Skip to main content
Cách chữa bệnh tổ đỉa ở tay giúp bạn thoát khỏi sự tự ti

Cách chữa bệnh tổ đỉa ở tay giúp bạn thoát khỏi sự tự ti

Bệnh tổ đỉa ở tay không chỉ làm ảnh hưởng đến đời sống, công việc mà còn làm mất thẩm mỹ của đôi tay, khiến người bệnh rất tự ti. Vậy đâu là cách chữa bệnh tổ đỉa ở tay hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này, cùng theo dõi nhé.

Bệnh tổ đỉa ở tay là gì?

Bệnh tổ đỉa ở tay là tình trạng viêm da ở lớp thượng bì. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là xuất hiện các nốt mụn nước màu trắng, mọc rải rác hoặc thành đám trên da ở rìa ngón tay, lòng bàn tay, mặt trên và dưới của bàn tay. Các nốt mụn này thường mọc từ sâu bên trong da rất khó vỡ, kèm theo các triệu chứng đau, ngứa ngáy và khó chịu.
Hình ảnh bàn tay bị tổ đỉa
Hình ảnh bàn tay bị tổ đỉa
Bệnh thường kéo dài và tái phát nhiều lần nên có thể trở thành mãn tính. Điều này gây khó khăn trong điều trị và gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Dựa vào mức độ tổn thương của vùng da bị bệnh, bệnh tổ đỉa ở tay được chia thành 4 thể như sau:
  • Thể đơn giản: Da có các tổn thương nhẹ và vừa ở lòng bàn tay, rìa ngón tay, mặt trên và dưới của bàn tay, vùng viêm không quá cổ tay.
  • Thể nhiễm khuẩn: Ở thể này, các triệu chứng tương tự như thể giản đơn kèm theo mụn mủ do vi khuẩn đã xâm nhập vào da, gây ra nhiễm khuẩn.
  • Thể bọng nước: Xuất hiện khi vùng da bị tổn thương nếu không được bảo vệ, chăm sóc, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa..
  • Thể khô: Khác với các thể còn lại, ở thể này, vùng da không xuất hiện mụn nước hay mụn mủ mà xuất hiện các triệu chứng đỏ rát và tróc vảy.

Nguyên nhân bị tổ đỉa ở tay

Hiện nay, nguyên nhân gây ra ổ đỉa ở tay chưa được xác định chính xác. Sự xuất hiện của bệnh có thể do một trong những yếu tố sau:
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm: Tay thường xuyên phải tiếp xúc với đất, nước bẩn, vật dụng bẩn… trong quá trình làm việc khiến cho vi khuẩn tích tụ nhiều trên da, khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát triển và gây bệnh.
  • Da nhạy cảm với hóa chất: bao gồm các hóa chất trong sinh hoạt, nghề nghiệp như xăng dầu, xà phòng, chất tẩy rửa, nước rửa chén, dầu thơm, xi măng, dầu mỡ…
  • Di truyền: theo thống kê, số trường hợp mắc tổ đỉa do di truyền chiếm lên đến 50% tổng số ca bệnh.
  • Cơ địa dị ứng: người bị viêm mũi dị ứng, hen, dị ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên như lông động vật, ẩm mốc, khói bụi… hoặc các bệnh về gan, thận có nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa ở tay cao.
  • Tăng tiết mồ hôi tay do rối loạn dây thần kinh giao cảm hoặc làm việc trong môi trường nóng ẩm
  • Sự thay đổi đột ngột của thời tiết khí hậu, thời tiết hanh khô
  • Một số trường hợp bị tổ đỉa ở tay là do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc do sự lạm dụng thuốc/mỹ phẩm bôi ngoài da.

Triệu chứng nhận biết bàn tay bị tổ đỉa

Các triệu chứng của bệnh tổ đỉa rất dễ nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác. Tuy nhiên, bạn cũng có thể dễ dàng phát hiện bệnh qua các dấu hiệu dưới đây:
  • Đau, ngứa rát, khó chịu ở bàn tay: đây là những triệu chứng đầu tiên của bệnh
  • Xuất hiện mụn nước: Các mụn nước nhỏ li ti, màu trắng nằm sâu dưới lớp da ở lòng bàn tay, kẽ các ngón tay hoặc đầu ngón tay. Những mụn nước này rất khó vỡ, làm da nổi gồ lên không còn trơn nhẵn.
  • Xuất hiện các bóng nước: Các mụn nước nhỏ tập trung, liên kết lại với nhau tạo thành các bóng nước to hơn.
  • Các mụn nước khô và xẹp dần: Mụn nước tổ đỉa thường có xu hướng khô và xẹp dần. Lúc này, da sẽ khô lại và tạo thành vảy và rất dễ bong tróc.
  • Mụn nước chuyển đục, sưng đỏ kèm theo sưng hạch bạch huyết các vùng lân cận và sốt: xảy ra khi vùng da bị bệnh bị viêm nhiễm, nhiễm trùng.
  • Móng tay bị biến dạng: Xảy ra ở các bệnh nhân nặng do sự sưng, viêm hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết càng to thì tình trạng biến dạng móng tay càng nghiêm trọng.
Theo các chuyên gia da liễu, sau khoảng 2 – 4 tuần, bệnh tổ đỉa ở tay có tự bong vảy, lành bệnh, tuy nhiên bệnh tiếp tục tái phát theo chu kỳ. Nếu để bệnh tiến triển dai dẳng sẽ trở thành mãn tính sẽ vừa gây trở ngại cho sinh hoạt, công việc vừa làm mất vẻ đẹp của đôi bàn tay.
Người mắc tổ đỉa ở tay sẽ có các dấu hiệu trên
Người mắc tổ đỉa ở tay sẽ có các dấu hiệu trên

Các cách chữa bệnh tổ đỉa ở tay hiệu quả

Bị tổ đỉa ở tay chữa sao để nhanh khỏi và không để lại sẹo? Cùng tham khảo các cách chữa bệnh tổ đỉa ở tay ngay dưới đây.

Bị tổ đỉa ở tay bôi thuốc gì?

Các thuốc bôi là các thuốc điều trị tại chỗ, có tác dụng làm dịu niêm mạc, giảm các triệu chứng ngứa rát, khó chịu và ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng. Vì vậy, chúng được sử dụng phổ biến để chữa tổ đỉa. Một số thuốc bôi thường được bác sĩ kê để điều trị tổ đỉa ở tay:
  • Dung dịch bạc Nitrat 0,5%: có tác dụng sát khuẩn nhẹ và hỗ trợ giảm ngứa, dùng khi da chỉ mới xuất hiện các mụn nước đơn giản, chưa có dấu hiệu vỡ.
  • Dung dịch tím Metyl 1%: có tác dụng diệt khuẩn và ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng, dùng trong trường hợp có xuất hiện mụn mủ.
  • Thuốc bôi chống nấm như ketoconazole, clotrimazole: có tác dụng giảm mức độ tổn thương trên da và ức chế vi nấm, dùng trong trường hợp tổ đỉa xảy ra là do nấm.
  • Thuốc mỡ chứa corticoid như Tempovate, Flucinar, Dermovate: dùng với mục đích tiêu viêm, giảm ngứa trong các trường hợp mụn nước đã tiêu giảm.
Lưu ý, trong các trường hợp có nhiễm khuẩn thì nên kết hợp sử dụng thêm kháng sinh.

Một số mẹo dân gian hỗ trợ điều trị tổ đỉa ở tay

Bên cạnh các thuốc bôi của nền y học hiện đại, một số mẹo dân gian cũng được sử dụng phổ biến hỗ trợ giảm thiểu và cải thiệu các triệu chứng do tổ đỉa gây ra . Dưới đây là một số bài thuốc chữa tổ đỉa từ dân gian mà bạn có thể sử dụng:
  • Sử dụng lá khế: Lá khế có tác dụng kháng khuẩn, sát khuẩn tốt tại các vùng da viêm nhiễm, tổn thương. Ngâm tay vào trong nước lá khế có thể làm giảm bớt các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát do tổ đỉa gây ra.
  • Sử dụng lá lốt, lá trầu không, gừng: Ngâm và rửa tay trong nước lá lốt, lá trầu không, gừng cũng có thể giảm bớt cảm giác đau rát, ngứa ngáy do bệnh tổ đỉa gây ra, đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm. Bởi chúng là những thảo dược có vị cay, tính ấm, chứa một lượng lớn tinh dầu có khả năng trừ hàn, giảm đau, kháng khuẩn và tiêu viêm tốt. 
  • Dùng tỏi: Thoa rượu ngâm tỏi 7 – 10 ngày lên vùng da tổn thương có thể làm thuyên giảm tình trạng bệnh. Vì có tác dụng ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm sưng viêm từ đó giúp cải thiện các triệu chứng do tổ đỉa rất tốt.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp 7 cách chữa tổ đỉa dân gian đơn giản, hiệu quả
Tuy nhiên, các mẹo dân gian này chỉ áp dụng với trường hợp tổ đỉa nhẹ và vừa, các mụn nước chưa bị vỡ và chưa có sự nhiễm trùng. Đối với các trường hợp nặng hơn, người bệnh nên sử dụng các sản phẩm chuyên biệt để điều trị tổ đỉa. Hiện nay, Atoskin đang là một trong những sản phẩm chăm sóc, dưỡng da và phục hồi da bị tổn thương do tổ đỉa được các chuyên gia và người dùng đánh giá cao. Bộ sản phẩm Atoskin gồm Serum, Kem dưỡng và Sữa tắm. Sản phẩm là sự kết hợp giữa Công nghệ enzyme Bio-Derma 1 đột phá từ Hàn Quốc và Siêu nghệ không màu Nano THC cùng các thảo dược tự nhiên khác như rau má, trầu không, trà xanh… Đây đều là những thảo dược đứng đầu danh sách các nguyên liệu được sử dụng để điều trị tổ đỉa và các bệnh da liễu khác. Nhờ đó, Atoskin giúp cải thiện tình trạng tổn thương da do tổ đỉa nhanh chóng, hiệu quả với mọi trường hợp tổ đỉa từ nhẹ đến nặng.

Cách chăm sóc và bảo vệ tay khi mắc tổ đỉa

Khi bị tổ đỉa, vùng da tay bị tổn thương rất yếu và nhạy cảm nên cần được chăm sóc và bảo vệ cẩn thận. Để da phục hồi một cách tốt nhất và tránh tái phát, người bệnh nên lưu ý một số điều dưới đây:
  • Hạn chế tối đa, không cho tay tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa mạnh như xà phòng, nước rửa chén… 
  • Khi làm việc cần mang bao tay, sau khi kết thúc công việc, cần rửa và vệ sinh tay sạch sẽ, tránh để vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.
  • Tránh cào gãi, chà xát mạnh lên vùng da tổn thương
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng thích hợp cũng là phương pháp để hỗ trợ phục hồi và bảo vệ da. Cần bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin A,C, K để cung cấp đủ dinh dưỡng cho da, đẩy nhanh quá trình phục hồi da.
  • Chăm sóc và dưỡng ẩm hằng ngày cho vùng da bị bệnh: giữ cho da luôn sạch, thoáng; giúp da được cấp đủ nước, hạn chế tình trạng ngứa ngáy, đồng thời bảo vệ và thúc đẩy quá trình phục hồi da.
Trên đây là những thông tin về cách chữa bệnh tổ đỉa ở tay. Hy vọng bài viết giúp bạn xóa bỏ sự tự ti về đôi bàn tay khi chẳng may bị tổ đỉa. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bệnh tổ đỉa và các biện pháp điều trị, độc giả vui lòng liên hệ đến số tổng đài miễn phí cước 1800 8179 hoặc truy cập website Atoskin.vn để được tư vấn.
Xem thêm: Chữa bệnh tổ đỉa chuẩn theo phác đồ, nặng hay nhẹ đều khỏi!
Rate this post
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận