Skip to main content

Viêm da cơ địa quanh miệng chữa trị thế nào? Bao lâu thì khỏi

Tham vấn Y khoa
Ngày đăng
14/01/2022
Cập nhật lần cuối
24/01/2022
Viêm da cơ địa là bệnh da liễu thường gặp, gây nhiều ám ảnh cho người bệnh, đặc biệt khi bị viêm da ở vùng miệng. Viêm da cơ địa quanh miệng không những gây ra nhiều khó chịu, mà còn khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Vậy làm thế nào để điều trị và sau bao lâu thì lui bệnh. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Viêm da cơ địa quanh miệng là bệnh gì?

Viêm da cơ địa quanh miệng là tình trạng phát ban các nốt mụn đỏ, có thể kèm vảy đỏ xung quanh miệng. Vùng da phát ban có thể lan ra mũi, mắt, sau tai,… Bệnh có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, nhưng tỷ lệ ở nữ cao hơn, thường gặp ở độ tuổi từ 16-45. Các thể viêm da quanh miệng hay gặp gồm có:
  • Viêm da quanh miệng điển hình: ban đỏ quanh miệng cùng mụn nước nhỏ li ti
  • Viêm da quanh miệng có u hạt nhỏ: u hạt không có mủ hay dịch, giống mụn thịt quanh miệng.
Viêm da cơ địa quanh miệng đa số là lành tính, thường kéo dài từ 3 đến 5 tuần. Một số trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Thế nhưng, cũng có nhiều trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng, tái phát liên miên và phải cần đến các phương pháp đặc trị. Khi đó, thời gian trị liệu thường mất khoảng vài tuần đến vài tháng. 
Tình trạng phát ban, bong tróc da khi bị viêm da cơ địa quanh miệng
Tình trạng phát ban, bong tróc da khi bị viêm da cơ địa quanh miệng

Cách nhận biết bệnh viêm da cơ địa quanh miệng

Bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh viêm da cơ địa quanh miệng qua một số triệu chứng điển hình dưới đây:
  • Da khô và đỏ lên (mảng da đậm hơn, có thể màu khác như nâu, tím, xám)
  • Cảm giác ngứa ngáy, châm chích, nóng da
  • Xuất hiện mụn đỏ xung quanh miệng, có thể lan lên má, mũi, trán, cằm.
Các triệu chứng có thể không đồng thời xuất hiện ở tất cả người bệnh và khác nhau tùy mức độ:
  • Viêm da thể nhẹ: chỉ thấy ngứa, khô da và khó chịu
  • Viêm da cấp tính thể nặng: da nứt nẻ, có thể chảy máu và dễ nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa quanh miệng

Hiện chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây viêm da cơ địa quanh miệng. Tuy vậy, nhiều nghiên cứu cho rằng đó là do sự hoạt động quá mức của hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch tạo các phản ứng viêm, gây viêm da khô ngứa, phát ban. Ngoài ra, viêm da cơ địa quanh miệng còn bị kích thích bởi một số yếu tố như:
  • Thay đổi thời tiết: trời trở lạnh, nóng đột ngột
  • Môi trường sống ô nhiễm, bụi bẩn
  • Tiếp xúc với các chất gây dị ứng: lông chó mèo, phấn hoa, thực phẩm dễ gây dị ứng (hải sản, sữa, đậu phộng,…), hóa chất tẩy rửa hoạt tính mạnh: kem đánh răng chứa fluoride
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da mặt gây kích ứng như: kem chống nắng, kem nền,…
  • Sử dụng thuốc tránh thai.

Các phương pháp điều trị viêm da cơ địa quanh miệng

Viêm da cơ địa quanh miệng tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh tiến triển kéo dài và tái lại nhiều lần sẽ khiến bệnh chuyển thành thể mãn tính. Do đó, người bệnh cần có các phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Sử dụng thuốc điều trị theo toa

Một số thuốc thường được chỉ định để giảm nhẹ triệu chứng của viêm da cơ địa như:
  • Thuốc kháng sinh trị nấm, vi khuẩn tại chỗ: metronidazol, erythromycin là thuốc kháng sinh bôi da hay được dùng, giúp hạn chế các tác dụng không mong muốn khi dùng đường uống
  • Thuốc kháng sinh đường uống: nếu không thể bôi hoặc bôi không hiệu quả, người bệnh sẽ được dùng kháng sinh: minocyclin, doxycyclin để trị viêm da do nhiễm khuẩn. Việc điều trị này thường kéo dài 3 đến 12 tuần
  • Thuốc kháng viêm corticoid: Thường dùng ở dạng thuốc bôi ngoài da. Thuốc dạng uống chỉ nên dùng khi có đợt bùng phát nặng. Tuy nhiên, Corticoid có nhiều tác dụng phụ, nhất là khi dùng lâu ngày, do đó không nên sử dụng trong thời gian dài.
Các thuốc Tây điều trị tuy có khả năng giảm nhanh triệu chứng của viêm da cơ địa nhưng cần sử dụng thận trọng, vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Các thuốc corticoid nếu sử dụng lâu dài có thể gây suy tuyến thượng thận, viêm loét dạ dày, rối loạn dự trữ mỡ, teo da, mỏng da, giãn tĩnh mạch dưới da,…  Ngoài ra, các thuốc trên chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, không thể giải quyết căn nguyên gây bệnh. Lạm dụng thuốc quá mức còn có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc. Do đó, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi đã thăm khám và được bác sĩ chỉ định.

Sử dụng sản phẩm thảo dược bôi ngoài da

Người bệnh cũng có thể lựa chọn sản phẩm thảo dược dùng ngoài da trong quá trình điều trị bệnh. Phương pháp này vừa đảm bảo an toàn cho da, không gây tác dụng phụ, vừa mang lại hiệu quả tốt cho cả giai đoạn nhẹ và nặng. Một trong số những sản phẩm thảo dược trị viêm da cơ địa nổi tiếng nhất được biết đến chính là bộ sản phẩm thảo dược Atoskin. Sản phẩm có các thành phần được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính và không gây bất kỳ tác dụng phụ gì cho da.  Đặc biệt, Atoskin được ứng dụng công nghệ enzyme Bio-Derma 1 đột phá từ Hàn Quốc, đã được chứng minh trên lâm sàng có hiệu quả tốt với bệnh viêm da cơ địa. Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn cGMP do Bộ Y tế cấp phép.  Bộ sản phẩm Atoskin gồm serum, kem dưỡng và sữa tắm:
  • Atoskin Serum giúp giảm nhanh ngứa ngáy, mẩn đỏ, mụn nước
  • Atoskin Cream có tác dụng dưỡng ẩm, giảm bong tróc, nứt nẻ vùng da bị viêm
  • Atoskin Shower dùng để thay thế sữa tắm thông thường, giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây kích ứng.
Hàng triệu người bệnh đã sử dụng sản phẩm và phản hồi hiệu quả tốt sau một thời gian sử dụng.
Atoskin - sản phẩm thảo dược trị viêm da cơ địa quanh miệng
Atoskin – sản phẩm thảo dược trị viêm da cơ địa quanh miệng

Lưu ý cách chăm sóc cho vùng da viêm quanh miệng

Chăm sóc vùng da quanh miệng khi bị viêm là điều vô cùng quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả chữa trị. Dưới đây là một số lưu ý về cách chăm sóc da quanh miệng:
  • Vệ sinh vùng da quanh miệng sạch sẽ, dùng khăn sạch, mềm, không chà xát mạnh gây xước da. Rửa mặt với nước mát hoặc ấm, không dùng nước quá nóng hay quá lạnh.
  • Luôn giữ ẩm cho vùng da bị viêm để tránh tình trạng nứt nẻ, bong tróc, chảy máu.
  • Không gãi ngứa vì sẽ làm rách, nứt, lan rộng vết thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không dùng các sản phẩm chăm sóc da, tóc chứa cồn, thuốc nhuộm khi đang bị dị ứng.
  • Hạn chế ra nắng vì tia UV có thể làm nặng thêm triệu chứng ở một số người bệnh.
  • Thay khăn mặt, chăn ga gối đệm đều đặn, giữ cho nơi ở luôn sạch sẽ, thoáng khí, tránh sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: hải sản, tôm, cua, trứng, sữa, đồ ăn cay nóng,…

Các biện pháp ngăn ngừa viêm da cơ địa quanh miệng tái phát

Ngay cả khi được điều trị cẩn thận, viêm da cơ địa quanh miệng cũng có thể tái phát sau vài tháng đến nhiều năm. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh tái phát, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
  • Tránh tiếp xúc các tác nhân kích thích viêm: kem đánh răng chứa fluoride, sản phẩm dưỡng da, hoá chất tẩy rửa mạnh, nước hoa, ánh nắng mặt trời.
  • Cần dùng đúng số thuốc đã được kê, không nên tự ý mua thuốc ngoài đơn, đặc biệt là thuốc tránh thai và thuốc chứa corticoid: thuốc bôi, hít, xịt mũi. Nếu phải dùng thuốc chống viêm corticoid thì không nên dùng trong thời gian dài.
  • Dữ ẩm cho da, đặc biệt vào mùa đông để tránh khô da, bong tróc da, do da bị tổn thương sẽ khiến các tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công hơn.
  • Tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh bằng cách uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây viêm.
Nếu tuân thủ tất cả các lưu ý ở trên nhưng bệnh lý vẫn không có dấu hiệu cải thiện, bạn nên đến thăm khám y tế để có biện pháp xử trí kịp thời. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng để lại bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ tới tổng đài miễn cước 1800 8179 để được giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm: Tổng hợp mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà hiệu quả, an toàn
Dược sĩ Tố Uyên Dược sĩ Tố Uyên
Đánh giá bài viết
Rate this post
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Rate this post