Bệnh chàm khô tróc vảy là một dạng của chàm khô ở giai đoạn mạn tính. Bệnh khởi phát khi lớp biểu bì da bị tổn thương, kích thích tăng sinh tế bào sừng, da mất nước, khô ráp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa chàm khô tróc vảy tái phát.
Nội dung chính
Bệnh chàm khô tróc vảy là bệnh da liễu mạn tính, được nhận biết thông qua một số dấu hiệu điển hình sau đây:
Hiện nay, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây bệnh chàm khô tróc vảy. Một số nguyên nhân thường được đề cập đến bao gồm:
Di truyền: Di truyền là nguyên nhân thường được đề cập đến khi bị chàm khô tróc vảy. Cơ chế di truyền có liên quan mật thiết với cơ địa nhạy cảm, tính chất da, thiếu hụt Filaggrin.
Rối loạn chuyển hóa: Theo nghiên cứu mô bệnh học, nguyên nhân gây bệnh có thể do rối loạn chuyển hóa, tế bào sừng da tăng sinh, da khô ráp, bong tróc, nứt nẻ và cảm giác ngứa ngáy.
Dị nguyên: Xà phòng, xăng dầu, hóa chất có khả năng làm giảm độ ẩm và sức đề kháng của làn da. Theo đó, cơ chế miễn dịch bị kích thích và các triệu chứng của bệnh chàm khô tróc vảy bùng phát.
Thời tiết: Khi nhiệt độ và độ ẩm xuống thấp da sẽ bị mất độ ẩm, dày sừng, bong tróc và ngứa ngáy.
Một số yếu tố khác: Chàm khô tróc vảy khởi phát có thể do hệ miễn dịch suy giảm, căng thẳng thần kinh, vệ sinh da không sạch sẽ,…
Theo chuyên gia, bệnh chàm khô tróc vảy không nguy hiểm đến tính mạng mà chỉ gây tổn thương ngoài da. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh lại ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống:
Chàm khô bội nhiễm: Bệnh khởi phát khi vi khuẩn xâm nhập vào vùng da bị tổn thương và gây nhiễm trùng. Ngoài tổn thương da thì biến chứng này còn gây đau nhức, mệt mỏi và tăng thân nhiệt.
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Ngoại hình của người bệnh bị ảnh hưởng bởi tình trạng da khô ráp, sần sùi, thâm sạm và tróc vảy.
Rối loạn giấc ngủ: Tình trạng ngứa ngáy do chàm khô tróc vảy có xu hướng bùng phát vào ban đêm, điều đó khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ hay ngủ chập chờn, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
Bệnh chàm khô tróc vảy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có tính chất dai dẳng, dễ tái đi tái lại. Các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp. Hiện nay, nền y học thế giới vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm. Phương pháp được áp dụng chủ yếu nhằm mục đích cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát càng lâu càng tốt.
Thuốc uống hay thuốc bôi tại chỗ được sử dụng phổ biến khi bị chàm khô tróc vảy. Người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và thời gian sử dụng để không gây thêm bất cứ tổn thương nào cho da. Dựa vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định một trong những loại thuốc sau:
Dân gian thường sử dụng nguyên liệu tự nhiên để cải thiện triệu chứng của bệnh chàm da tróc vảy.
Dưa chuột
Dưa chuột/dưa leo (Cucumis sativus) chứa nhiều nước nên có khả năng cân bằng độ ẩm cho da. Trong dưa chuột còn có thành phần giảm sưng viêm, ngứa ngáy, chữa lành tổn thương và giúp da đều màu. Các bước dùng dưa chuột điều trị chàm khô tróc vảy:
Bước 1: Chuẩn bị 1 quả dưa chuột, rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng
Bước 2: Thái dưa chuột thành lát sau đó đem xay nhuyễn
Bước 3: Rửa sạch tay và vùng da bị chàm
Bước 4: Đắp dưa chuột đã xay nhuyễn, lưu trên da 20 phút
Bước 5: Rửa lại bằng nước mát, dùng khăn mềm lau khô
Mật ong
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm tốt. Bên cạnh đó, một số hoạt chất trong mật ong còn giúp tăng tốc độ chữa lành tổn thương, ngăn ngừa thâm sẹo và phục hồi “hàng rào” bảo vệ da. Cách dùng mật ong điều trị chàm khô tróc vảy như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất
Bước 2: Rửa sạch tay và vùng da bị chàm
Bước 3: Bôi hỗn hợp, massage nhẹ nhàng
Bước 4: Giữ nguyên trên da khoảng 20 – 25 phút
Bước 5: Rửa lại bằng nước sạch và lau khô bằng khăn mềm
Dầu dừa
Dầu dừa chứa nhiều axit béo, Polyphenol và chất chống oxy hóa. Đây là thành phần giúp chống viêm, làm dịu và dưỡng ẩm cho da. Axit Lauric có khả năng ức chế sự phát triển của nấm, vi khuẩn, giảm nguy cơ bị chàm bội nhiễm. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 thìa cà phê dầu dừa
Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ tay và vùng da bị tổn thương
Bước 3: Bôi dầu dừa và massage theo hình xoắn ốc
Bước 4: Lưu trên da tầm 20 phút
Bước 5: Rửa lại bằng nước sạch và dùng khăn mềm lau khô
Giải pháp toàn diện từ thiên nhiên mà chúng tôi muốn tiết lộ với người bệnh chàm da tróc vảy là bộ sản phẩm Atoskin. Ưu điểm nổi bật của bộ sản phẩm là công nghệ enzyme Bio – Derma 1 đột phá từ Hàn Quốc. Các thành phần của bộ sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không corticoid, an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
Atoskin được sản xuất tại nhà máy Công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm CVI, đạt chuẩn CGMP – Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm do Bộ Y tế cấp. Đặc biệt, bộ sản phẩm này đã được rất nhiều báo uy tín nhắc đến:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh và chăm sóc da đúng cách là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa bệnh chàm khô tróc vảy tái phát:
Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa bệnh chàm khô tróc vảy. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến bệnh ngoài da, bạn đừng ngại cho chúng tôi biết bằng cách comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 để các Dược sĩ kịp thời hỗ trợ. Truy cập atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!
10 cách chữa bệnh chàm theo dân gian không phải ai cũng biết
Bệnh chàm khô đầu ngón tay có nguy hiểm không
Bệnh eczema có chữa khỏi được không?
Bị chàm kiêng ăn gì? Điểm tên 5 món ăn người bị chàm nên tránh ngay
Bệnh chàm có lây không? Cách ngăn ngừa hiệu quả
Bị chàm môi kiêng ăn gì? Top 6 thực phẩm cần tránh xa
Trụ sở chính: Lô đất CN1 - 08B-3, khu công nghiệp công nghệ cao 1, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.
Tel: (024) 3668 6938
Email: cskh@cvi.vn
Văn phòng: Phòng 504, tòa nhà Comatce Tower, Thanh Xuân, Hà Nội