Skip to main content
Bà bầu bị bệnh tổ đỉa có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cách điều trị

Bà bầu bị bệnh tổ đỉa có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cách điều trị

Tổ đỉa ở phụ nữ có thai là một vấn đề thường gặp và trở thành nỗi lo của nhiều mẹ bầu. Vậy khi bà bầu bị bệnh tổ đỉa thì thai nhi có bị ảnh hưởng không, nên điều trị thế nào để an toàn nhất cho cả mẹ và con? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân mắc tổ đỉa ở bà bầu

Hiện nay, khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa ở bà bầu. Tuy vậy, theo các chuyên gia, đó là sự kết hợp của một vài yếu tố trong cơ thể với yếu tố bên ngoài. Dưới đây là một số yếu tố góp phần khiến mẹ bầu mắc tổ đỉa:  Thay đổi nội tiết tố và miễn dịch:  Khi mang thai, cơ thể mẹ có sự biến đổi lớn về lượng hormon, dẫn tới sự thay đổi chức năng của hệ miễn dịch, của các tuyến tiết ở dưới da. Hệ miễn dịch của mẹ bầu thường suy giảm, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu và cuối thai kỳ. Các tuyến tiết dưới da tăng hoạt động, làm cho lòng bàn tay, bàn chân của mẹ ra nhiều mồ hôi, da ẩm hơn. Sự thay đổi của hệ miễn dịch, nội tiết tố đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm phát triển, tấn công và gây bệnh tổ đỉa cho mẹ bầu. Thay đổi về tâm lý:  Trong thời kỳ mang thai, các bà mẹ thường có sự thay đổi về tâm lý, thường hay căng thẳng, lo âu. Trạng thái này còn tác động lên hệ miễn dịch, nội tiết của mẹ, khiến mẹ dễ mắc tổ đỉa, với tính chất dai dẳng và có khả năng tái phát cao. Nguyên do khác: Một số nguyên nhân bên ngoài như: không đảm bảo vệ sinh cơ thể, môi trường sống ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất độc hại, ăn phải thức ăn gây dị ứng,…cũng tác động đến sức khoẻ của mẹ và gây bệnh tổ đỉa.

Triệu chứng khi bà bầu bị tổ đỉa

Khi gặp các dấu hiệu sau, mẹ bầu có khả năng đã mắc tổ đỉa:
  • Triệu chứng báo hiệu: lòng bàn tay, bàn chân ra nhiều mồ hôi, da đỏ ửng, có cảm giác nóng, hơi rát, có các nốt sần trắng nhỏ
  • Xuất hiện các mụn nước li ti: mụn nước ở sâu trong da, khó vỡ. Mụn mọc thành từng đám, tại các kẽ ngón tay, chân, lòng bàn tay, bàn chân. Các mụn nước khi chưa vỡ có thể tự teo đi, để lại lớp sừng dày vàng đậm. Nếu mụn bị vỡ, dịch rỉ ra làm khô, bong tróc, đau, rát đỏ da và dễ gây nhiễm trùng ở các vùng da lân cận.
  • Ngứa ngáy: đây là cảm giác có từ khi các nốt mụn xuất hiện, mẹ bầu thường thấy ngứa dữ dội.
  • Mụn có mủ trắng, sưng tấy da, hoặc sốt, nổi hạch: đây là các triệu chứng của nhiễm trùng khi tổ đỉa trở nặng, vô cùng nguy hiểm. Người bệnh cần ngăn chặn không để bệnh phát triển đến giai đoạn này.
Các mụn nước li ti thường là dấu hiệu bà bầu bị bệnh tổ đỉa
Các mụn nước li ti thường là dấu hiệu bà bầu bị bệnh tổ đỉa

Mẹ bầu mắc tổ đỉa có ảnh hưởng gì đến con?

Tổ đỉa không lây nhiễm từ người sang người, nhưng lại là bệnh có thể di truyền. Theo nghiên cứu, nếu mẹ từng bị tổ đỉa, khả năng con bị tổ đỉa về sau là 8%. Đặc biệt, nguy cơ này lên tới 41% nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh. Bệnh tổ đỉa tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu trẻ nhỏ mắc phải thì mức độ nghiêm trọng sẽ cao hơn người lớn rất nhiều. Do đó, mẹ bầu cần lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc tổ đỉa, tránh di truyền cho con.

Các phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa ở bà bầu an toàn

Bệnh tổ đỉa nếu không được điều trị sớm, bệnh tiến triển thành thể mãn tính và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy, cần điều trị tổ đỉa cho mẹ bầu ngay từ khi phát hiện bệnh.

Điều trị tổ đỉa bằng thuốc Tây có an toàn với bà bầu?

Các thuốc Tây y có tác dụng loại bỏ mạnh những triệu chứng của bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, thuốc Tây còn tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn, nhất là với thể trạng của mẹ bầu và thai nhi. Đó là lý do bác sĩ chỉ kê thuốc Tây cho mẹ bầu sau khi đã cân nhắc kĩ lợi ích điều trị và nguy cơ trên thai nhi. So với các thuốc uống thì dung dịch rửa, thuốc bôi ngoài da để giảm triệu chứng cho mẹ bầu thường được ưu tiên hơn:
  • Thuốc bôi chứa kẽm: kẽm có khả năng sát khuẩn, săn se da, bảo vệ da khi bị tổ đỉa.
  • Dung dịch rửa: một số dung dịch hay được dùng: Milian, BSI 1 – 3%, dung dịch thuốc tím,… giúp sát khuẩn, ngừa bội nhiễm, giảm rỉ dịch.
  • Thuốc kháng histamin, thuốc bôi chứa corticosteroid: khi các triệu chứng ngứa rát, viêm dữ dội hơn, để dập tắt chúng, bác sĩ sẽ kê cho người bệnh các thuốc này. Ngoài ra, khi phát hiện nhiễm nấm, vi khuẩn, thuốc kháng sinh, kháng nấm cũng được sử dụng. Tuy nhiên, các loại thuốc này có khá nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, hoặc gây dị tật thai. Do đó, mẹ bầu chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Điều trị tổ đỉa bằng mẹo dân gian an toàn với bà bầu

Bởi sự hạn chế của các thuốc Tây với mẹ bầu, các mẹo dân gian thân thiện, an toàn thường hay được sử dụng. Bạn đọc có thể tham khảo các cách chữa tổ đỉa dân gian dưới đây: Dùng lá trầu không: 
  • Lá trầu không giúp giảm đau, giảm ngứa rát do tổ đỉa. 
  • Cách làm: rửa sạch 3 lá trầu không, ngâm nước muối, giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da tổn thương, để trong 30 phút. Sau đó, rửa sạch da lại với nước ấm. Dùng 2 đến 3 lần mỗi ngày để có hiệu quả.
Dùng dây đau xương: 
  • Dây đau xương có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm. 
  • Để chữa tổ đỉa, chỉ cần rửa sạch dây đau xương, thái nhỏ, đem phơi khô, sao vàng lên và để nguội. Trước khi đi ngủ 1 đến 2 tiếng, lấy một nắm thuốc đã sao, nấu với nước uống. Phần thuốc sao chưa dùng đến có thể bảo quản bằng cách cho vào túi kín, để nơi khô ráo.
Dùng lá lốt: 
  • Lá lốt chứa nhiều hoạt chất sát khuẩn, chống viêm, chống oxy hoá tốt. 
  • Cách dùng lá lốt chữa tổ đỉa: rửa sạch 1 nắm lá lốt, giã nát với một ít muối hạt. Lấy nước cốt thu được, pha cùng ít nước lọc. Đun sôi hỗn hợp nước trong 5 phút, để nguội rồi uống khi còn ấm.
Tuy nhiên, mẹo dân gian chỉ có thể áp dụng với tổ đỉa mức độ nhẹ, ít có hiệu quả với bệnh tổ đỉa trở nặng. Cho nên, cần lựa chọn phương pháp phù hợp với từng thể bệnh.
Các mẹo dân gian thường được áp dụng để chữa bệnh tổ đỉa ở bà bầu
Các mẹo dân gian thường được áp dụng để chữa bệnh tổ đỉa ở bà bầu

Sử dụng sản phẩm thảo dược ngoài da an toàn cho bà bầu

Khi các thuốc tây y gây nhiều tác dụng phụ bất lợi và các mẹo dân gian bất tiện khi thực hiện và ít hiệu quả với tổ đỉa ở mức độ nặng thì sản phẩm dùng ngoài da có nguồn gốc từ thảo dược là lựa chọn tối ưu nhất. Bộ sản phẩm Atoskin với serum, kem dưỡng và sữa tắm có thể coi là giải pháp toàn diện nhất cho bà bầu đang bị tổ đỉa. Bộ 3 sản phẩm Atoskin có các thành phần được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, đảm bảo an toàn và thích hợp sử dụng cho mẹ bầu. Đặc biệt công nghệ enzym Bio-Derma 1 cùng thành phần siêu nghệ không màu Nano THC mang lại sự hiệp đồng tác dụng, tăng cường hiệu quả giảm ngứa, chống viêm và đẩy nhanh quá trình phục hồi vùng da bị tổn thương do tổ đỉa. Bộ sản phẩm Atoskin đã được Bác sĩ Lê Anh Thư – Chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Da liễu Trung ương đánh giá về độ an toàn và hiệu quả trị tổ đỉa: “Bộ sản phẩm Atoskin là nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, được cơ quan y tế kiểm định có chất lượng và hiệu quả.” Bác sĩ Thư cũng đánh giá sản phẩm không có corticoid, rất an toàn cho da và có tác dụng điều trị toàn diện.

Những lưu ý bà bầu cần biết khi bị tổ đỉa

Với phụ nữ có thai, khả năng xuất hiện các biến chứng của tổ đỉa khá cao, hai biến chứng nghiêm trọng thường gặp là bị bội nhiễm và chàm nặng. Bội nhiễm là tình trạng mụn nước có mủ, chảy nhiều dịch, kèm sốt, nổi hạch. Còn chàm nặng có sự kết vảy dày, làm giảm tác dụng của các thuốc bôi, tăng các triệu chứng viêm, tăng nguy cơ bội nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, tổ đỉa khi mang thai sẽ không quá đáng lo nếu mẹ bầu lưu ý các nguyên tắc dưới đây:
  • Không để cơ thể suy nhược thêm, nên bồi bổ đủ dinh dưỡng, giữ tâm lý ổn định, giải tỏa căng thẳng, stress, tránh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, nội tiết tố.
  • Luôn vệ sinh cơ thể, nhà cửa sạch sẽ, mặc quần áo, đi giày dép thoáng mát, thoát mồ hôi tốt.
  • Không gãi lên vùng da bị bệnh, vì sẽ làm loét, tổn thương da nặng nề hơn.
  • Để không làm nặng thêm các triệu chứng viêm, ngứa ngáy do tổ đỉa, mẹ bầu nên kiêng các thức ăn dễ gây dị ứng như: tôm, cá biển, cua, sò, đậu, thịt bò, gà, gia vị cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, các chất kích thích: bia, rượu, cà phê,…
  • Hạn chế tiếp xúc với các hoá chất, chất tẩy rửa mạnh, kể cả nước rửa chén, nước giặt quần áo.
  • Dùng thuốc đúng cách, đúng lượng theo chỉ định của bác sĩ. Có thể sử dụng kem dưỡng ẩm da, giảm tình trạng khô rát da.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin cần biết xoay quanh vấn đề bà bầu bị bệnh tổ đỉa. Hy vọng với bài chia sẻ này, bạn đã nắm được phương pháp điều trị tổ đỉa thích hợp, an toàn và hiệu quả. Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác về bệnh tổ đỉa, bạn đọc vui lòng truy cập website atoskin.vn hoặc gọi tới tổng đài miễn phí cước 1800 8179 để được tư vấn chi tiết.
Xem thêm: [Giải đáp] Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì? Tránh xa ngay 7 thực phẩm này!
Rate this post
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận