Bệnh chàm (Eczema) xuất hiện khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa bệnh chàm.
Nội dung chính
Bệnh chàm hay còn gọi là bệnh Eczema, là một dạng viêm da nông, dai dẳng và có xu hướng tái phát. Triệu chứng điển hình của bệnh là ngứa ngáy liên tục, từ âm ỉ đến dữ dội. Tổn thương da do bệnh chàm có sự khác nhau tùy thuộc vào thể trạng, thể bệnh và một số yếu tố cộng hưởng. Da thường chuyển sang màu hồng/đỏ, dày sừng, nứt nẻ, bong tróc, ngứa ngáy là tổn thương điển hình mà bệnh chàm gây nên.
Bệnh chàm được chia thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại chàm lại có yếu tố kích thích và triệu chứng riêng biệt.
Dạng phổ biến nhất của bệnh chàm là viêm da dị ứng. Bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sẽ nhẹ hơn hoặc biến mất khi trưởng thành. Viêm da dị ứng cùng với sốt cỏ khô và hen suyễn tạo thành bộ ba dị ứng gây bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh khởi phát do khả năng bảo vệ tự nhiên của da kém, da không thể chống chọi được với các chất gây kích ứng, dị ứng. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền, môi trường, da khô, hệ thống miễn dịch suy giảm,… có mối liên hệ với bệnh viêm da dị ứng. Bệnh được nhận biết thông qua một số dấu hiệu sau:
Chàm tiếp xúc khởi phát do tiếp xúc trực tiếp với một hoặc nhiều chất gây dị ứng, xuất hiện phản ứng miễn dịch và da bị tổn thương. Những yếu tố bên ngoài có thể gây bệnh gồm: kim loại niken, xi măng, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa mạnh, thuốc sâu, chất bảo quản, kháng sinh Neomycin, thực vật có chất dị ứng,… Bệnh chàm tiếp xúc liên quan đến độ mẫn cảm của hệ miễn dịch tăng và sự tham gia của lympho T. Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm tiếp xúc:
Bệnh chàm tổ đỉa gây nên các mụn nước li ti, dày cứng trên ngón tay, lòng bàn tay/bàn chân, phổ biến ở phụ nữ hơn là nam giới. Mụn nước xuất hiện có thể khiến người bệnh cảm thấy ngứa hoặc đau rát. Mụn nước thường xẹp dần và biến mất sau 3 – 4 tuần. Vùng da bị tổn thương có thể nứt nẻ và bong tróc. Nguyên nhân gây bệnh là do nội tạng có vấn đề, chức năng thần kinh bị rối loạn, di truyền, nhiễm khuẩn, căng thẳng thần kinh, suy giảm thể chất,… Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm tổ đỉa:
Chàm thể địa – chàm thể tạng là bệnh ngoài da tương đối phức tạp bởi chưa thể xác định nguyên nhân chính gây bệnh. Một số nguyên nhân được đề đề cập đến đó là cơ địa, di truyền, môi trường, thời tiết, rối loạn chức năng cơ thể,… Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm thể địa:
Chàm thể đồng tiền có đặc trưng là tổn thương hình oval/tròn. Bệnh không gây tăng kháng thể IgE như bệnh viêm da cơ địa. Chàm đồng tiền thường là do dị ứng với hóa chất, kim loại hoặc kết quả của sự kích hoạt bởi vết cắn của côn trùng. Triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm:
Cơ chế hình thành bệnh chàm da dầu liên quan đến hoạt động của nấm Malassezia, chế độ ăn uống thiếu khoa học, tuyến bã nhờn bị rối loạn, vệ sinh kém, căng thẳng,… Triệu chứng của chàm da dầu khác hẳn với những bệnh chàm khác, cụ thể:
Viêm da ứ đọng hay còn gọi là viêm da ứ đọng tĩnh mạch. Bệnh thường xuất hiện ở những người có vấn đề về lưu thông máu ở chân. Tức là, các van đẩy máu lên qua chân về phía tim hoạt động bất thường, chân bị sưng lên và tĩnh mạch giãn. Triệu chứng điển hình như sau:
Chàm vi khuẩn không phổ biến như những thể chàm khác. Bệnh khởi phát do tiếp xúc với độc tố của tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, nấm men. Cơ chế miễn dịch thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với độc tố, chất trung gian được phóng thích vào da và bùng phát triệu chứng lâm sàng. Dấu hiệu nhận biết chàm vi khuẩn là:
Bệnh chàm không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời, đúng cách, các triệu chứng tái đi tái lại sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, hiệu suất công việc và sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt, người bệnh có thể gặp phải biến chứng:
Chàm bội nhiễm (Eczema Herpeticum): Vùng da bị tổn thương xuất hiện mụn nước nhỏ, có dịch bên trong. Mụn nước màu đỏ/đỏ tía/đen, kích thước gần giống nhau và có khả năng lây lan sang vùng da khác. Nếu không được kiểm soát kịp thời bệnh có thể gây hỏng giác mạc, suy nội tạng, thậm chí tử vong.
Bùng phát bệnh lý khác: Nếu không được điều trị sớm, đúng cách, hệ thống miễn dịch kém đi và người bệnh có thể mắc một số bệnh lý cơ địa khác như bệnh tim mạch, hen suyễn,…
Ảnh hưởng đến trí não và thể chất của trẻ: Với những trường hợp bị chàm nặng, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc Tây. Loại thuốc này giúp cải thiện nhanh triệu chứng của bệnh nhưng lại khiến người bệnh gặp rất nhiều tác dụng không mong muốn. Đối với trẻ em, nếu sử dụng thuốc có chứa Corticoid trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến xương và trí não.
Bệnh chàm thường được chia thành giai đoạn cấp tính, bán cấp và mạn tính. Thế nhưng, giai đoạn bán cấp diễn ra nhanh chóng, các triệu chứng không rõ ràng. Ba giai đoạn chính của bệnh chàm da sẽ được chia thành 4 giai đoạn nhỏ: hồng ban (đỏ da), mụn nước (chảy nước), lên da non và liken hóa. Tổn thương da mà bệnh gây nên ở mỗi giai đoạn sẽ khác nhau. Tuy nhiên, ngứa ngáy, khó chịu là triệu chứng xuyên suốt 4 giai đoạn.
Giai đoạn hồng ban là giai đoạn đầu của bệnh chàm, được nhận biết thông qua một số dấu hiệu điển hình sau:
Giai đoạn mụn nước (chảy nước) là giai đoạn mà da bị trợt loét, rỉ dịch và dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát. Khi đó, da sẽ bị tổn thương nghiêm trọng – mưng mủ, sưng nóng, vảy tiết. Dưới đây là những triệu chứng của bệnh chàm giai đoạn mụn nước:
Giai đoạn này diễn ra nhanh và phát sinh triệu chứng không rõ ràng. Theo các chuyên gia, giai đoạn lên da non chỉ có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu như:
Liken hóa (hằn cổ trâu) thuộc Eczema mạn tính, được nhận biết thông qua các triệu chứng điển hình dưới đây:
Hiện nay, nguyên nhân chính gây bệnh chàm chưa được xác định. Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy các triệu chứng của bệnh có liên quan đến kháng thể IgE gia tăng trong huyết tương và tế bào lympho. Dưới đây là những nguyên nhân thường được nhắc đến khi bị chàm:
Di truyền: Bệnh chàm có liên quan mật thiết với yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh chàm thì con, cháu có nguy cơ cao mắc bệnh này. Nhiều trường hợp bệnh khởi phát từ lúc sơ sinh nhưng cũng có trường hợp đến khi trưởng thành mới xuất hiện triệu chứng của bệnh.
Rối loạn thần kinh: Thần kinh bị rối loạn (căng thẳng, stress,…) khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng phản ứng quá mẫn và khởi phát
Rối loạn chức năng nội tạng: Một số cơ quan như gan, dạ dày, tuyến giáp,… bị suy giảm sẽ ảnh hưởng đến cơ chế hình thành triệu chứng của bệnh chàm.
Rối loạn nội tiết tố: Nội tiết tố không chỉ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới mà nó còn liên quan mật thiết với hoạt động của hệ miễn dịch. Cụ thể, khi nội tiết tố bị rối loạn, tế bào Lympho bị kích thích và xuất hiện triệu chứng của bệnh chàm.
Bệnh ngoài da: Một số bệnh lý ngoài da chẳng hạn như nấm, ghẻ, viêm da,… nếu không được kiểm soát kịp thời cũng dễ tiến triển thành bệnh chàm.
Dị nguyên: Bệnh chàm có khả năng khởi phát do tiếp xúc với dị nguyên như nọc độc của côn trùng, thực phẩm, hóa chất, khói bụi, nhựa thực vật, phấn hoa,…
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh chàm và chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. Vì vậy, quá trình điều trị bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, nguyên tắc điều trị bệnh chàm chủ yếu là kiểm soát triệu chứng, giảm tổn thương da và ngăn ngừa biến chứng. Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Hiện nay, Tây y và phương pháp dân gian là những phương pháp được áp dụng phổ biến.
Để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bội nhiễm, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc Tây. Khi điều trị bệnh chàm bằng thuốc Tây, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để không ảnh hưởng đến kết quả điều trị và gặp phải tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, khi thấy các triệu chứng không được cải thiện hoặc dấu hiệu bất thường, ngừng sử dụng và thông báo cho bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng khi bị chàm:
Phương pháp dân gian luôn được ưu ái bởi hiệu quả, an toàn và tiết kiệm. Tuy nhiên, để các bài thuốc dân gian phát huy tác dụng, người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Sau đây, Atoskin sẽ chia sẻ với bạn 3 cách trị bệnh chàm bằng nguyên liệu thiên nhiên đó là lá trầu không, nghệ vàng và chuối xanh.
Lá trầu không
Để cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh chàm, bạn không nên bỏ qua lá trầu không. Theo Đông y, lá trầu có tính ấm, vị cay, hơi nồng, đi vào 3 kinh (Tỳ, Vị, Phế), được dân gian sử dụng để chữa rất nhiều bệnh trong đó có bệnh da liễu. Theo y học hiện đại, lá trầu không có tinh dầu, hợp chất quý như Chavicol, Cineol, Chavibetol, Allylcatechol, Caryophyllene, Tanin, vitamin,… giúp phòng ngừa sự tấn công của vi khuẩn, chống viêm, giảm đau, kháng nấm, diệt vi trùng,…
Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 nắm lá trầu không tươi, rửa và ngâm với nước muối loãng
Bước 2: Vớt lá trầu không ra, cho vào nồi nước sạch, bắc lên bếp đun sôi
Bước 3: Lấy nước cốt lá trầu không pha với nước sạch để ngâm, rửa hoặc tắm
Bước 4: Lấy bã trầu không chà nhẹ nhàng lên vùng da bị chàm để tăng hiệu quả điều trị bệnh
Nghệ vàng
Trong một nghiên cứu được công bố bởi “Tạp chí Thuốc da liễu”, củ nghệ vàng giúp cải thiện đáng kể triệu chứng của bệnh chàm. Cụ thể, hoạt chất Curcumin có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, tiêu diệt gốc tự do, chữa lành vùng da bị tổn thương và phòng ngừa thâm sẹo. Bên cạnh đó, trong củ nghệ vàng còn có nhiều loại vitamin (C, E,…), khoáng chất giúp sản sinh collagen, ngăn ngừa lão hóa và dưỡng ẩm cho da.
Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 củ nghệ tươi, cạo vỏ và rửa sạch
Bước 2: Để ráo nước, thái thành miếng nhỏ, cho vào máy xay nhuyễn/giã nát
Bước 3: Dùng khăn sạch hoặc rây lọc lấy nước cốt
Bước 4: Rửa sạch vùng da bị chàm bằng nước ấm hoặc dung dịch sát khuẩn
Bước 5: Bôi nước nghệ vàng lên vùng da bị tổn thương (thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày)
Chuối xanh
Nếu bị chàm bạn có thể tận dụng quả chuối xanh. Vỏ và phần thịt chuối xanh đều có nhiều hoạt chất như Tanin, Carotenoid, Polyphenol,… giúp kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa. Bên cạnh đó, trong nhựa chuối xanh chứa nhiều khoáng chất, tác dụng thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương. Vitamin trong chuối xanh là thành phần quan trọng để duy trì làn da khỏe mạnh.
Bước 1: Chuẩn bị khoảng 2 quả chuối xanh (chuối tiêu), còn nhựa
Bước 2: Chuối xanh mang rửa sạch và ngâm với nước muối loãng
Bước 3: Vớt ra, để ráo nước, thái thành lát mỏng
Bước 4: Rửa sạch vùng da bị chàm, đắp lát chuối xanh lên
Bước 5: Dùng gạc y tế cố định, để qua đêm, sáng hôm sau tháo ra (không rửa lại)
Ngoài việc áp dụng phương pháp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh nên kết hợp các biện pháp chăm sóc da để cải thiện triệu chứng, rút ngắn thời gian điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát. Bao gồm:
Atoskin đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa bệnh chàm tái phát. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì, bạn đừng ngại liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 hoặc bình luận bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời giải đáp.
Nguồn https://atoskin.vn/
10 cách chữa bệnh chàm theo dân gian không phải ai cũng biết
Bệnh chàm khô đầu ngón tay có nguy hiểm không
Bệnh chàm khô tróc vảy là gì? Tổng hợp những điều cần biết
Bệnh eczema có chữa khỏi được không?
Bị chàm kiêng ăn gì? Điểm tên 5 món ăn người bị chàm nên tránh ngay
Bệnh chàm có lây không? Cách ngăn ngừa hiệu quả
Trụ sở chính: Lô đất CN1 - 08B-3, khu công nghiệp công nghệ cao 1, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.
Tel: (024) 3668 6938
Email: cskh@cvi.vn
Văn phòng: Phòng 504, tòa nhà Comatce Tower, Thanh Xuân, Hà Nội