triệu chứng để có thể phát hiện sớm và lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp.

Triệu chứng viêm theo giai đoạn

Giai đoạn cấp tính Viêm da cơ địa giai đoạn cấp tính được nhận biết thông qua một số triệu chứng sau:
  • Vùng da bị tổn thương chuyển sang màu đỏ, không có ranh giới rõ ràng với vùng da xung quanh
  • Một số trường hợp nổi sẩn hoặc đám sẩn
  • Xuất hiện mụn nước li ti
  • Chảy dịch, phù nề, đóng vảy tiết
  • Xuất hiện vết trợt, loét và bội nhiễm nếu gãi, cào hoặc vệ sinh da không sạch sẽ
  • Tổn thương thường khu trú tại vùng trán, má, cằm, trường hợp nặng sẽ lây lan ta toàn thân
  • Ngứa ngáy, khó chịu 
Giai đoạn mạn tính Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa khi chuyển sang giai đoạn mạn tính là:
  • Tổn thương da thường khu trú tại vùng gáy, lòng bàn tay/chân, ngón tay/chân (những vùng da có nếp gấp lớn)
  • Vùng da bị tổn thương đã có ranh giới rõ ràng với những vùng da khác
  • Tổn thương da có xu hướng dày, thâm, viêm nhiễm
  • Hiện tượng hằn cổ trâu (liken hóa)
  • Các vết nứt da gây đau nhức, chảy máu nếu cào/gãi

Triệu chứng viêm theo độ tuổi

Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa còn có sự khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi. Theo tài liệu của Bệnh viện Da liễu Trung Ương, khoảng 10% trường hợp trên 6 tuổi, 30% trường hợp từ 1 – 6 tuổi và 60% trường hợp từ 0 – 12 tháng tuổi mắc bệnh viêm da cơ địa. hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa được nhận biết thông qua một số dấu hiệu điển hình sau:
  • Tổn thương trên da thường có hình móng ngựa ở vùng má, quanh miệng, cổ, trán, bẹn và thân
  • Vùng da bị tổn thương có màu đỏ, mụn nước li ti trên bề mặt, chảy dịch, ngứa ngáy, khó chịu 
  • Thường có nhiễm khuẩn thứ phát (mủ, vảy tiết)
Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ được nhận biết thông qua những đặc điểm sau:
  • Da dày sừng, có vết nứt, thâm nhiễm
  • Tổn thương thường tập trung tại vùng có nhiều nếp gấp lớn như lòng bàn tay/chân, ngón tay/chân, đầu gối, khuỷu tay
  • Ngứa, ngủ không ngon giấc, biếng ăn 
Viêm da cơ địa ở người lớn Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn thường dai dẳng, tái đi tái lại và được nhận biết thông qua một số triệu chứng sau:
  • Xuất hiện các mảng lichen hóa
  • Bàn tay/chân và các kẽ lớn dễ bị tổn thương nhất 
  • Nếu là phụ nữ thường bị viêm núm vú, viêm môi
  • Ngứa ngáy, khó chịu 

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa có xu hướng tái phát, thường đi kèm với một số vấn đề sức khỏe khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, hen suyễn,… Bệnh khởi phát do rất nhiều nguyên nhân, đó có thể là do cơ địa nhạy cảm, di truyền, nhiễm khuẩn, tiếp xúc với dị nguyên, thời tiết, tuổi tác. Di truyền: Khoảng 60% người bệnh có tiền sử gia đình mắc bệnh lý này hoặc bệnh lý cơ địa liên quan như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô,… có nguy cơ cao bị viêm da cơ địa. Cơ địa nhạy cảm: Cơ địa quá nhạy cảm là yếu tố chính khởi phát bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Các nhà khoa học nhận thấy, hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều có sự bất thường của kháng thể IgE và gen. Dị nguyên: Tiếp xúc với dị nguyên có thể kích thích sản xuất kháng thể IgE, gia tăng đáp ứng viêm của tế bào Lympho T và khởi phát bệnh. Dị nguyên gây bệnh viêm da cơ địa có thể kể đến là hóa chất, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh, phấn hoa, lông động vật, côn trùng, vải tổng hợp. “Hàng rào” bảo vệ da bị tổn thương: Acid béo, ceramides, cholesterol, men tiêu protein nội sinh trên da tăng, nồng độ lipid của da giảm, da bị mất nước, khô ráp, tế bào da bị biến dạng, sức đề kháng suy yếu và “hàng rào” bảo vệ da bị tổn thương. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho da. Nhiễm tụ cầu vàng: Độc tố từ tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) có khả năng kích thích đại thực bào, tế bào Lympho T, tăng kháng nguyên trong huyết tương và khởi phát bệnh viêm da cơ địa. Bệnh lý khác: Viêm da cơ địa cũng có thể xuất hiện nếu người bệnh có tiền sử mắc bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hen suyễn,…

Cách điều trị viêm da cơ địa hiệu quả

Hiện nay, nền y học thế giới vẫn chưa tìm ra cách điều trị bệnh viêm da cơ địa một cách dứt điểm. Bởi vì, bệnh khởi phát do yếu tố tự miễn và cơ địa. Các biện pháp điều trị hiện tại chỉ nhằm mục đích khắc phục các triệu chứng bệnh và hạn chế nguy cơ tái phát càng lâu càng tốt. 

Điều trị bằng thuốc Tây y

Thuốc tây được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm da dị ứng. Tùy vào độ tuổi, triệu chứng và khả năng đáp ứng thuốc của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Thuốc chứa Corticoid Thuốc chứa Corticoid thường được chỉ định cho trường hợp bị viêm da cơ địa nặng. Những loại thuốc này có khả năng giảm viêm và chống dị ứng mạnh. Tuy nhiên, Corticoid khiến người bệnh phải đối mặt với hàng loạt tác dụng không mong muốn. Lạm dụng thuốc có thể dẫn đến viêm nang lông, teo da, rậm lông, tăng nguy cơ nhiễm trùng,… Cho nên, khi sử dụng thuốc chứa Corticoid, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ da liễu.  Thuốc kháng sinh Thuốc kháng sinh thường được chỉ định khi có bội nhiễm trên tổn thương da. Tùy vào trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh đường uống hoặc bôi tại chỗ. Thuốc kháng Histamin Histamin là chất tiền dị ứng, khi được giải phóng vào da, Histamin sẽ gây sưng đỏ, phù nề, ngứa ngáy. Sử dụng thuốc kháng Histamin giúp giảm cảm giác ngứa ngáy, tránh cào/gãi khiến da bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Thuốc ức chế Calcineurin Calcineurin là thuốc được dùng xen kẽ hoặc thay thế thuốc Corticoid (dạng bôi). Thuốc có khả năng ức chế các chất gây nên tình trạng viêm nhiễm, giảm đau rát, ngứa ngáy và tổn thương da. Kết hợp kem dưỡng ẩm, serum, sữa tắm Kết hợp kem dưỡng ẩm, serum, sữa tắm là giải pháp hiệu quả và an toàn đối với bệnh viêm da cơ địa. Sự kết hợp này sẽ giúp khắc phục nhanh chóng các triệu chứng khó chịu của bệnh, phục hồi tổn thương và dưỡng ẩm cho da.

Phương pháp dân gian

Mặc dù y học phát triển nhưng phương pháp dân gian vẫn được đánh giá cao trong điều trị bệnh da liễu. Để cải thiện triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa, dân gian thường áp dụng cách chườm lạnh hay sử dụng các loại lá/củ/quả có sẵn trong vườn nhà để tắm/đắp lên vùng da bị tổn thương. lá tắm chữa viêm da cơ địa Lá/củ/quả Chữa viêm da cơ địa bằng các loại lá/củ/quả được nhiều người áp dụng và đánh giá là hiệu quả, an toàn, ít gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng phù hợp với nhiều đối tượng, dễ kiếm và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, các loại lá/củ/quả chỉ phù hợp với trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ.  Ngoài ra, vì dược tính của nguyên liệu này khá thấp cho nên các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa được cải thiện rất chậm, đòi hỏi người bệnh kiên trì trong một thời gian dài mới có kết quả như mong muốn. Dân gian thường sử dụng những loại lá/củ/quả sau để trị viêm da cơ địa:
  • Trà xanh
  • Trầu không
  • Nha đam
  • Củ nghệ
  • Tỏi
  • Dền đỏ
  • Khoai tây
  • Mướp đắng,…
Nguyên liệu khác Ngoài việc sử dụng lá/củ/quả thì dân gian còn sử dụng những loại sau để cải thiện triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa viêm da cơ địa tái phát: Mật ong: Mật ong có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, phục hồi tế bào da bị tổn thương, điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn. Bên cạnh đó, nguyên liệu này có tác dụng duy trì độ ẩm, giúp da mềm mịn và trắng hồng. Điều trị viêm da cơ địa bằng mật ong đơn giản, ít gây kích ứng da và phù hợp với nhiều đối tượng. mật ong chữa viêm da cơ địa Muối: Trong muối có chứa rất nhiều khoáng chất giúp dưỡng ẩm và da hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Đặc biệt, trong nguyên liệu này có một số chất có đặc tính kháng viêm, giảm sưng đỏ, ngứa ngáy và châm chích. Theo dân gian, bị viêm da cơ địa nên tắm nước muối 2 – 3 lần/tuần.   Đá viên: Viêm da cơ địa thường khiến da sưng đỏ, nóng rát và ngứa âm ỉ. Để cải thiện các triệu chứng này, dân gian thường sử dụng đá viên để chườm lên vùng da bị tổn thương. Trước khi chườm đá, nên rửa sạch vùng da bị tổn thương bằng nước ấm hoặc dung dịch sát trùng. Sau khi chườm thì dùng khăn mềm, sạch thấm nước để vùng da bị tổn thương được thông thoáng. Nên thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày để giảm sưng viêm và ngứa ngáy. Các phương pháp điều trị mà chúng tôi chia sẻ trên đây chỉ có thể cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Giải pháp toàn diện được đề cập đến đó là sử dụng serum giảm triệu chứng viêm đỏ, ngứa ngáy; Cream giúp giảm khô, bong tróc da, tăng cường sức khỏe làn da, ngừa tái phát bệnh; Shower dịu nhẹ, bảo vệ da khỏi kích ứng và hạn chế tái phát bệnh. Theo đó, các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, an toàn, dịu nhẹ, không chứa corticoid được rất nhiều người bệnh tin tưởng và lựa chọn.  

Chăm sóc da và ngăn ngừa bệnh viêm da cơ địa tái phát

Để da luôn mềm mại, khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh viêm da cơ địa tái phát, bạn nên tuân theo một số nguyên tắc sau:
  • Vệ sinh da sạch sẽ, đúng cách sau một ngày lao động mệt nhọc, tập thể dục thể thao.
  • Tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, thành phần, công dụng các sản phẩm chăm sóc da, trang điểm.
  • Chú ý dưỡng ẩm cho da đặc biệt là vào mùa đông để ngăn ngừa tình trạng da khô ráp, nứt nẻ, ngứa ngáy.
  • Bổ sung thực phẩm giàu Omega – 3, vitamin (A, B. C, E), các loại ngũ cốc,… để cải thiện hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tránh xa đồ uống, thức ăn có khả năng gây dị ứng như rượu, bia, cà phê, sữa bò, hải sản, nấm, đậu tương,…
  • Uống đủ 6 – 8 cốc nước lọc mỗi ngày để có thể loại bỏ độc tố và tăng sức đề kháng.
  • Hạn chế sử dụng sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh,…
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, kim loại, mạt bụi, len dạ, côn trùng, lông vật nuôi, phấn hoa,…
Trên đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, chăm sóc và phòng ngừa viêm da cơ địa. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, bạn đừng ngại liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 hoặc bình luận bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời giải đáp. Ghé thăm website atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh viêm da cơ địa và cách chăm sóc da hiệu quả nhé!
Dược sĩ Thu Trang Dược sĩ Thu Trang
Đánh giá bài viết
3.5/5 - (2 bình chọn)
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
3.5/5 - (2 bình chọn)