Skip to main content

Viêm da cơ địa ở chân phải làm sao? Cách khắc phục hiệu quả

Tham vấn Y khoa
Ngày đăng
23/12/2020
Cập nhật lần cuối
23/06/2021
Viêm da cơ địa ở chân vô cùng phiền toái, vì ảnh hưởng cực kỳ nhiều đến việc di chuyển, hoạt động bình thường của người bệnh. Nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh và tiến hành xử lý sớm sẽ giúp bạn đẩy lùi tình trạng da liễu dai dẳng này dễ dàng và nhanh chóng hơn. 
Viêm da cơ địa ở chân
Viêm da cơ địa ở chân

Dấu hiệu của bệnh viêm da cơ địa ở chân?

Viêm da cơ địa, tiếng anh là Atopic Dermatitis (AD) là một trong những bệnh lý ngoài da phổ biến nhất tại Việt Nam. Bệnh đặc trưng bởi các vết viêm sưng, mẩn đỏ, bong tróc và sẩn gò khắp bề mặt da. Là tình trạng mãn tính, viêm da cơ địa thường đeo bám dai dẳng và tái phát nhiều lần.  Dạng viêm da cơ địa ở chân hay bắt gặp nhất là tổ đỉa. Tình trạng này làm xuất hiện các mụn nước nhỏ trên ngón chân và lòng bàn chân. viem-da-co-dia-o-chan Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da cơ địa ở chân:
  • Lên mụn nước nhỏ khu trú ở kẽ ngón chân, lòng bàn chân; thành từng đám hoặc rải rác. 
  • Có cảm giác ngứa và nóng rát khu vực nổi mụn nước.
  • Da căng, khô tróc, ửng đỏ. Vùng da bị bệnh thường dày và cảm giác phồng xốp hơn bình thường
  • Khi vết mụn nước vỡ và rỉ dịch sẽ gây đau đớn và xuất hiện các vết nứt nẻ, đóng vảy trên da. 
Vì mụn nước có thể gây ra các tổn thương hở, người bị viêm da cơ địa ở chân có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Rỉ mủ, sưng tấy, đóng vảy kèm đau đớn ở những khu vực bị bệnh trước đó có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm nặng hơn.  Viêm da cơ địa ở chân có thể rời đi sau khoảng vài ngày đến vài tuần, tùy thuộc mức độ bệnh, cũng như cách thức điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên chủ quan, mà cần tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia y tế đế xử lý kịp thời, tránh biến chứng. 
Xem thêm thông tin: Viêm da cơ địa ở mặt có trị dứt điểm được không?

Cách chữa bệnh viêm da cơ địa ở chân

Thực chất, biện pháp điều trị triệt để viêm da cơ vẫn chữa được các nhà khoa học khám phá ra. Vậy nhưng, rất nhiều cách thức hiệu quả đã được ứng dụng để giải quyết các triệu chứng nhanh chóng.  Tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể, nguyên nhân, sinh hoạt, mức độ tiến triển,… bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn những phác đồ thích hợp. 

Ứng dụng Đông y cho bệnh viêm da cơ địa ở chân

Theo y học cổ truyền, viêm da cơ địa đến từ một số căn nguyên chính sau:
  • Can thận hư yếu, khí huyết không lưu thông, nhiệt kết dưới da;
  • Phong hàn nhập thể, tích tụ độc tố. 
Khi đó, nhiệt độc uẩn kết ở da sẽ dẫn đến các biểu hiện điển hình của chứng viêm da cơ địa là sưng, đỏ, ngứa, khô,… Để có thể giải quyết các triệu chứng này, cần những vị thuốc có khả năng thanh nhiệt, đào thải độc tố, trừ phong thấp, tăng cường khí huyết cho cơ thể. 
viem-da-co-dia-o-chan
Dùng bài thuốc đông y
Trầu không, trà xanh, sài đất, đơn đỏ, đinh lăng,… là một số thảo dược hay được dùng cho người bị viêm da cơ địa ở chân. Bạn có thể tham khảo cách dùng dưới đây:
  • Lấy khoảng một nắm nguyên liệu mong muốn (trầu không, sài đất,…). Lựa chọn phần lá xanh tươi, không vàng úa, rách nát hay sâu bệnh.
  • Loại bỏ đất cát, bụi bẩn bằng cách rửa dưới vòi nước sạch. Ngâm nước muối loãng khoảng 15 – 20 phút nếu cần.  
  • Cho dược liệu vào nồi nước sạch, thêm vài hạt muối biển rồi đun sôi khoảng 10 – 15 phút để hoạt chất được tiết ra. 
  • Lọc bỏ bã, pha loãng nước chiết thảo dược đến nhiệt độ vừa phải. Bạn có thể dùng làm nước tắm hoặc ngâm chân đều được. 
  • Làm theo cách này đều đặn khoảng 3 lần/ tuần để có được hiệu quả tối ưu nhất. 
Lưu ý, liệu pháp Đông y lành tính và an toàn, nhưng tác dụng mang lại khá chậm. Vì thế bạn nên cân nhắc áp dụng khi tình trạng viêm da cơ địa đã được kiểm soát một phần, hoặc dùng song song với các cách chữa bệnh viêm da cơ địa ở chân khác nhé.  Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ bào chế, chiết xuất, nhiều sản phẩm kiểm soát bệnh viêm da cơ địa hiệu quả có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên đã được ra đời.  Trong đó, nổi bật là bộ sản phẩm Atoskin, với sự kết hợp của công nghệ enzym Bio-derma 1 đột phá từ Hàn Quốc cùng siêu nghệ không màu Nano THC, mang lại tác dụng kháng viêm, giảm sưng ngứa nhanh chóng, vượt trội.  Với hiệu quả kiểm soát triệu chứng chỉ trong 3 – 5 ngày sử dụng, Atoskin là giải pháp toàn diện cho bệnh nhân viêm da cơ địa được các chuyên gia, bác sĩ, nhà thuốc khuyên dùng. 

Dùng thuốc điều trị viêm da cơ địa ở chân

Với từng đối tượng cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc bôi, uống hoặc tiêm khác nhau. Ở mức độ nhẹ, bạn có thể sẽ được sử dụng corticoid tại chỗ, hoặc một số chế phẩm giảm ngứa để dùng ở vùng da bị bệnh. 
viem-da-co-dia-o-chan
Dùng kem bôi trị viêm da cơ địa ở chân
Với mức độ nặng hơn, một số nhóm thuốc sau có thể được kê đơn:
  • Thuốc bôi corticoid giảm mụn nước, viêm sưng. 
  • Nhóm kháng histamin chống ngứa. 
  • Steroid toàn thân (uống/ tiêm) với tình trạng viêm sưng nặng, hoặc đang có khả năng nhiễm khuẩn, biến chứng. 
  • Thuốc kháng sinh, kháng nấm cho đối tượng bị nhiễm trùng. 
Bên cạnh đó, quang trị liệu hoặc liệu pháp miễn dịch cũng mang lại nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, vì hiệu quả lâu dài chưa chắc chắn, cũng như tác dụng phụ của những biện pháp này, nên thường chỉ được áp dụng khi các cách thức điều trị khác đã thất bại. 

Phòng tránh viêm da cơ địa ở chân tái phát

Là bệnh mãn tính, viêm da cơ địa hay tái phát và chưa có cách thức điều trị triệt để. Thế nên, người bệnh cần tích cực tự chăm sóc và phòng tránh, hỗ trợ tích cực cho việc kiểm soát viêm da cơ địa. Chuyên gia đưa ra một số hướng dẫn thực hiện đơn giản cho bệnh nhân viêm da cơ địa ở chân như sau:
  • Cố gắng giảm thiểu gãi và làm xước da, vỡ mụn nước, tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập. 
  • Tránh làm vùng chân bị bí hơi, ẩm ướt. Đi giày dép vừa vặn, thông thoáng. Hạn chế sử dụng tất chật, bó nếu có thể. 
  • Tránh lội nước hoặc ngâm chân quá lâu trong nước, đặc biệt các vùng nước bẩn, ô nhiễm. 
  • Thời gian tắm giới hạn từ 10 – 15 phút, không tắm quá lâu. Nhiệt độ nước nên ở mức ấm, nước quá nóng khiến da mất ẩm và khô.
  • Không nên dùng các loại xà phòng, chất tẩy rửa mạnh, dễ kích ứng lên dùng chân bị viêm sưng. 
  • Dùng kem dưỡng ẩm cho da chân sau khi tắm rửa để dưỡng ẩm, làm mềm dịu và kích thích da non tái tạo, phục hồi tổn thương. 
  • Tránh các món ăn dễ dị ứng (hải sản, đậu phộng, trứng sữa…) và các chất kích thích; bổ sung thêm rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm nhiều chất béo tốt omega-3…
Thông tin liên quan: Viêm da cơ địa ở tay: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả Viêm da cơ địa tái đi tái lại có nguy hiểm không?
Bài viết trên đã cho bạn biết về dấu hiệu nhận biết và cách thức xử lý nếu mắc phải tình trạng viêm da cơ địa ở chân. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 để được các Dược sĩ giải đáp chi tiết. Đừng quên ghé thăm atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh viêm da cơ địa và cách chăm sóc da hiệu quả nhé!
Dược sĩ Thu Trang Dược sĩ Thu Trang
Đánh giá bài viết
5/5 - (1 bình chọn)
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
5/5 - (1 bình chọn)