Skip to main content

Bệnh chàm có lây không? Cách ngăn ngừa hiệu quả

Tham vấn Y khoa
Ngày đăng
25/01/2021
Cập nhật lần cuối
23/06/2021
Chàm là căn bệnh da liễu rất phổ biến, ảnh hưởng khoảng 10% dân số thế giới. Xoay quanh các câu hỏi về bệnh chàm, rất nhiều người thắc mắc, không biết bị chàm có lây không và liệu có giải pháp ngăn ngừa bệnh chàm?

Bệnh chàm là gì?

bệnh chàm có lây không Chàm còn gọi là eczema, là tình trạng viêm da với các mảng da trở nên thô ráp và sưng viêm, phồng rộp. Ngoài ra, da còn hay nổi các nốt mụn, bọng nước, trong chứa dịch hoặc mủ, lúc vỡ thường để lại một vệt loét ở da. Chàm gây ngứa ngay từ khi bệnh khởi phát và luôn hiện hữu, chỉ chấm dứt nếu tình trạng chàm biến mất.  Bệnh chàm có khả năng gặp được ở mọi lứa tuổi, giới tính. Đa số các thể chàm là mãn tính. Bệnh lý này có xu hướng ngày càng tệ hơn sau các đợt phát bệnh. 

Bị chàm có lây không?

Dạng chàm phổ biến nhất ở Việt Nam và thế giới là viêm da cơ địa, hay chàm thể tạng. Đây là một chứng bệnh KHÔNG LÂY. Không có tác nhân truyền nhiễm xuất hiện ở tình trạng đơn thuần này.  Tuy nhiên, nếu vùng da bị bệnh chịu sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn và bị bội nhiễm, hoặc bị chàm bùng phát do các yếu tố này, thì lúc này nguồn gây bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác. Tuy nhiên, lây truyền ở đây là tình trạng nhiễm trùng, không phải bệnh chàm. Tuy không lây từ người bệnh sang người lành, chàm – eczema lại dễ lan từ vùng da này sang vùng da khác, nhất là khi người bệnh gãi, cào, làm trầy xước da.  Bên cạnh đó, nguyên nhân chính xác của chàm thể tạng vẫn chưa được biết, nhưng vì nó thường xảy ra ở các thành viên trong gia đình. Các nhà khoa học cho rằng, gen di truyền có thể là một căn nguyên gây nên chàm da. Và khi đó, các khuyết thiếu gen dẫn đến chàm có thể truyền lại từ đời bố mẹ sang đời con cháu. 

Làm sao để biết có bị chàm hay không?

dấu hiệu bệnh chàm Bệnh chàm có lây không, câu trả lời đã có ở trên. Thế nhưng, nhiều người cũng tự hỏi, làm thế nào để biết một người có đang bị chàm da hay không? Một số dạng chàm bắt đầu từ rất sớm, khi người bệnh dưới 2 tuổi, nhưng cũng có những thể chàm khác khởi phát sau 20 tuổi. Chàm có rất nhiều thể loại và hình thái biểu hiện ngoài da đang dạng, nhưng đa số các tổn thương đều có điểm chung sau đây:
  • Các mảng da thô ráp, mẩn đỏ, sưng viêm, rải rác hoặc thành từng vùng. 
  • Ngứa ngáy, có thể kèm nóng rát trên da. 
  • Tình trạng viêm da tái phát từng đợt, kéo dài dai dẳng. 
  • Xơ cứng (da khô ráp, sần sùi)
  • Tăng hoạt động của immunoglobulin E
  • Tiền sử hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng
  • Tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh chàm
Không có xét nghiệm cụ thể hoặc căn cứ cận lâm sàng nào để chẩn đoán chàm da. Bác sĩ thường dựa vào biểu hiện lâm sàng, khai thác tiền sử gia đình, dịch tễ học để chẩn đoán, xác định. 

Có cách nào chữa khỏi bệnh chàm không?

Thật không may, không có cách chữa chàm dứt điểm nào được công nhận, cho đến thời điểm này. Điều trị chàm chủ yếu tập trung kiểm soát triệu chứng, tăng cường phục hồi da và ngăn cản tái phát.  Một số cách thức khắc phục chàm da hay được áp dụng là:
  • Thuốc bôi corticoid: Hoạt chất điều trị phổ biến nhất cho các chứng chàm – viêm da, có tác dụng giảm nhanh tình trạng sưng viêm, mẩn ngứa, giúp vết thương nhanh lành. Hầu hết người bệnh được chỉ định sử dụng dạng corticoid bôi ngoài, nhưng trong trường hợp nghiêm trọng, corticoid toàn thân dạng uống hoặc tiêm cũng có thể được sử dụng.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Một số nhóm chất hay dùng là tacrolimus, pimecrolimus, crisaborole,… Tác dụng chính là ngăn chặn hoạt động hệ thống miễn dịch, hạn chế phản ứng gây viêm trên da. 
  • Dung dịch sát trùng: Dùng để sát khuẩn, giảm viêm nhiễm, hạn chế nguy cơ bội nhiễm trên da. Phổ biến là nước muối dinh lý, dung dịch Jarish, thuốc tím pha loãng hay hồ nước. 
  • Thuốc kháng histamin H1: Giảm ngứa, giúp người bệnh ngủ ngon. Không được dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. 
Ngoài ra, y học hiện đại còn một số liệu pháp điều trị chàm da khác như quang trị liệu hay dùng thuốc sinh học. Những cách thức này thường được áp dụng cho đối tượng bị chàm nặng hoặc đáp ứng không tốt với những biện pháp trên. Tuy nhiên, do một số tác dụng phụ và giá thành đắt đỏ, chúng vẫn chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam.  Mặt khác, nhiều người lại chuyển sang các mẹo dân gian để khắc phục chàm da. Những dược liệu hay được bệnh nhân dùng nhiều nhất phải kể đến là trà xanh, trầu không, nghệ, lá khế, lá lốt,… Cách thức sử dụng cũng đa dạng, có thể dùng nấu nước ngâm, tắm hoặc đắp da.  Những mẹo dân gian trị chàm hầu hết đều có độ an toàn cao, hiệu quả khả quan, lại dễ kiếm nguyên liệu, giá thành tiết kiệm, nên được tin tưởng áp dụng nhiều. Vậy nhưng, các chuyên gia cảnh báo, người bệnh cần chọn được nguồn nguyên liệu sạch, không chứa tạp chất để tránh làm kích ứng da hơn nữa.  Bên cạnh đó, thời gian gây tác dụng của dược liệu thô khá chậm, thời gian dùng phải kéo dài. Vì thế, đối tượng bị chàm chỉ nên áp dụng cách này khi bệnh mới khởi phát, tổn thương nhẹ, khu trú.

Bệnh chàm có ngăn chặn được không?

Chàm đôi khi đến từ những căn nguyên mà bạn không thể thay đổi được, như cơ địa hoặc di truyền. Tuy nhiên, việc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân kích thích có thể làm để giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh. Các chuyên gia đưa ra một số hướng dẫn để tránh chàm bùng phát hoặc tăng nặng, như sau:
  • Cố gắng ngăn ngừa, hạn chế các vết nứt, vết thương hở trên da.  Giảm thiểu tối đa gãi, cào, chà xát hay tác động lực mạnh với làn da. Mặc dù mặt thường có thể không nhìn thấy, những hành động trên tạo ra những tổn thương siêu vi, ảnh hưởng đến lớp bảo vệ của làn da.
  • Giữ da luôn đủ ẩm. Tạo thói quen thường xuyên thoa kem dưỡng lên những vùng da dễ bị mất nước, khô ráp như chân, tay, mặt,… để giảm thiểu nguy cơ chàm da bùng phát. Da đủ ẩm vừa giúp lớp hàng rào biểu bì được củng cố vững chắc, vừa đảm bảo chức năng miễn dịch của da hoạt động trơn tru. 
  • Hạn chế tiếp xúc với các nguồn dị nguyên kích ứng da. Các tác nhân này gồm có: chất tẩy rửa gia dụng, xà phòng, bột giặt, nước, khói bụi, lông động vật, nhựa mủ cây, phấn hoa, thực phẩm,… Viêm da dị ứng cũng là một thể bệnh chàm hay gặp. 
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên. Điều này giúp da của bạn luôn được sạch khuẩn, hạn chế tình trạng vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh. 
  • Tích cực áp dụng lối sống khoa học. Việc bổ sung đủ dinh dưỡng, ngủ nghỉ đúng giờ giấc, giảm thiểu stress tinh thần có lợi ích lớn với làn da. 
Mặc dù chàm không lây nhiễm, nó vẫn là một chứng bệnh đáng ghét, dai dẳng, ảnh hưởng cực lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm kiếm một giải pháp đẩy lùi chàm da an toàn, lành tình nhưng hiệu quả nhanh chóng, tức thì, hãy tham khảo ngay dòng sản phẩm chuyên biệt cho bệnh nhân chàm – viêm da cơ địa Atoskin! Atoskin chữa bệnh chàm Với bảng thành phần toàn toàn tự nhiên, kết hợp hàng loạt thảo dược thiên nhiên tinh chế với công nghệ enzyme Bio – Derma 1 đột phá từ Hàn Quốc, Atoskin giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, viêm sưng, mẩn đỏ, khô ráp của chàm da; cùng lúc tăng cường tốc độ tái tạo mô, phục hồi thương tổn, kích thích lên da non.  Bộ sản phẩm chăm sóc toàn diện từ thiên nhiên Atoskin sẽ giúp bạn khắc phục triệu chứng chàm da chỉ sau 3 – 5 ngày sử dụng, tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức, tiền của. Atoskin nói không với corticoid và được các bác sĩ, dược sĩ trên toàn quốc khuyên dùng.  Bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc đáp án cho câu hỏi “Bị chàm có lây không?”. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800.8179 để được các Dược sĩ giải đáp chi tiết. Đừng quên ghé thăm atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh chàm và cách chăm sóc da hiệu quả nhé!
Dược sĩ Thu Trang Dược sĩ Thu Trang
Đánh giá bài viết
Rate this post
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Rate this post