Skip to main content

Bị chàm môi kiêng ăn gì? Top 6 thực phẩm cần tránh xa

Tham vấn Y khoa
Ngày đăng
22/01/2021
Cập nhật lần cuối
23/06/2021
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, chế độ ăn uống thực sự có thể làm trầm trọng thêm chứng bệnh chàm môi nói riêng, và bệnh chàm nói chung. Người bị chàm môi kiêng ăn gì, tìm hiểu ngay nhé!

Bị chàm môi kiêng ăn gì?

triệu chứng bệnh chàm môi Dị ứng thực phẩm được đánh giá là một trong những yếu tố gây bùng phát các triệu chứng chàm, với tỷ lệ lên tới 30%. Khi vào cơ thể, các dị nguyên thực trong món ăn đó có thể nhanh chóng gây ra phản ứng quá mẫn sau vài giờ, nhưng cũng có thể lên tới vài ngày. Hoạt động của hệ thống miễn dịch dẫn tới hàng loại biểu hiện viêm nhiễm ngoài da. Chính vì thế, hạn chế tối đa việc sử dụng một số thực phẩm dễ gây kích ứng cũng giúp giảm thiểu tần suất bùng phát của bệnh chàm môi khá hiệu quả. Bị chàm môi kiêng ăn gì? Hãy tìm hiểu về 7 món ăn người bị chàm môi nên tránh dưới đây

Sữa bò

bị chàm môi kiêng ăn gì Khi gặp bất kỳ vấn đề nào về da (đặc biệt là bệnh chàm), nhóm thực phẩm đầu tiên nên loại bỏ là sữa bò và các sản phẩm từ sữa. Trong sữa bò chứa các phân tử protein lớn, khó tiêu hóa và dung nạp, dẫn tới tình trạng viêm sưng toàn thân. Các sản phẩm từ sữa cũng có thể gây tổn thương niêm mạc ruột. Khi lớp niêm mạc của đường tiêu hóa bị ảnh hưởng, nó sẽ tạo ra những lỗ nhỏ cho phép các mảnh thức ăn xâm nhập vào máu, dẫn đến các phản ứng dị ứng và tăng mẫn cảm.

Đường tinh luyện

Đường là chất gây viêm trong cơ thể, một yếu tố góp phần gây ra bệnh chàm. Nó dẫn tới sự gia tăng insulin đột ngột và khởi động hàng loạt phản ứng viêm sưng toàn thân. Hơn nữa, đường là chất dinh dưỡng béo bở cho các loại vi khuẩn, vi nấm có hại sinh sôi, phát triển, lấn át lợi khuẩn và làm rối loạn chức năng tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu cho thấy, bất thường của hoạt động đường ruột cũng là một yếu tố dẫn tới bệnh chàm môi.

Thực phẩm chứa Gluten

bi-cham-moi-kieng-an-gi Gluten là tập hợp của nhiều protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen. Gluten đã được chứng minh là một nhân tố góp phần gây ra các triệu chứng bệnh chàm môi. Nó cũng hoạt động như một yếu tố kích thích bùng phát. Nhiều nghiên cứu thực tế cho thấy, tình trạng làn da được cải thiện đáng kể trong vòng 1 tháng áp dụng chế độ ăn không có gluten. Gluten cũng đã được chứng minh là làm tổn thương hàng rào ruột, dẫn đến tình trạng ruột bị rò rỉ. Ruột rò rỉ là khi niêm mạc ruột bị thấm, các mảnh thức ăn và protein không được tiêu hóa có thể rò rỉ vào dòng máu. Các hạt thức ăn và protein không được tiêu hóa này sau đó trở thành “kẻ ngoại lai” mà hệ thống miễn dịch tấn công và gây ra chàm môi

Thực phẩm chứa acid salicylic

Salicylat là hóa chất tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, rau, thảo mộc, các loại hạt, trà, cà phê, rượu, bia và gia vị. Bạn cũng có thể tìm thấy chúng trong các loại kem bôi dưỡng da khác nhau. Cũng như các thành phần trên, salicylat khiến da dễ bị kích ứng hơn và khởi động bệnh chàm da. Những thực phẩm chứa salicylat thường xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày là : cà chua, táo, bông cải xanh, ớt, nho, cải thảo,…

Chất béo xấu

Kẻ thù hàng đầu của hệ tim mạch – chất béo xấu, cũng chính là thứ mà người bị chàm môi nên tránh xa. Được biết, chất béo xấu gồm có chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Nó thúc đẩy các nội độc tố (endotoxin) đi vào tuần hoàn và gây ra viêm. Điều mọi người ít biết đến là chất béo xấu còn được tạo ra khi dầu ăn bị oxy hóa. Vì thế, nó có mặt nhiều nhất trong các món ăn nhanh, chiên rán nhiệt độ cao và thời gian dài như khoai tây chiên, hambuger, gà rán,… Ngoài ra, chất béo xấu còn được tạo nên khi dầu ăn chịu nhiệt kém được sử dụng và chế biến sai cách. Một số loại dầu ăn thông dụng hiện nay, như dầu đậu nành, dầu hướng dương và dầu hạt cải có điểm bốc khói khá thấp. Khi vượt qua nhiệt độ đó, nó bị biến tính và trở nên độc hại. Vậy nên, các chuyên gia khuyên, nên sử dụng các loại dầu chịu nhiệt tốt như dầu dừa, dầu oliu, dầu hạt lanh,… khi nấu ăn để hạn chế tối da việc nạp vào người chất béo xấu, đặc biệt với đối tượng bị chàm môi nói riêng.

Đậu nành

bi-cham-moi-kieng-an-gi Đậu nành được coi là một chất gây dị ứng phổ biến và có thể là nguyên nhân gây ra bệnh chàm. Trong một nghiên cứu của Nhật Bản được công bố trên Tạp chí Da liễu, các nhà nghiên cứu phát hiện, kiêng các thực phẩm chứa đậu nành trong 3 tháng làm giảm đáng kể biểu hiện của chàm da Các món ăn chứa đậu nành hay gặp nhất là đậu phụ, sữa đậu nành, sữa chua đậu nành, bột đậu nành, ngũ cốc đậu nành,… Tuy nhiên, còn nhiều thực phẩm chứa đậu nành hơn bạn tưởng. Nó có thể xuất hiện trong các loại nước sốt, bánh kẹo, sữa bột hoặc các món ăn chay thay thế thịt.

Nên ăn gì để cải thiện chàm môi?

“Bị chàm môi kiêng ăn gì?”, câu hỏi này đã được giải đáp ở trên. Nhưng chắc chắn, bạn cũng sẽ thắc mắc mình nên ăn gì để chứng bệnh này được cải thiện tích cực? Hãy tham khảo danh sách thực phẩm tốt nhất dành cho người bị chàm dưới đây: bị chàm môi nên ăn gì
  • Trái cây tươi: nên chọn loại ít đường.
  • Rau xanh
  • Rau thơm và gia vị: rau mùi, kinh giới, nghệ, quế, thì là,…
  • Acid béo omega-3: có trong các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, các loại hạt như quả óc chó, hạt lanh.
  • Thực phẩm giàu vitamin D: cá hồi, nấm, cá bơn, cá mòi, lòng đỏ trứng, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Lợi khuẩn: sữa chua, nấm kefir, thực phẩm lên men, men vi sinh,…
Bị chàm môi kiêng ăn gì, mong rằng bạn đã biết được câu trả lời với bài viết trên. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800.8179 để được các Dược sĩ giải đáp chi tiết. Đừng quên ghé thăm atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh chàm và cách chăm sóc da hiệu quả nhé!
Dược sĩ Thu Trang Dược sĩ Thu Trang
Đánh giá bài viết
Rate this post
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Rate this post