Skip to main content

Bệnh chàm khô: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Tham vấn Y khoa
Ngày đăng
21/01/2021
Cập nhật lần cuối
23/06/2021
Chàm khô là một trong những thể chàm phổ biến, các triệu chứng của bệnh thường ở bên ngoài da nên ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tinh thần của người bệnh. Theo dõi bài viết sau để hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa chàm khô tái phát.

Chàm khô là bệnh gì?

Bệnh chàm khô Chàm khô hay còn gọi là chàm tiếp xúc trong giai đoạn mạn tính. Bệnh khởi phát do lớp sừng của da bị tổn thương, theo đó, da bị mất nước, tế bào sừng tăng sinh và da trở nên khô ráp. Chàm khô thường khởi phát ở những vùng da có mật độ tiếp xúc thường xuyên, chẳng hạn như da mặt, đầu ngón tay/ngón chân. Các triệu chứng của bệnh dai dẳng và có xu hướng tái đi tái lại, ảnh hưởng đến ngoại hình và cuộc sống của người bệnh.

Triệu chứng điển hình của bệnh chàm khô

Chàm khô thường chỉ gây tổn thương bên ngoài da. Bệnh bùng phát vào mùa thu – đông và có xu hướng thuyên giảm vào mùa xuân – hè. Triệu chứng của bệnh tương đối điển hình, dễ nhận biết:
  • Xuất hiện dát đỏ, da sần sùi và bong tróc
  • Khi da bong tróc sẽ để lộ lớp da non mỏng, màu đỏ/hồng
  • Xu hướng lichen hóa (thâm sạm, dày sừng)
  • Ngứa âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng da bị chàm khô
  • Có trường hợp tổn thương tụ mủ, sưng nóng, viêm nhiễm, đau nhức, sốt cao

Nguyên nhân gây bệnh chàm khô

Nguyên nhân khởi phát bệnh chàm khô chưa được xác định cụ thể. Một số nguyên nhân được đề cập đến là di truyền, tiếp xúc với hóa mỹ phẩm, rối loạn chuyển hóa, thời tiết thay đổi đột ngột. Di truyền: Nguyên nhân khởi phát bệnh chàm khô thường được đề cập đến là di truyền. Ở hầu hết trường hợp, khi thực hiện sinh thiết da cho thấy đều thiếu hụt Filaggrin, khi đó, da bị mất nước, sức đề kháng suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho dị nguyên xâm nhập. Tiếp xúc với hóa mỹ phẩm: Hóa mỹ phẩm có độ kiềm hoặc axit cao, ảnh hưởng đến lớp sừng, da thô ráp và ngứa ngáy. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với hóa mỹ phẩm có thành phần kích ứng: xà phòng, bột giặt, dung môi công nghiệp,… Rối loạn chuyển hóa: Thông thường, tế bào sừng sẽ tăng sinh khi rối loạn chuyển hóa. Khi đó, da trở nên sần sùi, thô ráp, bong tróc và ngứa ngáy. Rối loạn chuyển hóa còn dẫn đến tình trạng thiếu hụt lipid, da yếu và dễ bị tổn thương.  Thời tiết thay đổi đột ngột: Thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là khi nhiệt độ giảm mạnh, kích thích quá trình thoát hơi nước của da, da khô, nứt nẻ và ngứa. Một số nguyên nhân khác: Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, các triệu chứng của chàm khô còn khởi phát do vệ sinh da không sạch sẽ, sinh sống trong môi trường ô nhiễm, dị ứng hải sản, tâm lý căng thẳng, cơ thể suy nhược.

Phương pháp điều trị bệnh chàm khô

Tây y và Đông y thường được áp dụng để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa chàm khô tái đi tái lại. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí với bạn một giải pháp hiệu quả và an toàn từ thiên nhiên.

Tây y

thuốc bôi trị chàm khô Cách chữa bệnh chàm khô phổ biến là sử dụng thuốc Tây. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến để cải thiện triệu chứng của bệnh gồm:
  • Kem dưỡng ẩm: Đặc trưng của chàm khô là da khô ráp, nứt nẻ, bong tróc và ngứa ngáy. Sử dụng kem dưỡng ẩm giúp khắc phục đáng kể những triệu chứng kể trên. Nên chọn sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không corticoid và chất bảo quản.
  • Thuốc bôi corticoid: Thuốc có khả năng dưỡng ẩm, chống viêm, giảm dị ứng. Tuy nhiên, thuốc bôi corticoid có thể khiến da bị teo, mỏng hoặc giãn mao mạch. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng thuốc này.
  • Thuốc ức chế Calcineurin: Thường được sử dụng xen kẽ với thuốc bôi Corticoid để giảm biến chứng. Tác dụng của nhóm thuốc này là chống viêm, dưỡng ẩm và cải thiện triệu chứng trên da. 
  • Thuốc kháng Histamin H1: Tác dụng của nhóm thuốc này là ức chế chất trung gian gây dị ứng, giảm tổn thương ngoài da và cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Đông y

Đông y được đánh giá là hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí. Để cải thiện triệu chứng của bệnh chàm khô bạn có thể áp dụng bài thuốc uống hoặc dùng ngoài da. Bài thuốc uống Bước 1: Chuẩn bị khổ sâm, thuyền thoái, bạch tật lê (mỗi loại 8g); Thương truật, đương quy, bạch thược, phòng phong (mỗi loại 12g); Thục địa, sinh địa và kinh giới (mỗi loại 16g) Bước 2: Rửa sạch nguyên liệu, cho vào nồi nước sạch và bắc lên bếp đun đôi Bước 3: Lấy nước sắc để uống, dùng 1 thang/ngày Bài thuốc dùng ngoài da Bước 1: Chuẩn bị lá vối và kinh giới (tươi, mỗi loại 100g) Bước 2: Rửa sạch nguyên liệu, cho vào nồi, thêm nước sạch Bước 3: Bắc lên bếp, đun sôi, đợi nước ấm thì lấy để lau/rửa vùng da bị chàm khô

Giải pháp toàn diện từ thiên nhiên

Giải pháp toàn diện từ thiên nhiên mà chúng tôi muốn chia sẻ với người bệnh đó chính là bộ sản phẩm Atoskin. Bộ sản phẩm bao gồm Atoskin serum, Atoskin cream và Atoskin shower. Sản phẩm “nói không” với corticoid, chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi. Atoskin có khả năng tác động trực tiếp đến các triệu chứng của bệnh như ngứa ngáy, sưng viêm, khô, bong tróc, tái tạo và phục hồi tổn thương da. Cụ thể:
  • Atoskin serum: Giúp giảm ngứa ngáy, sưng viêm (sau 3 – 5 ngày sử dụng)
  • Atoskin cream: Dưỡng ẩm, giảm khô, giảm bong tróc, tăng cường sức khỏe làn da và ngăn ngừa bệnh tái phát
  • Atoskin shower: Làm sạch nhẹ nhàng, duy trì độ ẩm tự nhiên của da, bảo vệ da khỏi kích ứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Phòng ngừa bệnh chàm khô tái phát

Phòng ngừa bệnh chàm tái phát cần thực hiện kết hợp ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh và chăm sóc da đúng cách. Cụ thể:
  • Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày bằng sữa tắm chuyên dùng cho da chàm
  • Lựa chọn trang phục rộng rãi để tránh ma sát với da
  • Bôi kem dưỡng ẩm 2 lần/ngày, lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên
  • Uống đủ nước lọc, bổ sung nước ép trái cây có tính mát
  • Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Nếu ngứa ngáy, khó chịu có thể xoa nhẹ, chườm lạnh hoặc tắm nước lá
  • Không cào, gãi, chà xát lên vùng da bị chàm khô
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống để loại bỏ tác nhân gây hại cho da
  • Tập thể dục mỗi ngày và giữ cho tinh thần luôn thoải mái

Một số câu hỏi liên quan đến chàm khô

Bệnh chàm khô có nguy hiểm không?

benh cham kho Đáp án là không. Theo chuyên gia, chàm khô là bệnh da liễu mạn tính, các triệu chứng của bệnh chỉ xuất hiện ngoài da và không nguy hiểm đến tính mạng. Nếu được khắc phục kịp thời, vệ sinh da sạch sẽ và đúng cách sẽ kiểm soát được các triệu chứng của bệnh. Với những trường hợp chủ quan, can thiệp muộn, chăm sóc da không sạch sẽ và sai cách cộng với việc thường xuyên cào, gãi, chà xát lên vùng da bị chàm sẽ khiến bệnh tiến triển phức tạp: Chàm bội nhiễm: Là tình trạng da bị nhiễm trùng do nấm, vi khuẩn hoặc virus. Đặc trưng của chàm bội nhiễm là da đỏ rát, sưng viêm, tụ mủ, sốt, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi.  Móng bị biến dạng: Chàm khô sẽ ảnh hưởng đến vùng da ở đầu ngón chân hoặc ngón tay. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời thì các triệu chứng có thể lan rộng, móng tay/chân bị biến dạng (chuyển màu vàng, giòn, dễ gãy).

Bệnh chàm khô có lây không?

Đáp án là không. Theo bác sĩ da liễu, bệnh chàm nói chung và chàm khô nói riêng không có khả năng lây nhiễm, kể cả khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị bệnh. Tuy nhiên, nếu xảy ra bội nhiễm, nấm, vi khuẩn, virus có khả năng xâm nhập vào vùng da lành thông qua vết thương hở. Bên cạnh đó, nếu trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ) có người mắc bệnh thì con sinh ra có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Bệnh chàm khô có chữa được không?

Hiện nay, nền y học vẫn chưa tìm ra được phương pháp điều trị dứt điểm bệnh chàm khô. Các phương pháp được áp dụng chủ yếu và cải thiện triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa bệnh tái phát càng lâu càng tốt. Atoskin đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa bệnh chàm khô. Nếu có bất cứ băn khoăn gì liên quan đến bệnh chàm nói riêng và bệnh ngoài da nói chung, bạn đừng ngại cho chúng tôi biết bằng cách comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 để các Dược sĩ kịp thời hỗ trợ. Truy cập atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!
Dược sĩ Thu Trang Dược sĩ Thu Trang
Đánh giá bài viết
Rate this post
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Rate this post