Skip to main content

Top 5 lá tắm chữa viêm da cơ địa hiệu quả bạn không nên bỏ qua

Tham vấn Y khoa
Ngày đăng
18/12/2020
Cập nhật lần cuối
23/06/2021
Để giảm tác dụng phụ mà thuốc Tây gây nên, không ít người bệnh đã sử dụng các loại lá cây làm nước tắm chữa viêm da cơ địa. Vậy, viêm da cơ địa tắm lá gì? Tham khảo bài viết “Top 5 lá tắm chữa viêm da cơ địa” mà Atoskin chia sẻ dưới đây để có được đáp án chi tiết nhé!
lá tắm chữa viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa tắm lá gì?

Tại sao chữa viêm da cơ địa bằng lá cây?

Bệnh viêm da cơ địa có liên quan mật thiết với yếu tố di truyền và cơ địa. Hiện nay, nền y học thế giới vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị triệt để. Bởi vậy, nguyên tắc chung khi điều trị viêm da cơ địa chỉ là cải thiện triệu chứng khó chịu, ngăn ngừa biến chứng và tái phát.  Dân gian thường sử dụng các loại lá có sẵn trong vườn nhà để làm nước tắm chữa viêm da cơ địa. Đây là những nguyên liệu tự nhiên, an toàn, hầu như không gây tác dụng phụ. Thêm nữa, mẹo chữa viêm da cơ địa bằng lá cây sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí cho người bệnh.

Top 5 lá tắm chữa viêm da cơ địa hiệu quả, an toàn

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được áp dụng để cải thiện và ngăn ngừa triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa. Sử dụng thảo dược có rất nhiều ưu điểm nhưng không phải ai cũng hiểu và biết cách thực hiện. Nếu chưa biết viêm da cơ địa tắm lá gì, bạn có thể tham khảo 5 loại lá mà Atoskin chia sẻ dưới đây.

Trà xanh

lá tắm chữa viêm da cơ địa Theo y học cổ truyền, lá trà xanh (Camellia sinensis) có tính hàn, vị chát, hơi ngọt, chua và không độc, đi vào tâm, tỳ, phế, can và thận. Dược liệu này có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, sát khuẩn, trừ phong thấp, chữa lành tổn thương da,… Theo một số nghiên cứu khoa học, lá trà xanh chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe làn da nói chung và cải thiện triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa. Catechin trong lá trà xanh có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn (Staphylococcus aureus, Streptococcus mutans,…), chống viêm và nhiễm trùng. Tanin hoạt động giống như một chất làm se, kéo các phần tử trong da co lại, ngăn chặn vi khuẩn và virus xâm nhập và gây hại cho da. Ngoài ra, trong trà xanh còn có chất chống oxy hóa, Sterol làm giảm tổn thương và Theanine cấp ẩm cho da. Chữa viêm da cơ địa bằng lá trà xanh được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 nắm lá trà xanh (tươi), rửa sạch, ngâm với nước muối loãng Bước 2: Vớt ra, để ráo nước, vò nát lá trà xanh để tinh dầu được tiết ra nhiều nhất Bước 3: Cho lá trà xanh vừa vò nát vào nồi nước sạch, bắc lên bếp Bước 4: Khi nước sôi thì tắt bếp, thêm 1 thìa cà phê muối biển, khuấy cho muối tan Bước 5: Bắc nồi nước xuống, đợi nước ấm là có thể tắm

Trầu không

lá tắm chữa viêm da cơ địa Theo Đông y, lá trầu không (Piper betle) có tính ấm, vị cay nồng và mùi thơm đặc trưng. Dược liệu này có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả nên được dân gian sử dụng để điều trị bệnh da liễu trong đó có viêm da cơ địa. Theo một số nghiên cứu, trong dịch chiết lá trầu không có chứa hoạt chất (Betel Phenol, Estragol, Chavicol, Diastase, Hydroxychavicol,…) có khả năng sát trùng, chống viêm và tấn công và tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho da. Để điều trị viêm da cơ địa, bạn hãy thực hiện lần lượt theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị lá trầu không (1 nắm), muối biển (2 thìa cà phê) Bước 2: Lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối loãng Bước 3: Vớt lá ra, để ráo nước sau đó vò nhẹ Bước 4: Cho khoảng 2 lít nước sạch vào nồi, bắc lên bếp, đun sôi Bước 5: Khi nước sôi cho lá trầu không vào, đun thêm 5 – 10 phút rồi tắt bếp Bước 6: Đổ nước lá trầu không ra chậu, bỏ bã, pha thêm nước sao cho ấm và tắm Bước 7: Lau không người bằng khăn mềm.
Tìm hiểu thêm: Bật mí 5 cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không thường dùng

Lá ổi

lá tắm chữa viêm da cơ địa Để cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh viêm da cơ địa, bạn không nên bỏ qua lá ổi (Psidium guajava). Theo y học cổ truyền, lá ổi có tính ấm, vị đắng, hơi ngọt, có tác dụng giải độc tiêu thũng và se niêm mạc da. Một số nghiên cứu hiện đại cũng chứng minh, trong thảo dược này chứa hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và giảm ngứa hiệu quả. Một số hoạt chất khác còn giúp chữa lành tổn thương và tăng cường sức khỏe làn da. Các bước dùng lá ổi làm lá tắm chữa viêm da cơ địa như sau: Bước 1: Chuẩn bị lá ổi tươi (1 nắm), nước sạch (3 – 4 lít), muối biển (2 thìa cà phê) Bước 2: Rửa sạch nguyên liệu, ngâm với nước muối loãng Bước 3: Vớt lá ổi ra, cho vào nồi nước và cho lên bếp đun sôi Bước 4: Lấy nước cốt lá ổi, hòa thêm nước cho ấm và tắm Bước 5:  Lau khô bằng khăn mềm

Tía tô

lá tắm chữa viêm da cơ địa Tía tô/tô diệp (Perilla frutescens var. crispa) có tính ấm, vị cay, chứa nhiều tinh dầu và có mùi thơm đặc trưng. Ngoài khả năng kích thích tiêu hóa, thảo dược này còn được dùng làm lá tắm chữa viêm da cơ địa. Theo nghiên cứu, chiết xuất lá tía tô chứa chất chống dị ứng, chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn. Đối với bệnh viêm da cơ địa, lá tía tô giúp giảm nhanh triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu. Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Chuẩn bị lá tía tô (2 nắm), muối biển (2 thìa cà phê) Bước 2: Rửa sạch lá tía tô, ngâm nước muối loãng Bước 3: Vớt lá ra và cho vào nồi sạch, thêm 2 lít nước Bước 4: Bắc nồi nước lá tía tô lên bếp, đun sôi Bước 5: Cho nồi nước xuống, bỏ bã, lấy nước, pha cho ấm ấm rồi tắm

Ngải cứu

lá tắm chữa viêm da cơ địa Theo Đông y, ngải cứu (Artemisia Indica Willd) có tính mát, hơi đắng, tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giảm viêm ngứa. Do đó, thảo dược này được dân gian sử dụng để điều trị bệnh viêm da cơ địa, vảy nến, mề đay, côn trùng cắn, đau đầu, rối loạn kinh nguyệt,… Bước 1: Chuẩn bị lá ngải cứu (1 nắm), rửa sạch, ngâm cùng nước muối loãng Bước 2: Vớt lá ngải cứu ra, cho vào nồi nước sạch, bắc lên bếp Bước 3: Đun sôi khoảng 10 phút thì cho nồi xuống Bước 4: Hòa thêm nước mát để tạo nước ấm rồi tắm Bước 5: Lau khô bằng khăn mềm Chữa viêm da cơ địa bằng lá cây có ưu điểm là an toàn, lành tính và hiệu quả. Bên cạnh đó, các loại lá cây cũng dễ kiếm, thường có ngay trong vườn nhà. Tuy nhiên, với những người sinh sống ở thành phố thì việc kiếm lá tắm không hề đơn giản. Bên cạnh đó, các bước chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện cũng khá cầu kỳ, cho nên, không phù hợp với những người có quỹ thời gian hạn hẹp. 

Lưu ý khi chữa viêm da cơ địa bằng lá cây

Để rút ngắn thời gian điều trị và không gây thêm tổn thương cho da, khi sử dụng lá cây chữa viêm da cơ địa, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
  • Lựa chọn nguyên liệu tươi, sạch và ngâm nước muối loãng trước khi sử dụng.
  • Không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, điều đó sẽ làm cho bị tổn thương nặng nề hơn. 
  • Vệ sinh da sạch sẽ, đúng cách và xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học trong thời gian điều trị bệnh.
  • Không nên sử dụng lá tắm chữa viêm da cơ địa cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Nếu sử dụng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu.
  • Tránh xa các dị nguyên gây nên phản ứng dị ứng: côn trùng, phấn hoa, lông vật nuôi, mạt sắt, khói bụi, hóa chất,…
  • Hiệu quả của các bài thuốc trên còn phụ thuộc vào cơ địa và sự kiên trì của mỗi người bệnh.
  • Lá tắm chữa viêm da cơ địa mức độ nhẹ, các trường hợp nặng cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp.
  • Nếu thực hiện đều đặn và kiên trì trong một thời gian nhưng các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa không được cải thiện thậm chí nặng nề hơn, bạn nên ngừng áp dụng và tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ chuyên khoa.
Tìm hiểu thêm thông tin: Bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi được không? Viêm da cơ địa có lây không? Cách điều trị hiệu quả
Trên đây là thông tin chi tiết về lá tắm chữa viêm da cơ địa. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, bạn đừng ngại cho chúng tôi biết bằng cách liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 hoặc comment bên dưới bài đăng. Đừng quên truy cập atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác về bệnh viêm da cơ địa và cách chăm sóc da hiệu quả nhé!
Dược sĩ Thu Trang Dược sĩ Thu Trang
Đánh giá bài viết
5/5 - (1 bình chọn)
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
5/5 - (1 bình chọn)