Skip to main content

10 cách chữa bệnh chàm theo dân gian không phải ai cũng biết

Tham vấn Y khoa
Ngày đăng
25/01/2021
Cập nhật lần cuối
23/06/2021
Cách chữa bệnh chàm theo dân gian vừa hiệu quả lại an toàn và tiết kiệm chi phí. Cách này thường sử dụng nguyên liệu tự nhiên để cải thiện triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa chàm tái phát. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết với bạn 10 mẹo chữa bệnh chàm tại nhà, hãy tham khảo nhé!

Khái quát về bệnh chàm

cách chữa bệnh chàm Bệnh chàm (Eczema) là một dạng viêm da mạn tính, có xu hướng dai dẳng và tái phát thường xuyên. Có rất nhiều nguyên nhân được đề cập đến khi bệnh chàm khởi phát, bao gồm yếu tố cơ địa, di truyền, tiếp xúc với dị nguyên, rối loạn chức năng nội tạng hay rối loạn nội tiết tố. Chàm có nhiều dạng khác nhau như chàm tiếp xúc, chàm tổ đỉa, chàm thể địa, chàm thể đồng tiền, chàm da dầu, chàm vi khuẩn,… Mỗi thể chàm sẽ có triệu chứng riêng, tuy nhiên, chàm có một số dấu hiệu điển hình như sau:  
  • Xuất hiện mảng hồng ban trên da
  • Có thể xuất hiện mụn nước
  • Khi mụn nước vỡ, da khô ráp và đóng vảy
  • Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu
  • Nếu gãi sẽ chảy máu và lở loét
Bệnh chàm không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu chủ quan, người bệnh có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm như chàm bội nhiễm và bùng phát bệnh lý cơ địa khác. Đối với trẻ nhỏ, nếu bị chàm mức độ nặng có thể ảnh hưởng đến trí não và thể chất.

10 cách chữa bệnh chàm theo dân gian hiệu quả và an toàn

Hiện nay, y học vẫn chưa xác định nguyên nhân cụ thể khởi phát bệnh chàm. Chính vì vậy, các biện pháp điều trị được áp dụng chủ yếu là giảm tổn thương da, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và ngăn ngừa tái phát. Ngoài Tây y thì phương pháp dân gian cũng được áp dụng phổ biến. Dưới đây là 10 cách chữa bệnh chàm theo dân gian mà bạn có thể tham khảo.

Trầu không

lá trầu không chữa bệnh chàm Theo y học cổ truyền, trầu không (Piper betle) có tính ấm, vị cay nồng, hơi hắc, tác dụng tiêu viêm, sát trùng hiệu quả nên được dân gian sử dụng để chữa bệnh chàm. Theo nghiên cứu, lá trầu không có Tanin, Eugenol, Carvacrol, axit amin và vitamin giúp kháng khuẩn, khử trùng, chống viêm, dưỡng ẩm, phục hồi, tái tạo làn da bị tổn thương. Cách chữa bệnh chàm bằng lá trầu không như sau: Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, rửa sạch, ngâm nước muối loãng Bước 2: Vớt ra, để ráo nước và vò nát để có nhiều tinh dầu Bước 3: Rửa sạch tay và vùng da bị chàm Bước 4: Chà nhẹ nhàng lá trầu không đã vò nát Bước 5: Giữ nguyên 15 phút và rửa lại bằng nước ấm

Lá khế

Theo y học cổ truyền, khế (Averrhoa carambola) có tính hàn, vị đắng, tác dụng thanh nhiệt và giải độc tố trong cơ thể. Theo nghiên cứu hiện đại, lá khế chứa hoạt chất Microbial bacillus cereus, Salmonella typhus, axit Oxalic, vitamin, một số nguyên tố vi lượng, có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại cho da, khử trùng, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương da. Sau đây là cách chữa bệnh chàm bằng lá khế: Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 nắm lá khế tươi, rửa và ngâm nước muối loãng Bước 2: Vớt nguyên liệu ra, cho vào nồi nước sạch Bước 3: Bắc nồi nước lá khế lên bếp, đun sôi (10 phút) Bước 4: Khi nước lá khế chuyển sang màu vàng nhạt thì tắt bếp Bước 5: Đợi nước ấm thì uống, uống hết trong ngày

Nha đam

Nha đam (Aloe vera) chứa nhiều nước, khoáng chất và vitamin nên rất tốt cho sức khỏe làn da. Bên cạnh đó, Magie, axit Salicylic, Bradykinin trong nguyên liệu này giúp giảm sưng viêm, kích ứng, ngăn ngừa sừng hóa, dưỡng ẩm, kích thích sản sinh Collagen. Cách chữa bệnh chàm bằng nha đam như sau: Bước 1: Chuẩn bị 2 thìa cà phê gel nha đam Bước 2: Rửa sạch tay và vùng da chàm Bước 3: Bôi gel nha đam, giữ nguyên trong 15 phút và rửa lại bằng nước sạch

Lá ổi

Ổi (Psidium guajava) có tính ấm, vị đắng chát, không độc, được dân gian sử dụng để chữa bệnh da liễu trong đó có bệnh chàm. Theo nghiên cứu, lá ổi chứa axit Maslinic, Tanin, Beta Sitosterol, vitamin K giúp kháng khuẩn, chống viêm và giảm cảm giác ngứa ngáy ngoài da. Các bước dùng lá ổi chữa bệnh chàm như sau: Bước 1: Lấy 1 – 2 nắm lá ổi, rửa và ngâm nước muối loãng Bước 2: Vớt lá ổi ra, cho vào nồi nước sạch, đun sôi Bước 3: Đợi nước ấm thì lau/ngâm rửa vùng da bị tổn thương Bước 4: Lau khô bằng khăn mềm và sạch

Trà xanh

chữa chàm bệnh chàm bằng trà xanh Trà xanh (Camellia sinensis) chứa hoạt chất EGCG, Epicatechin, Flavonoid, Epicatechin Gallate, nguyên tố vi lượng (canxi, sắt, magie, mangan) và vitamin (B, C). Những hoạt chất này có lợi với sức khỏe tim mạch và làn da (kháng khuẩn, chống viêm, phục hồi, tái tạo vùng da bị tổn thương, làm chậm quá trình lão hóa). Cách chữa bệnh chàm bằng lá trà xanh như sau:    Bước 1: Chuẩn bị 200g lá trà xanh, rửa sạch và ngâm nước muối loãng Bước 2: Vớt ra, vò nhẹ lá trà xanh, cho vào nồi nước sạch Bước 3: Bắc nồi nước lên bếp, đun sôi, cho nồi xuống Bước 4: Lấy nước trà xanh lau rửa vùng da bị chàm Bước 5: Lau khô bằng khăn mềm và sạch

Dưa chuột

Dưa chuột/dưa leo (Cucumis sativus) giàu vitamin, nhiều nước và khoáng chất, tác dụng dưỡng ẩm, thúc đẩy quá trình phục hồi, tái tạo vùng da bị tổn thương do chàm. Thêm nữa, dưa chuột còn chứa chất làm dịu da, chống viêm, giảm khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy. Mẹo chữa bệnh chàm bằng dưa chuột như sau:   Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 quả dưa chuột, rửa và ngâm trong nước muối loãng Bước 2: Thái thành lát mỏng sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh (20 – 30 phút) Bước 3: Rửa sạch tay và vùng da bị chàm, đắp dưa chuột Bước 4: Thư giãn khoảng 15 – 20 phút Bước 5: Rửa lại bằng nước ấm, dùng khăn mềm lau khô

Nghệ tươi

Nghệ (Curcuma longa L) chứa nhiều hoạt chất rất tốt cho sức khỏe làn da, nổi bật là Curcumin. Hoạt chất này có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và dưỡng ẩm. Sử dụng nghệ sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng mẩn đỏ và cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khi bị chàm. Cách chữa bệnh chàm bằng nghệ tươi như sau: Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 củ nghệ tươi, cạo vỏ, rửa sạch Bước 2: Cho củ nghệ vào cối giã nát hoặc máy xay nhuyễn, lấy nước cốt Bước 3: Rửa sạch tay và vùng da bị chàm, bôi nước cốt nghệ Bước 4: Giữ nguyên trên da khoảng 20 – 25 phút Bước 5: Rửa lại bằng nước sạch, dùng khăn mềm lau khô

Chuối xanh

Thêm một cách chữa bệnh chàm theo dân gian đó là sử dụng chuối xanh. Nguyên liệu này chứa Tanin, Carotenoid, Polyphenol, có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm và chống oxy hóa. Bên cạnh đó, trong chuối xanh còn chứa nhiều khoáng chất, vitamin giúp chữa lành tổn thương và tăng sức đề kháng cho da. Cách thực hiện: Bước 1: Chuẩn bị 1 quả chuối xanh (chuối tiêu, tươi, nhiều nhựa) Bước 2: Rửa sạch chuối, ngâm nước muối loãng Bước 3: Vớt ra, thái chuối thành lát mỏng Bước 4: Rửa sạch tay và vùng da bị tổn thương Bước 5: Đắp chuối thái lát, giữ nguyên 15 phút và rửa lại bằng nước ấm

Rau sam

Theo Đông y, rau sam (Portulaca oleracea) có tính mát, vị chua, không độc, thanh nhiệt và giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong rau sam chứa axit Folic, Choline, Staphylococcus, vitamin giúp dưỡng ẩm, kích thích quá trình tái tạo tế bào da mới. Tham khảo các bước dùng rau sam chữa bệnh chàm mà chúng tôi chia sẻ dưới đây: Bước 1: Chuẩn bị 50g lá rau sam, rửa sạch và ngâm nước muối loãng Bước 2: Vớt ra, để ráo nước, giã nát hoặc xay nhuyễn, thêm 100ml nước nóng Bước 3: Rửa sạch tay và vùng da bị chàm, đắp hỗn hợp Bước 4: Giữ nguyên trên da khoảng 15 – 20 phút Bước 5: Rửa lại bằng nước sạch và dùng khăn mềm lau khô

Dầu dừa

chữa bệnh chàm da bằng dầu dừa Theo nghiên cứu, một số enzyme (Antibacterial, Antioxidant, Antimicrobial, Antifungal) trong dầu dừa có khả năng chống nấm, kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, giảm đau và ngứa ngáy khi bị chàm. Ngoài ra, trong dầu dừa còn có vitamin E giúp dưỡng ẩm, giảm tình trạng da khô ráp, nứt nẻ và bong tróc. Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 thìa cà phê dầu dừa Bước 2: Rửa sạch tay và vùng da bị chàm Bước 3: Bôi dầu dừa, massage nhẹ nhàng, lưu trên da 20 phút Bước 4: Lấy nước ấm rửa sạch và lau khô bằng khăn mềm

Một số lưu ý khi áp dụng cách chữa bệnh chàm theo dân gian

Cách chữa bệnh chàm theo dân gian hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, phương pháp này vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:
  • Chỉ phù hợp với trường hợp bệnh chàm nhẹ, mới khởi phát
  • Hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa và sự kiên trì của người bệnh
  • Cách thực hiện khá cầu kỳ nên không phù hợp với người bệnh sống ở thành thị, có quỹ thời gian hạn hẹp
  • Nếu thực hiện không đúng cách có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng
Với trường hợp bệnh nhẹ, dư dả về thời gian và muốn tiết kiệm chi phí có thể cân nhắc áp dụng các cách chữa bệnh chàm theo dân gian mà chúng tôi chia sẻ trên đây. Trong quá trình áp dụng người bệnh cần chú ý:
  • Rửa sạch và ngâm nguyên liệu trong nước muối pha loãng
  • Không nên lau/tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh
  • Tránh cào, gãi hay chà xát quá mạnh lên vùng da bị bệnh
  • Thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và giữ cho tinh thần luôn thoải mái
  • Ngừng áp dụng và liên hệ với bác sĩ da liễu nếu các triệu chứng không thuyên giảm, thậm chí nặng nề hơn
  • Trường hợp bệnh nặng cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định phương pháp hiệu quả
Giải pháp hiệu quả và an toàn từ thiên nhiên đối với người mắc bệnh chàm mà chúng tôi muốn chia sẻ là bộ sản phẩm Atoskin. Ưu điểm nổi bật của bộ sản phẩm này là công nghệ enzyme Bio – Derma 1 đột phá từ Hàn Quốc, siêu nghệ không màu Nano THC do Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, bào chế), có khả năng cải thiện triệu chứng của bệnh chàm trong thời gian ngắn (khoảng 3 – 5 ngày). Đặc biệt, sản phẩm không chứa corticoid nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. cách chữa bệnh chàm
  • Atoskin serum (20ml, 50ml): Giảm sưng viêm và ngứa ngáy nhanh chóng
  • Atoskin cream (50g): Dưỡng ẩm, giảm khô, giảm bong tróc, tăng cường sức khỏe làn da, ngăn ngừa bệnh tái phát
  • Atoskin shower (200ml, 500ml): Làm sạch, duy trì độ ẩm tự nhiên của da, bảo vệ da khỏi kích ứng, ngăn ngừa bệnh tái phát
Atoskin đã chia sẻ với bạn cách chữa bệnh chàm theo dân gian hiệu quả, an toàn và tiết kiệm. Nếu thấy những thông tin mà chúng tôi cung cấp hữu ích, hãy like, share đến người thân, bạn bè hay đồng nghiệp nhé! Đừng ngại cho chúng tôi biết băn khoăn của bạn về bệnh chàm nói riêng và bệnh da liễu nói chung, hãy comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 để các Dược sĩ kịp thời hỗ trợ. Truy cập atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!
Dược sĩ Thu Trang Dược sĩ Thu Trang
Đánh giá bài viết
2.3/5 - (3 bình chọn)
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
2.3/5 - (3 bình chọn)