Skip to main content
Mách bạn cách chữa bệnh tổ đỉa ở chân đơn giản, nhanh khỏi

Mách bạn cách chữa bệnh tổ đỉa ở chân đơn giản, nhanh khỏi

Bệnh tổ đỉa ở chân luôn gây khó chịu người mắc bởi những đám mụn nước cùng với những cơn ngứa dữ dội. Đôi khi mức độ bệnh nặng hơn còn có thể gây hạn chế trong đi lại, vận động. Vậy có cách nào chữa bệnh tổ đỉa ở chân hiệu quả hay không, cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết này nhé.

Tổ đỉa ở chân là như thế nào?

Ngón chân, bàn chân là hai vị trí thường hay bị tổ đỉa. Bệnh tổ đỉa ở chân cũng được chia thành 3 dạng chính, dựa trên mức độ bệnh:
  • Dạng giản đơn: gồm các mụn nước chỉ chứa dịch trong, gây ngứa
  • Dạng bọng nước: là dạng giản đơn tiến triển, các mụn nước tăng kích thước, tới cỡ một hạt ngô
  • Dạng nhiễm khuẩn: do bội nhiễm vi khuẩn khiến mụn nước chứa mủ trắng, sưng tấy da
  • Dạng khô: vùng da bị viêm khô lại và đóng vảy. Lớp da bong tróc ra lộ màu da nóng, đỏ, khô và không chứa dịch.

Triệu chứng khi gặp tổ đỉa ở chân

Bệnh tổ đỉa thường xuất hiện khi da bị viêm hoặc dị ứng. Bạn có thể dễ dàng nhận biết được bệnh tổ đỉa ở chân qua một các dấu hiệu sau đây:
  • Khi mới bị tổ đỉa ở chân, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát ở vùng chân, kẽ ngón chân, lòng, rìa hoặc gót bàn chân. Chân bắt đầu ra nhiều mồ hôi hơn bình thường.
  • Sau giai đoạn ngứa rát, các mụn nước li ti cỡ khoảng 1mm sẽ xuất hiện trên chân, ban đầu thường dày, khó tự vỡ.
  • Mụn nước có thể mọc thành từng đám, tụ với nhau tạo mụn nước lớn hơn (bọng nước). Một điểm đặc biệt là các mụn nước ít khi mọc tới vị trí cổ chân.
  • Sau 3 – 4 ngày, mụn nước có thể tự mất đi hoặc vỡ ra do người bệnh vận động, va chạm mạnh vào vùng da bị tổ đỉa. Khi đó, dịch viêm tràn ra làm da khô cứng, nứt nẻ và có nguy cơ gặp phải nhiễm trùng. Khi bị nhiễm trùng, các nốt mụn chảy mủ, đau nhức, có vảy vàng nhạt, đôi khi người bệnh có thể bị sưng hạch bạch huyết.
  • Bệnh tổ đỉa có thể làm biến dạng móng chân nếu nếu tiến triển thành thể nặng.
Xuất hiện mụn nước là triệu chứng điển hình của bệnh tổ đỉa ở chân
Xuất hiện mụn nước là triệu chứng điển hình của bệnh tổ đỉa ở chân

Những ai thường bị bệnh tổ đỉa ở chân?

Bệnh tổ đỉa ở chân có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Dưới đây là một số trường hợp có nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa cao hơn người bình thường:
  • Người trong gia đình bị tổ đỉa: tổ đỉa là bệnh có tính di truyền, nếu cả hai bố mẹ đều từng mắc tổ đỉa thì khả năng con bị bệnh lên tới 41%. 
  • Người có cơ địa dị ứng: dễ bị các chất tẩy rửa, hoá chất bào mòn lớp bảo vệ trên da, dẫn tới dễ nhiễm vi nấm, vi khuẩn gây bệnh tổ đỉa. Hoặc người bị dị ứng với thuốc, thức ăn lạ, hải sản, trứng,…
  • Sống tại môi trường không hợp vệ sinh: người hay tiếp xúc với các chất độc hại, bụi bẩn, vi khuẩn nấm mốc, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm,… đều là những điều kiện thuận lợi cho bệnh tổ đỉa tấn công.
  • Người có tuyến mồ hôi phát triển: do đi giày bí, ở nơi nóng bức, chân tay tiết nhiều mồ hôi cũng là những đối tượng dễ mắc tổ đỉa.

Cách chữa trị tổ đỉa ở chân hiệu quả

Bệnh tổ đỉa ở chân chủ yếu được chữa trị bằng cách loại bỏ các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay, để điều trị bệnh tổ đỉa, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp điều trị tại chỗ hoặc điều trị toàn thân. Với các trường hợp nhẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian để giảm triệu chứng do bệnh tổ đỉa.

Điều trị tại chỗ

Sử dụng các thuốc bôi, dung dịch rửa trực tiếp lên vùng da bị mụn, da tổn thương để làm giảm viêm nhiễm, ngứa rát tại chỗ. Một số loại thuốc, dung dịch rửa hay được dùng để điều trị tại chỗ như:
  • Trị mụn nước thể không có mủ, chưa vỡ: cồn focmolsalicylic 3% hoặc dung dịch BSI 1% để rửa
  • Mụn có mủ: dung dịch xanh methylen 1% hoặc thuốc tím kali permanganat 0,01%
  • Trường hợp bị nhiễm vi khuẩn: bôi thuốc mỡ chứa kháng sinh
  • Tổ đỉa ở chân do nấm: bôi thuốc chống nấm
  • Da viêm, ngứa: khi da đã khô ráo thì có thể bôi thuốc mỡ corticosteroid (Tempovate, Dermovate, Flucinar)
  • Nếu không dùng được thuốc corticosteroid: bôi thuốc ức chế miễn dịch, ví dụ tacrolimus
  • Quang trị liệu: áp dụng khi các thuốc bôi không kiểm soát được bệnh. Phương pháp này được thực hiện bằng cách chiếu tia cực tím lên vùng da chân bị tổ đỉa, tuy giúp lành bệnh nhanh nhưng lại có thể gây ra một số vấn đề như: lão hoá, ung thư da.
Sử dụng thuốc bôi hoặc dung dịch rửa để điều trị tại chỗ bệnh tổ đỉa
Sử dụng thuốc bôi hoặc dung dịch rửa để điều trị tại chỗ bệnh tổ đỉa
Khi sử dụng các thuốc bôi tại chỗ, người bệnh nên tuân thủ đúng liều lượng đã được hướng dẫn, không lạm dụng thuốc bôi vì có thể bị các tác dụng phụ. Ngoài ra, để làm giảm bớt những cơn khó chịu ở chân do bệnh tổ đỉa, bạn có thể áp dụng thêm các biện pháp sau:
  • Chườm đá lạnh lên vùng da viêm ngứa ít nhất 15 phút mỗi lần, 2 đến 3 lần một ngày khi ngứa, giúp giảm kích ứng da. Để giữ đá lạnh lâu, bạn có thể cho đá vào túi nilon, túi vải
  • Dưỡng ẩm da bằng cách dùng các thuốc mỡ, kem dưỡng ẩm, làm dịu, giảm tình trạng khô, nứt nẻ bong tróc da do tổ đỉa ở chân.
Bên cạnh đó, một phương pháp điều trị tại chỗ được nhiều người bệnh áp dụng đó là sử dụng các sản phẩm ngoài da trị tổ đỉa có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên. Ưu điểm của các sản phẩm này là vừa có hiệu quả điều trị tốt, vừa an toàn lành tính. Do đó, người bệnh hoàn toàn yên tâm sử dụng lâu dài mà không phải lo đến tác dụng phụ bất lợi như các loại thuốc tây y.  Bộ sản phẩm Atoskin dành cho người tổ đỉa với các thành phần từ thảo dược tự nhiên, cùng với công nghệ enzym Bio-Derma 1 từ Hàn Quốc là một trong những sản phẩm nổi tiếng với chất lượng tốt và được các chuyên gia da liễu khuyên dùng. Bộ 3 sản phẩm gồm serum, kem dưỡng và sữa tắm. Atoskin mang lại hiệu quả giảm nhanh ngứa ngáy, làm dịu vùng da bị tổ đỉa và tăng cường tái tạo vùng da bị tổn thương, tránh để lại sẹo. Sản phẩm thích hợp với mọi đối tượng bị tổ đỉa, kể cả với trẻ em trên 3 tuổi.

Điều trị toàn thân

Với tổ đỉa ở chân mức độ nặng hơn, tùy tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc uống, hoặc tiêm toàn thân dưới đây:
  • Các thuốc kháng histamin: telfast, loratadin,… để ngừa dị ứng, giảm ngứa ngáy
  • Thuốc corticosteroid: các thuốc nhóm này cần phải được cân nhắc trước khi dùng, dùng khi bị viêm nặng, và cần dùng đúng cách vì thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn
  • Thuốc kháng sinh: dùng khi vi khuẩn xâm nhập sâu hơn, có bội nhiễm
  • Thuốc kháng nấm: clotrimazol, griseofulvin,… dùng cho người bị nấm nặng.
Tương tự với các thuốc điều trị tại chỗ, thuốc dùng đường toàn thân cũng có thể gây các tác dụng phụ nếu quá liều, hoặc không có tác dụng trị bệnh nếu dùng sai cách. Vì thế, hãy dùng thuốc đúng cách theo lời khuyên của bác sĩ.

Mẹo dân gian giảm ngứa rát do tổ đỉa không cần dùng thuốc

Bạn cũng có thể tham khảo một vài mẹo dân gian thường được dùng để giảm những cơn ngứa rát của tổ đỉa như:
  • Rượu tỏi: được kết hợp tác dụng sát khuẩn, giảm viêm của cả rượu và tỏi. Cách làm: bóc sạch vỏ hai củ tỏi, ngâm trong rượu trắng, sau khoảng 7 ngày, lấy rượu tỏi xoa lên vùng chân bị tổ đỉa. Nên xoa rượu 2 lần mỗi ngày để thấy hiệu quả
  • Cây đau xương: rửa sạch và phơi khô dây đau xương, rồi đem sao vàng lên. Sau đó, đun sôi dây trong ít nước, để nguội rồi uống đều đặn mỗi ngày
  • Muối hạt: có khả năng sát khuẩn, giảm ngứa, giảm đau rát do các mụn nước. Cách làm: cho lượng muối hạt to vừa đủ vào chảo, rang nóng cho khô đều. Tắt bếp, đợi đến khi muối còn ấm thì xoa nhẹ nhàng lên vết thương. Mỗi ngày nên thực hiện 1 đến 2 lần, trong vòng 10 ngày để giảm triệu chứng của tổ đỉa
  • Lá lốt: rửa sạch một nắm lá lốt tươi, xay nhuyễn hoặc cho vào cối giã nát, chắt lấy nước cốt và uống mỗi ngày
  • Lá đào: lá đào cũng có thể làm dịu, giảm ngứa rát bằng cách: rửa sạch năm lá đào, giã nhuyễn rồi đắp bã lên vùng chân bị tổ đỉa, để trong 30 phút rồi rửa chân.
Mẹo dân gian dùng để giảm nhẹ triệu chứng của bệnh tổ đỉa ở chân
Mẹo dân gian dùng để giảm nhẹ triệu chứng của bệnh tổ đỉa ở chân
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp 7 cách chữa tổ đỉa dân gian đơn giản, hiệu quả

Người bị tổ đỉa ở chân cần kiêng gì?

Bên cạnh việc sử dụng các thuốc điều trị, để bệnh tổ đỉa nhanh khỏi, bạn cũng cần chú ý tới chế độ ăn của người bệnh. Hãy hạn chế ăn các thực phẩm dưới đây, nếu không muốn bệnh tổ đỉa nặng thêm:
  • Đồ cay nóng: ăn các món ăn này sẽ làm tăng những cơn ngứa ngáy, nóng rát của bệnh tổ đỉa.
  • Bia rượu, thuốc lá, cà phê, chất kích thích: không nên dùng cho người bị tổ đỉa vì sẽ khiến bệnh khó kiểm soát hơn.
  • Thức ăn gây dị ứng: đồ ăn lạ, hải sản, cá, tôm, cua biển, trứng, các loại thịt nhiều đạm như thịt chó, thịt gà, thịt bò,… Những thực phẩm này khiến các phản ứng dị ứng như viêm loét, ngứa rát của tổ đỉa ở chân nặng nề thêm.
  • Đồ ngọt, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, chất béo, thực phẩm chế biến sẵn cũng là nhóm các thực phẩm dễ gây dị ứng, làm bệnh tổ đỉa dai dẳng khó chữa.

Các biện pháp giảm thiểu bệnh tổ đỉa ở chân tái phát

Do bệnh tổ đỉa phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường nên bệnh thường xuyên tái phát. Để giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát tổ đỉa ở chân, dưới đây là một vài biện pháp giúp ích cho bạn:
  • Luôn rửa chân, tay sạch sẽ: để phòng ngừa sự phát triển của các vi khuẩn, vi rút, nấm trên kẽ ngón và lòng bàn chân, tay.
  • Luôn giữ vệ sinh môi trường sống: dọn dẹp, làm sạch nơi ở định kỳ, không để vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển.
  • Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, hoá chất, kể cả nước tẩy rửa, nếu buộc phải tiếp xúc thì nên đeo găng tay bảo vệ.
  • Tạo thói quen sinh hoạt khoa học: ngủ sớm, tập luyện thể thao đều đặn để nâng cao sức đề kháng, giảm căng thẳng stress.
  • Chế độ ăn uống đủ chất: Các thực phẩm như: rau bina, cam, bưởi, việt quất, bột yến mạch, hạnh nhân, hạt óc chó,… giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh. 
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về bệnh tổ đỉa ở chân và các phương pháp điều trị. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã lựa chọn cho mình được phương pháp điều trị tổ đỉa đơn giản và hiệu quả. Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác về bệnh tổ đỉa, bạn đọc vui lòng truy cập website atoskin.vn hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 để được tư vấn nhanh nhất.
Xem thêm: Mách bạn: Thuốc chữa bệnh tổ đỉa chỉ trong 1 tuần
Rate this post
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận