Skip to main content

Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì? Cách điều trị và phòng ngừa

Tham vấn Y khoa
Ngày đăng
23/12/2020
Cập nhật lần cuối
23/06/2021
Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì? Viêm da cơ địa bội nhiễm có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa ra sao? Viêm da cơ địa bội nhiễm kiêng ăn gì? Đáp án chi tiết sẽ được Atoskin bật mí trong bài viết sau.
Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì?
Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì?

Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì?

Viêm da cơ địa bội nhiễm là tình trạng tổn thương và nhiễm trùng tại vị trí bị viêm da cơ địa, thường xuất hiện ở giai đoạn cấp tính. Các triệu chứng của bệnh có thể được khắc phục dứt điểm nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Thế nhưng, nếu chủ quan và để tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng thì việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thời gian điều trị cũng kéo dài.

Viêm da cơ địa bội nhiễm có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, viêm da cơ địa bội nhiễm nguy hiểm, có thể tái phát hoặc để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể: Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn gây viêm da cơ địa có thể đi vào máu và gây nhiễm trùng huyết. Nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời, bệnh có thể gây nhiễm độc, sốc, thậm chí tử vong. Suy giảm thị lực: Nếu viêm da cơ địa bội nhiễm xuất hiện ở vùng da xung quanh mắt có thể khiến mắt bị ảnh hưởng (suy giảm thị lực). Viêm mô tế bào: Là hiện tượng mô tế bào bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Bệnh có thể lây lan nhanh đến máu và các hạch bạch huyết. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nguy cơ cao mắc bệnh dị ứng khác: Người bị viêm da cơ địa bội nhiễm nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể mắc bệnh dị ứng khác như hen phế quản, viêm mũi dị ứng,….  
Có thể bạn quan tâm: Viêm da cơ địa tái đi tái lại có nguy hiểm không?

Triệu chứng viêm da cơ địa bội nhiễm

viem-da-co-dia-boi-nhiem Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm rõ ràng hơn so với dạng thông thường. Các triệu chứng này xuất hiện sẽ làm giảm hiệu suất công việc, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh được nhận biết thông qua triệu chứng điển hình sau:
  • Vùng da bị viêm chuyển sang màu đỏ, thô ráp, phù nề
  • Vùng da bị tổn thương có thể xuất hiện mủ
  • Cảm giác ngứa ngáy, đau rát âm ỉ
  • Chảy dịch màu vàng và đóng vảy nếu gãi, cào mụn mủ
  • Sốt, mệt mỏi, ăn không ngon, mất ngủ,…

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa bội nhiễm

Tác nhân chính gây viêm da cơ địa bội nhiễm là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), vi khuẩn (Enterobacter asburiae), nấm, virus,… Một số nguyên nhân khác không thể không nhắc đến:
  • Bị nhiễm trùng da hoặc các bộ phận khác trong thời kỳ bị viêm da cơ địa.
  • Vùng da bị viêm da cơ địa có vết thương hở, chảy máu và nhiễm trùng do người bệnh gãi, cào, chà xát mạnh.
  • Bụi bẩn, mồ hôi, bã nhờn tồn đọng, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh.
  • Vệ sinh da không sạch sẽ, chăm sóc da sai cách: chà xát mạnh, rửa mặt/tắm bằng nước nóng, rửa mặt/tẩy tế bào chết quá nhiều,….
  • Sức đề kháng của da suy giảm do sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm chứa corticoid trong một thời gian dài.
  • Tự ý điều trị viêm da cơ địa bằng các loại thuốc không rõ nguồn gốc hoặc nguyên liệu tự nhiên,…

Phương pháp điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm

Hiện nay, nền y học thế giới vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm một cách dứt điểm, bởi vì, bệnh khởi phát do yếu tố tự miễn và cơ địa. Các phương pháp điều trị hiện tại chỉ nhằm mục đích khắc phục triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và giảm thiểu nguy cơ tái phát.

Tây y

viem-da-co-dia-boi-nhiem Thuốc Tây có ưu điểm nổi bật là tiện lợi và cho hiệu quả nhanh. Để điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm, bác sĩ thường chỉ định sử dụng độc vị hoặc kết hợp thuốc sau: Thuốc chứa corticoid dạng bôi: Thuốc này có tác dụng giảm ngứa ngáy, khó chịu và dưỡng ẩm cho da. Một số thuốc chứa corticoid được dùng khi bị viêm da cơ địa dị ứng là Metasone, Medrol, Prednisone. Thuốc chứa corticoid dạng uống: Có khả năng kiểm soát và ngăn ngừa triệu chứng bùng phát, phù hợp với những bệnh nhân không đáp ứng với thuốc chứa corticoid dạng uống. Thuốc kháng sinh: Tác dụng tấn công và ức chế hoạt động của vi khuẩn gây viêm da bội nhiễm. Những trường hợp nặng, bác sĩ thường chỉ định sử dụng kháng sinh đường tiêm. Cephalosporin, Amoxilin là 2 loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất khi bị viêm da cơ địa bội nhiễm.  Thuốc mỡ chứa acid Salicylic: Thuốc phù hợp với trường hợp viêm da cơ địa mạn tính. Acid Salicylic có tác dụng làm sạch bề mặt da, thường được kết hợp với nhóm corticoid để rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả điều trị bệnh. Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Thuốc có tác dụng gần giống nhóm chứa corticoid nhưng ít tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, Tacrolimus vẫn khiến da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, khi sử dụng thuốc này cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc chống nấm: Trường hợp viêm da cơ địa bội nhiễm do nấm thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc chống nấm dạng uống/bôi. Bao gồm: Fluconazole, Miconazole, Terbinafine, Itraconazole,…

Bài thuốc dân gian

Bài thuốc dân gian thường được áp dụng cho những trường hợp viêm da cơ địa bội nhiễm nhẹ. Ưu điểm chung của những bài thuốc này là an toàn và tiết kiệm chi phí. Tham khảo 3 bài thuốc sau nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng khó chịu mà bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm gây nên. Tỏi viem-da-co-dia-boi-nhiem Theo y học cổ truyền, tỏi có tính nóng, vị cay, đi vào Can kinh và Can vị nên được dân gian sử dụng để chữa viêm da cơ địa bội nhiễm. Theo y học hiện đại, tỏi chứa hoạt chất Allicin, Ajoene, Phytonutrients,… có khả năng kháng khuẩn, giảm sưng viêm, mẩn đỏ và ngứa ngáy. Axit amin giúp bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại đồng thời tăng cường sức đề kháng cho da. Hợp chất lưu huỳnh trong củ tỏi có tác dụng phục hồi vùng da bị tổn thương. Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Chuẩn bị 3 – 5 tép tỏi, bóc vỏ và bông y tế Bước 2: Giã nát/xay nhuyễn, thêm khoảng 50ml nước sạch, ngâm 3 phút Bước 3:  Rửa sạch vùng da bị tổn thương, dùng bông y tế chấm nước tỏi Bước 4: Bôi lên vùng da tổn thương đã rửa sạch Bước 5: Thực hiện từ 2 – 3 lần, sau 10 – 15 phút thì rửa lại bằng nước sạch Trà xanh cách chữa viêm da cơ địa bội nhiễm Theo nghiên cứu, trong lá trà xanh có hợp chất Polyphenol, Flavonoid, acid Tannic có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng, giảm ngứa hiệu quả. Ngoài ra, trong lá trà xanh còn có chất chống oxy hóa và cấp ẩm cho da. Sử dụng lá trà xanh điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm, bạn thực hiện lần lượt theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 nắm lá trà xanh còn tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng Bước 2: Vớt lá trà xanh ra, cho vào nồi, thêm 2 lít nước sạch, bắc lên bếp   Bước 3:  Đun sôi khoảng 10 phút, bắc nồi nước lá trà xanh xuống Bước 4: Bỏ bã, lấy nước trà xanh hòa thêm nước mát Bước 5: Tắm hoặc lau lên vùng da bị tổn thương, lau khô bằng khăn mềm Mật ong viêm da cơ địa bội nhiễm Mật ong có khoảng 70 hoạt chất tốt cho sức khỏe, làn da đồng thời có khả năng cải thiện nhanh triệu chứng của bệnh da liễu. Chất chống oxy hóa trong nguyên liệu này giúp chữa lành tổn thương và củng cố màng lipid bảo vệ da. Chất hữu cơ tự nhiên trong mật ong có khả năng kháng khuẩn, sát trùng, giảm sưng tấy, giảm ngứa, nhẹ nhàng loại bỏ tế bào chết, thúc đẩy quá trình tái tạo da. Lượng vitamin dồi dào có tác dụng cấp ẩm, giữ cho da luôn mềm mịn. Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, bạn có thể kết hợp mật ong với dầu dừa: Bước 1: Chuẩn bị mật ong và dầu dừa (mỗi loại 1 – 2 thìa cà phê, tùy thuộc vào diện tích da bị tổn thương) Bước 2: Trộn đều 2 nguyên liệu trên để được hỗn hợp sánh mịn Bước 3: Rửa sạch vùng da bị viêm da cơ địa bội nhiễm, bôi hỗn hợp Bước 4: Massage nhẹ nhàng từ 1 – 2 phút, giữ nguyên trên da khoảng 15 – 20 phút Bước 5: Rửa lại bằng nước ấm, lau khô bằng khăn mềm

Bộ sản phẩm Atoskin

Điều trị viêm da cơ địa bằng phương pháp dân gian và Tây y có rất nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, cả 2 phương pháp này vẫn tồn tại một số hạn chế. Điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm bằng phương pháp dân gian cho tác dụng chậm, người bệnh cần áp dụng đều đặn và trong một thời gian dài mới có được kết quả như mong muốn. Hơn nữa, nếu thực hiện không đúng cách sẽ tốn thời gian, công sức, thậm chí khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị nguyên liệu và cách thực hiện khá cầu kỳ. Viêm da cơ địa bội nhiễm Trong khi đó, thuốc Tây giúp cải thiện nhanh triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm nhưng lại khiến người bệnh gặp phải hàng loạt tác dụng không mong muốn. Chẳng hạn, thuốc chứa corticoid có thể bào mòn, teo da và ảnh hưởng đến chức năng của thận, gan. Thuốc kháng sinh Histamin có thể khiến người bệnh gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, rối loạn nhịp tim, buồn nôn, sốt nhẹ, đau cơ,… Bộ sản phẩm Atoskin ra đời đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp dân gian và Tây y. Atoskin (serum, kem dưỡng và sữa tắm) có nguồn gốc tự nhiên, sự kết hợp giữa các thành phần như siêu nghệ không màu Nano THC, chiết xuất rau má, trà xanh, trầu không, D – Panthenol giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm, khô, bong tróc da, phục hồi tổn thương da, giúp lấy lại làn da mịn màng, sự tự tin cho người bị viêm da cơ địa và tăng cường sức khỏe làn da. Đặc biệt, Atoskin “NÓI KHÔNG” với corticoid và chất bảo quản gây hại cho da. Bộ sản phẩm này được sản xuất tại nhà máy Công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm CVI. Đây là nhà máy duy nhất tọa lạc tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc – Hà Nội, đạt chuẩn CGMP – Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm do Bộ Y tế cấp và kiểm định khắt khe về chất lượng sản phẩm.

Viêm da cơ địa bội nhiễm kiêng gì?

Chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng ảnh hưởng nhiều đến tình trạng bệnh. Để kiểm soát và ngăn ngừa triệu chứng bùng phát, người bị viêm da cơ địa bội nhiễm không nên:
  • Tiêu thị thực phẩm có khả năng gây kích ứng, dị ứng như hải sản, thịt đỏ, thực phẩm lên men, trứng/thịt gà, dầu mỡ, đồ uống có cồn,…
  • Sử dụng mỹ phẩm gây kích ứng, dị ứng da
  • Tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng, mặc đồ bó sát, gây bí bách, khó chịu
  • Cào, gãi, chà xát mạnh lên vùng bị viêm da cơ địa bội nhiễm
  • Tiếp xúc với dị nguyên như phấn hoa, lông vật nuôi, nọc côn trùng, khói bụi,…

Ngăn ngừa viêm da cơ địa bội nhiễm tái phát

Để cải thiện nhanh triệu chứng và ngăn ngừa viêm da cơ địa bội nhiễm tái phát, người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau:
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng nước ấm mỗi ngày; bỏ thói quen cào, gãi, chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương.
  • Dưỡng ẩm đều đặn cho da 2 – 3 lần/ngày, sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, an toàn, dịu nhẹ, không corticoid hay chất bảo quản gây hại cho da.
  • Tránh xa tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, côn trùng, hóa chất, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc,…
  • Tập thể dục thể thao đều đặn, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý và giữ cho tinh thần luôn thoải mái.
Thông tin thêm: Mẹo chữa viêm da cơ địa ở đầu bằng mẹo dân gian hiệu quả Viêm da cơ địa ở mặt có trị dứt điểm được không?
Bài viết đã giúp bạn có được thông tin chi tiết về viêm da cơ địa bội nhiễm. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy like, share cho bạn bè, đồng nghiệp, người thân và đừng quên ghé thăm website atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh viêm da cơ địa và cách chăm sóc da hiệu quả nhé!
Dược sĩ Thu Trang Dược sĩ Thu Trang
Đánh giá bài viết
Rate this post
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Rate this post