Viêm da cơ địa ở người lớn là gì? Nguyên nhân viêm da cơ địa ở người lớn? Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa ở người lớn hiệu quả? Đáp án được Atoskin tổng hợp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Viêm da cơ địa ở người lớn là một dạng tổn thương da mạn tính, có xu hướng dai dẳng. Tổn thương da thường có tính chất đối xứng, tập chung ở mu, khuỷu tay, lòng bàn tay/chân, mặt sau đầu gối, đầu, ngực, lưng. Số ít trường hợp, tổn thương xuất hiện khắp cơ thể.
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu bị viêm da cơ địa: nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa và chăm sóc
Biểu hiện của viêm da cơ địa ở người lớn có sự khác nhau giữa giai đoạn cấp và mạn tính.
Viêm da cơ địa ở người lớn giai đoạn cấp tính được nhận biết thông qua một số dấu hiệu điển hình sau:
Viêm da cơ địa ở người lớn giai đoạn mạn tính được nhận biết thông qua:
Các bệnh về da nói chung và viêm da cơ địa nói riêng có nguyên nhân phức tạp. Sinh thiết mô da cho thấy, người bị viêm da cơ địa có nồng độ IgE cao hơn người bình thường. Bên cạnh đó, viêm da cơ địa ở người lớn khởi phát là do:
Sức đề kháng suy giảm: Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa có thể bùng phát khi sức đề kháng suy giảm. Khi đó, bệnh viêm da cơ địa làm tổn thương làn da và kéo theo một số bệnh lý khác như sốt cỏ khô, viêm mũi dị ứng, hen suyễn,…
Di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh lý này hoặc bệnh lý cơ địa liên quan như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô,… có nguy cơ cao bị viêm da cơ địa.
“Hàng rào” bảo vệ da bị tổn thương: Vì nguyên nhân nào đó mà “hàng rào” bảo vệ da bị tổn thương. Theo đó, sức đề kháng của da giảm, da dễ bị mất nước, vi khuẩn có thể xâm nhập dễ dàng và gây tổn thương da.
Dị ứng: Viêm da cơ địa và dị ứng có mối quan hệ mật thiết. Phản ứng dị ứng xuất hiện do tác dụng phụ của một số loại thuốc, hóa mỹ phẩm, thời tiết thay đổi,…
Kích ứng: Bệnh viêm da cơ địa có thể do tiếp xúc với nọc độc côn trùng, phấn hoa, lông vật nuôi, nhựa cây, hóa chất,…. Triệu chứng nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào tần suất, thời gian, liều lượng, tính chất da, nhiệt độ và độ ẩm.
Yếu tố cơ học: Khi làn da ma sát với quần áo dày, bí bách, không thấm mồ hôi có thể khiến các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa bùng phát.
Viêm da cơ địa ở người lớn không nguy hiểm so với viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi vì, hệ miễn dịch của người lớn đã hoàn chỉnh, biểu hiện của bệnh lý chỉ tập trung ở da mà ít kích thích bệnh cơ địa khác bùng phát. Tuy nhiên, viêm da cơ địa ở người lớn có tính chất dai dẳng, dễ tái đi tái lại. Triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, giấc ngủ của người bệnh. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ để lại thâm sẹo, khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp. Viêm da cơ địa có thể biến chứng thành:
Viêm da cơ địa bội nhiễm: Viêm da cơ địa bội nhiễm do tụ cầu vàng hoặc vi khuẩn gây nên. Bệnh làm cho da bị tổn thương nghiêm trọng, ngứa ngáy, đau rát và khó chịu vô cùng.
Bệnh cơ địa: Viêm da cơ địa tái phát (trên 5 lần/năm) khiến tế bào lympho T bị hoạt hóa, các chất tiền viêm được giải phóng quá mức, tăng nguy cơ bị viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô, viêm kết mạc dị ứng, hen suyễn,…
Chẩn đoán viêm da cơ địa ở người lớn thường dựa vào triệu chứng lâm sàng và tiền sử gia đình:
Hiện nay, y học chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm da cơ địa ở người lớn bởi vì nguyên nhân và tính chất phức tạp của nó. Các biện pháp điều trị chủ yếu tập trung vào cải thiện triệu chứng khó chịu đồng thời ngăn ngừa biến chứng.
Theo bác sĩ da liễu, viêm da cơ địa không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu người bệnh thường xuyên cào/gãi có thể khiến cấu trúc da bị phá vỡ, lở loét. Khi vết thương lành có thể để lại sẹo, điều đó ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Thuốc Tây được sử dụng khi bị viêm da cơ địa bởi nó cải thiện nhanh triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, sử dụng thuốc Tây điều trị viêm da cơ địa có thể khiến người bệnh gặp phải hàng loạt tác dụng phụ.
Bao gồm:
Thuốc bôi chứa Corticoid: Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng viêm da và chống dị ứng.
Thuốc chứa acid Salicylic: Thành phần chính của thuốc là acid Salicylic, có khả năng loại bỏ tế bào chết và sát trùng nhẹ.
Kháng sinh dạng bôi: Được dùng khi bị bội nhiễm và nguy cơ nhiễm trùng. Để hạn chế tình trạng sưng đỏ, chống viêm, ngăn ngừa tổn thương trên bề mặt da, bác sĩ thường chỉ định kết hợp kháng sinh dạng bôi với thuốc chứa corticoid.
Thuốc bôi ức chế hệ thống miễn dịch: Cơ chế hoạt động của thuốc này giống với thuốc chứa Corticoid. Mặc dù không gây tác dụng phụ như thuốc chứa Corticoid nhưng nó lại khiến da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
Xem thêm: Top 7 kem dưỡng ẩm cho viêm da cơ địa bạn không nên bỏ qua
Rất nhiều người bệnh đã lựa chọn phương pháp dân gian để cải thiện triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa. Lý do là phương pháp này hiệu quả, an toàn, tiết kiệm chi phí. Thế nhưng, phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm, chẳng hạn: hiệu quả chậm, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng trong một thời gian dài; mất khá nhiều thời gian và công sức chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện, điều đó không phù hợp với nhịp sống hiện đại bận rộn, hối hả.
Lá lốt
Theo Đông y, lá lốt có tính ấm, vị cay, hơi nồng, có tác dụng chỉ thống, ôn trung, tán hàn, hạ khí và giảm đau. Y học hiện đại chứng minh, lá lốt chứa hoạt chất Flavonoid, Ancaloit, Caryophyllene, Benzyl axetat,… có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị 30g lá lốt, 2 – 3 thìa muối biển, 1 – 1.5 lít nước sạch
Bước 2: Rửa sạch lá lốt, ngâm với nước muối loãng
Bước 3: Vớt ra, thái khoảng 3cm và cho lên chảo sao nóng
Bước 4: Cho lá lốt đã sao nóng vào nồi, thêm nước sạch
Bước 5: Bắc lên bếp, đun sôi từ 15 – 20 phút, sử dụng nước cốt khi còn ấm (bỏ bã); ngày uống 2 – 3 cốc
Trà xanh
Để giảm ngứa và chữa lành tổn thương da, người bệnh có thể tắm lá trà xanh. Theo nghiên cứu, trong lá trà xanh có một số hoạt chất tốt cho làn da đặc biệt là da bị tổn thương. Cụ thể, hợp chất Flavonoid, Polyphenol, vitamin C trong lá trà xanh có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và giảm sưng. Hàm lượng EGCG trong lá trà xanh giúp phục hồi tổn thương, ngăn ngừa quá trình lão hóa da. Sử dụng lá trà xanh chữa viêm da cơ địa an toàn và hiệu quả, các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 2 – 3 nắm lá trà xanh tươi, rửa và ngâm với nước muối loãng
Bước 2: Vớt lá trà xanh ra, để ráo nước
Bước 3: Cho vào máy xay nhuyễn hoặc giã nát
Bước 4: Rửa sạch vùng da bị tổn thương, đắp nguyên liệu đã chuẩn bị lên
Bước 5: Dùng băng gạc cố định khoảng 25 – 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch (áp dụng đều đặn 1 – 2 lần/ngày)
Chườm lạnh
Viêm da cơ địa cấp tính gây cảm giác ngứa ngáy và nóng rát trên da. Để giảm nhanh tình trạng này, dân gian thường sử dụng đá viên để chườm lên vùng da bị tổn thương. Nhiệt độ lạnh từ đá giúp giảm đáng kể tình trạng ngứa ngáy, sưng viêm, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Bôi thuốc tím hoặc dung dịch sát trùng để loại bỏ vi khuẩn trên da
Bước 2: Cho 2 – 3 viên đá lạnh vào khăn mềm, sạch, mỏng
Bước 3: Chườm lên vùng da bị tổn thương (15 – 20 phút), thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày
Atoskin là bộ sản phẩm chuyên dùng cho người bị viêm da cơ địa, có nguồn gốc tự nhiên, an toàn, hiệu quả nhanh, không chứa corticoid gây hại cho da. Atoskin được ứng dụng công nghệ enzyme Bio – Derma 1, nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc. Nano THC có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, phục hồi tổn thương da và ngăn ngừa thâm sẹo. D – Panthenol giúp tái tạo và dưỡng ẩm cho da.
Bên cạnh đó, chiết xuất phỉ, rau má, trà xanh, trầu không có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và giảm ngứa nhanh chóng. Đặc biệt, thiết kế bộ sản phẩm mang đến sự thuận tiện khi sử dụng cũng như mang theo khi đi du lịch, công tác, về quê,…
Để kiểm soát viêm da cơ địa, người bệnh có thể tham khảo một số điều NÊN và KHÔNG NÊN sau đây:
Thông tin thêm: Viêm da cơ địa ở trẻ em: Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị
Trên đây là thông tin chi tiết về triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và kiểm soát bệnh viêm da cơ địa ở người lớn. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, bạn đừng ngại liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 hoặc bình luận bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời giải đáp. Ghé thăm website atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh viêm da cơ địa và cách chăm sóc da hiệu quả nhé!
Bà bầu bị viêm da cơ địa: nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa và chăm sóc
Tổng hợp cách dùng cây sài đất chữa viêm da cơ địa
Chia sẻ bài thuốc dùng cây vòi voi chữa viêm da cơ địa ít người biết
Cách chữa viêm da cơ địa bằng cây lược vàng đơn giản tại nhà
4 cách chữa viêm da cơ địa bằng lá đinh lăng tối ưu nhất
8+ bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng thuốc nam hiệu quả
Trụ sở chính: Lô đất CN1 - 08B-3, khu công nghiệp công nghệ cao 1, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.
Tel: (024) 3668 6938
Email: cskh@cvi.vn
Văn phòng: Phòng 504, tòa nhà Comatce Tower, Thanh Xuân, Hà Nội