Bệnh eczema có chữa khỏi được không?
“Bệnh eczema có chữa khỏi được không?” là thắc mắc chung của rất nhiều người mắc phải. Hãy cùng tìm lời giải đáp với bài viết sau đây!
Bệnh eczema, dân gian gọi là chàm, là để chỉ một tình trạng viêm da mãn tính. Eczema ảnh hưởng đến khoảng 10 % số người trên toàn thế giới. Bệnh phát triển do phản ứng của hệ thống miễn dịch với các tác nhân khác nhau, cả nội sinh và ngoại sinh.
Các tổn thương da liễu của eczema thường có đặc điểm
Và đó chính là những ưu điểm nổi trội của dòng sản phẩm chuyên biệt cho người bệnh eczema – viêm da cơ địa Atoskin. Với công nghệ enzyme Bio – Derma 1 đột phá từ Hàn Quốc, nano nghệ THC và hàng loạt thảo dược tinh chuẩn, Atoskin là giải pháp toàn diện, cải thiện rõ rệt các triệu chứng sưng, ngứa, khô của eczema chỉ sau 3 – 5 ngày áp dụng liệu trình.
Bệnh eczema có chữa khỏi được không, hi vọng bạn đã có được câu trả lời với các thông tin trên. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800.8179 để được các Dược sĩ giải đáp chi tiết. Đừng quên ghé thăm atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh chàm và cách chăm sóc da hiệu quả nhé!
Nội dung chính
Bệnh Eczema là gì?

- Mẩn đỏ
- Ngứa ngáy âm ỉ, dai dẳng, đôi khi kèm đau rát
- Da bong vảy
- Da khô, thiếu nước, thô ráp, xù xì
Các thể bệnh eczema
Eczema có một số thể bệnh chính sau:- Viêm da cơ địa: Thể chàm – eczema hay gặp nhất.
- Viêm da tiếp xúc: Xảy ra khi da tiếp xúc với một vật hoặc chất gì đó gây các triệu chứng phát ban da.
- Tổ đỉa: Người bệnh xuất hiện các nốt mụn, bọc nước, thường ở ở lòng bàn tay, bàn chân và cực kỳ ngứa ngáy.
- Chàm đồng xu: Các tổn thương đặc trưng có hình tròn như đồng tiền xu. Bệnh thường xuất hiện sau khi da bị tổn thương như bị bỏng, côn trùng cắn, trầy xước,…
- Viêm da tiết bã nhờn: Xuất hiện ở những vùng da tập trung nhiều tuyến bã nhờn, như mặt, lưng, ngực, da đầu. Bệnh làm da bị bong vảy màu vàng kèm nhờn bóng dầu và ngứa ngáy.
- Viêm da ứ trệ. Gặp ở những người có lưu lượng máu kém, thường ở cẳng chân. Máu ứ trệ dẫn đến phá hủy cấu trúc nội mô, rò rỉ fibrin và gây viêm, hoại tử cục bộ.
Nguyên nhân gây nên eczema
Các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gây ra eczema. Tuy nhiên, theo quá trình nghiên cứu về dịch tễ, di truyền học, một số căn nguyên của bệnh đã được đề ra. Hiện nay, bệnh chàm được cho rằng là do sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm:- Di truyền: Cha mẹ bị chàm – eczema, hen suyễn hay viêm mũi dị ứng thì sinh ra có có nguy cơ mắc eczema cao hơn.
- Bất thường chức năng hệ thống miễn dịch
- Môi trường (khói bụi, ánh nắng, côn trùng, phấn hoa,…)
- Hóa chất kích ứng da
- Kim loại, đặc biệt niken
- Khiếm khuyết hàng rào bảo vệ da, cho phép thoát ẩm nhanh và vi trùng xâm nhập
- Rối loạn nội tiết, ví dụ bệnh tuyến giáp
- Rối loạn chức năng tiêu hóa, bài tiết: không dung nạp thức ăn, bệnh “ruột rò rỉ”,…
Bệnh eczema có chữa khỏi được không?
Dựa vào các thông tin trên, chắc bạn đã biết, đa phần các thể eczema gây nên bởi thể trạng, cơ địa và di truyền, biến dị gen. Những yếu tố này đều khó có thể thay đổi hay cải thiện. Chính vì thế, đến nay, vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn được bệnh eczema. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, nếu bệnh bùng phát khi còn bé, các tình trạng bệnh sẽ cải thiện dần với độ tuổi tăng dần. Ngoài ra, các cách thức điều trị được phát triển hiện nay có thể kiểm soát tốt các triệu chứng bất tiện của eczema và ngăn ngừa bệnh tái phát nhiều lần.Điều trị bệnh eczema thế nào?
Có rất nhiều cách thức đã được phát triển, nhằm kiểm soát chứng bệnh này. Tùy theo mức độ, triệu chứng và thể eczema bạn gặp phải, những phác đồ phù hợp sẽ được bác sĩ chỉ định. Các nhóm thuốc dùng cho bệnh nhân bị chàm eczema không quá đa dạng, chủ yếu là các dạng thuốc chống viêm, chống ngứa, kháng khuẩn. Thể bệnh nhẹ chủ yếu dùng dạng bôi ngoài, tác dụng tại chỗ. Nếu đáp ứng không tốt, bệnh nhân có thể dùng các dạng bào chế toàn thân như uống, tiêm.- Corticoid: Nhóm thuốc đầu bảng cho các tình trạng chàm, viêm da cơ địa. Có tác dụng chính lên hệ thống miễn dịch để kháng viêm mạnh mẽ, từ đó giúp tổn thương nhanh liền và giảm ngứa. Corticoid bôi ngoài hay dùng ngắn ngày và trên diện tích nhỏ. Corticoid toàn thân chỉ dùng cho bệnh nghiêm trọng.
- Nhóm ức chế calcineurin: Bất hoạt hoạt động của tế bào T miễn dịch thông qua nhóm chất calcineurin. Tác dụng giống corticoid nhưng dùng lâu ngày và ít biến chứng hơn. Dạng bôi ngoài có 2 dược chất là tacrolimus và pimecrolimus. Thường gây bỏng rát khi mới bôi lên da.
- Kháng histamin H1: Giảm ngứa, đặc biệt ngứa buổi đêm. Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi do nguy cơ tai biến nghiêm trọng.
- Dung dịch sát trùng: Không cần kê đơn, hay dùng nhất là thuốc tím pha loãng, dung dịch Jarish, nước muối sinh lý, hồ nước. Có tác dụng làm khô da, loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm.
- Thuốc kháng sinh, kháng nấm, kháng virus: Dùng đơn lẻ hoặc kết hợp corticoid để điều trị trường hợp bội nhiễm.
- Liệu pháp ánh sáng: Chiếu các tia tử ngoại (UV) dài hẹp khác nhau để giảm ngứa, thúc đẩy liền tổn thương trên da. Hay dùng tia UVB, tia UVA dành cho tình trạng nặng.
- Thuốc sinh học: Dupilumab là thuốc sinh học đầu tiên được FDA Hoa Kỳ chấp thuận sử dụng. Cơ chế thuốc là ức chế các interleukin miễn dịch. Phương pháp này chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam vì giá thành vô cùng đắt đỏ, lên tời hàng chục triệu với một mũi tiêm.

Bài viết liên quan
-
10 cách chữa bệnh chàm theo dân gian không phải ai cũng biết
Cách chữa bệnh chàm theo dân gian vừa hiệu quả lại an toàn và tiết kiệm chi phí. Cách này... -
Bệnh chàm khô đầu ngón tay có nguy hiểm không
Bệnh chàm khô đầu ngón tay là tình trạng tổn thương gây rối loạn bề mặt da (bong tróc, nứt... -
Bệnh chàm khô tróc vảy là gì? Tổng hợp những điều cần biết
Bệnh chàm khô tróc vảy là một dạng của chàm khô ở giai đoạn mạn tính. Bệnh khởi phát khi... -
Bị chàm kiêng ăn gì? Điểm tên 5 món ăn người bị chàm nên tránh ngay
Có thể bạn không biết, những gì bạn nạp vào cơ thể hằng ngày có khả năng dẫn đến bùng... -
Bệnh chàm có lây không? Cách ngăn ngừa hiệu quả
Chàm là căn bệnh da liễu rất phổ biến, ảnh hưởng khoảng 10% dân số thế giới. Xoay quanh các... -
Bị chàm môi kiêng ăn gì? Top 6 thực phẩm cần tránh xa
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, chế độ ăn uống thực sự có thể làm trầm trọng thêm chứng...
Rate this post
Co sữa tắm astokin .. vậy bị chàm nên dùng dầu gội gi ah