Skip to main content

Bệnh chàm khô ở trẻ em: cách nhận biết và điều trị an toàn

Tham vấn Y khoa
Ngày đăng
18/01/2021
Cập nhật lần cuối
23/06/2021
Chàm khô là căn bệnh da liễu dai dẳng, đặc trưng bởi tình trạng khô tróc, bong vảy và ngứa rát ngoài da. Nhận biết sớm bệnh chàm khô ở trẻ em và có biện pháp xử trí đúng đắn, an toàn là điều cha mẹ cần nắm vững. 

Bệnh chàm khô ở trẻ em là gì? 

bệnh chàm khô ở trẻ Chàm khô ở trẻ em là bệnh làm xuất hiện tổn thương viêm sưng nông trên bề mặt da, đi kèm tình trạng da khô tróc, nứt nẻ và ngứa rát. Chàm khô còn được gọi là á sừng, là một thể eczema thường gặp. Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể mắc phải chàm khô. Nhóm trẻ dưới 5 tuổi có tỷ lệ bị chàm khô cao nhất. Bệnh hay khởi phát khi bé được 2 – 24 tháng tuổi, rồi kéo dài dai dẳng.

Chàm khô ở trẻ em có nguy hiểm không?

Chàm khô ở trẻ KHÔNG phải căn bệnh nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn đưa ra những lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của bệnh chàm khô đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của trẻ, đặc biệt là khi bé đang bước vào những “giai đoạn vàng” cho sự phát triển thể chất và trí não. Ngoài ra, khi trẻ gãi ngứa sẽ khiến da bị trầy xước, bong tróc, chảy máu, cơ hội để các mầm bệnh xâm nhập, dẫn tới viêm da bội nhiễm. Hơn nữa, các tổn thương của chàm khô nếu không được xử trí đúng cách có thể dẫn tới các vùng da thâm, sẹo, biến dạng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này của bé.  Chàm khô ở trẻ còn được cho là liên quan đến việc tăng khả năng mắc phải các bệnh dị ứng cơ địa khác như viêm mũi dị ứng, hen suyễn,…

Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm khô

Chàm khô có căn nguyên thật sự là gì vẫn còn là ẩn số của giới y khoa. Vậy nhưng, các chuyên gia nghiêng nhiều về yếu tố cơ địa, di truyền và tác động từ môi trường xung quanh.  
  • Cơ địa: Hệ thống miễn dịch là lớp phòng thủ của cơ thể trước mọi tác nhân tấn công từ cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Vậy nhưng, vì một số nguyên nhân, hệ thống này trở nên nhạy cảm và dễ phản ứng quá mức, làm kích hoạt quá trình viêm sưng và gây chàm khô ngoài da. 
  • Di truyền: Sau nhiều nghiên cứu về dịch tễ, di truyền học, nhiều mối tương quan đã chỉ, trẻ bị chàm khô có khả năng cao được sinh ra bởi cha mẹ cũng mắc chàm  – viêm da cơ địa hoặc các bệnh dị ứng khác. 
  • Cấu trúc da: Filaggrin là một loại protein quan trọng trọng cho sự liên kết các mô bào của da, cản trở nước bay hơi, củng cố hàng rào biểu bì bảo vệ da trước các dị nguyên. Vì thế, khi filaggrin thiếu hụt sẽ dẫn đến tình trạng da dễ bị khô, nứt nẻ hơn bình thường. 
Chàm khô ở trẻ sẽ dễ bùng phát nếu gặp phải các tác nhân như:
  • Thời tiết hanh khô, độ ẩm không khí thấp
  • Khói bụi, đất cát, phấn hoa, lông thú nuôi
  • Thực phẩm dị ứng, ví dụ: các loại hạt, trứng, hải sản, sữa,…
  • Côn trùng, cỏ dại, nhựa mủ cây
  • Hóa chất trong sữa tắm, dầu gội, kem bôi da
Với yếu tố cơ địa, nhiều khi cha mẹ không thể ngăn cản được chàm khô xuất hiện trên làn da mỏng manh của bé. Thế nhưng, với việc xác định đúng và hạn chế để trẻ phải tiếp xúc với các yếu tố kích thích sẽ giúp phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng chàm khô hiệu quả. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm khô ở trẻ em

Chàm khô ở trẻ nhỏ có đặc điểm là thường gặp ở các vùng da như cằm, má, trán, quanh miệng, chân tay, đầu gối hay các nếp gấp da (cổ, bẹn). Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà các dấu hiệu nhận biết chàm khô có thể có những khác biệt, nhưng thường biểu hiện như sau:
  • Xuất hiện các vùng da đỏ sần, phát ban. Da khô, thô ráp, bong tróc, đóng vảy dày lên. 
  • Nứt nẻ trên da, đôi khi rỉ dịch, chảy màu gây đau. 
  • Cảm giác ngứa âm ỉ, dần trở nên dữ dội hơn vào các giai đoạn sau. Đây là triệu chứng xuyên suốt, xuất hiện ngay từ những tổn thương đầu tiên trên da. 
  • Có thể có mặt các vùng da thẫm màu, dày cứng và gờ rõ, kèm ngứa ngáy dai dẳng. Đây là hiện tượng liken hóa, còn gọi là hằn cổ trâu, xảy ra khi chàm khô đã tiến triển sang giai đoạn mạn tính. 
  • Ở trẻ < 2 tuổi vết chàm thường bùng phát ở vùng mặt (má, cằm, trán, sau tai, quanh miệng). Khi trẻ lớn hơn và bắt đầu vận động di chuyển nhiều, chàm khô thường chuyển sang các chi (đầu gối, khuỷu tay) và khu vực gấp nếp trên cơ thể. 

Cách chữa bệnh chàm khô ở trẻ em an toàn, hiệu quả

Chàm khô chưa thể chữa khỏi hẳn, nhưng nhiều biện pháp xử trí hiện nay đã hỗ trợ kiểm soát triệu chứng, giảm tái phát khá tốt. Quan trọng là, cha mẹ tiến hành chữa trị cho bé từ sớm, tránh để bệnh tiến triển nghiêm trọng thêm hoặc xảy ra nhiễm trùng. 

Sử dụng thuốc tây y cho bé bị chàm khô

Hiện nay, trẻ bị chàm khô chủ yếu sử dụng các dạng thuốc bôi ngoài da để giảm sưng ngứa, tấy đỏ, tạo điều kiện cho vết thương mau hồi phục. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc giảm ngứa, kháng sinh, kháng nấm,… nếu cần thiết. 
  • Corticoid tại chỗ: Đây là nhóm thuốc được chỉ định thường xuyên nhất cho các tình trạng chàm viêm ngoài da. Các chất corticoid có có khả năng kháng viêm mạnh mẽ, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng chàm khô. Tuy nhiên, trẻ chỉ được dùng corticoid trong thời ngắn, với sự theo dõi chặt chẽ về liều lượng. Nguy cơ xảy ra biến chứng nếu dùng sai cách corticoid là rất cao. 
  • Thuốc ức chế calcineurin: Hai hoạt chất chính của nhóm thuốc này là tacrolimus và pimecrolimus, có tác dụng dược lý tương tự corticoid. Tuy nhiên, thuốc có thể sử dụng dài ngày hơn corticoid, cũng dùng được cho các vùng da mỏng như quanh mắt, bộ phận sinh dục,… Nhược điểm là gây bỏng rát, châm chích khi bôi trên da. 
  • Kháng histamin H1: Thường kê đơn để giảm ngứa ngáy buổi tối cho bé bị chàm khô. Vậy nhưng, vì các tác dụng phụ nặng nề, thuốc không được dùng cho các bé dưới 2 tuổi. 
  • Thuốc kháng sinh, kháng nấm: Có thể dùng ở dạng bôi hoặc uống, cho các đối tượng xuất hiện viêm da bội nhiễm tại khu vực chàm khô. 
Lưu ý, vì làn da của trẻ nhỏ cực kỳ mỏng manh, nhạy cảm, cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý dùng các thuốc hóa dược cho bé mà không có sự chấp thuận của chuyên gia y tế. 

Ứng dụng cách thức dân gian để giải quyết chứng chàm khô ở trẻ em

Cách thức dân gian được đánh giá là khá an toàn, ít tác dụng phụ nên được nhiều phụ huynh lựa chọn. Tuy nhiên, hầu hết các biện pháp này thường tác dụng chậm, nên sẽ phù hợp với những trường hợp trẻ bị chàm nhẹ, mới chớm hoặc đã bước vào giai đoạn ổn định, duy trì tránh tái phát.  Một số mẹo dân gian trị chàm khô cho trẻ được ứng dụng phổ biến là:
  • Lá ổi: Lấy một nắm lá ổi tươi, rửa thật sạch rồi cho vào nồi đun, để sôi khoảng 15 phút. Chắt lấy nước lá ổi, pha loãng cho bé ngâm mình. Thực hiện hàng ngày đến khi vết chàm khô có dấu hiệu thuyên giảm. 
  • Núc nác: Dùng 40gr núc nác, kết hợp cùng 30gr sâm đại hành và sài đất, cho vào đun với nước đến khi thu được cao đặc. Bôi cao núc nác lên vùng da chàm hàng ngày để bớt sưng viêm.
  • Rau sam: Nhặt một chút rau sam, loại bỏ đất cát, bụi bẩn. Cho vào cối giã nát với chút muối hột, rồi đắp lên vị trí chàm khô. Nên làm từ 2 – 3 lần mỗi ngày để thu được hiệu quả tối ưu. 
  • Bột nghệ: Pha 2 thìa bột nghệ với một chút nước để thành hỗn hợp sệt dính. Dùng hỗn hợp vừa làm thoa ngoài da hàng ngày để làm dịu vết chàm, kích thích tế bào da mau tái tạo. 
  • Nha đam: Cắt một cành nha đam tươi, lột bỏ vỏ ngoài, chỉ lấy phần gel trong. Cho vào máy xay sinh tố nghiền nhuyễn với một chút nước. Gel nha đam rất lành tính với da, vừa làm mát, dịu da lại giúp da bớt khô tróc, bong vảy. 
Ngoài việc áp dụng thường xuyên, đều đặn để thu được kết quả tốt nhất, mẹ hãy chú ý chọn nguyên liệu chất lượng, sạch sẽ, tránh càng làm kích ứng làn da đang vô cùng nhạy cảm của con lúc này.  

Chăm sóc trẻ bị chàm khô đúng cách

chăm sóc trẻ bị chàm khô Dưỡng ẩm là điều mẹ không thể nào bỏ quên nếu muốn chàm khô nhanh chóng được cải thiện. Bệnh lý khiến da của bé trở nên cực kỳ khô tróc, sần sùi, từ đó gây ra ngứa rát, đau nhức âm ỉ đến dữ dội trên da. Hơn nữa, các lớp da nứt nẻ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của lớp hàng rào bảo vệ ngoài da.  Vì thế, việc cung cấp độ ẩm trước hết giúp làm mềm da, dịu đi cảm giác nóng rát, tấy đỏ và chàm da gây ra. Sau đó, độ ẩm vừa đủ dần hỗ trợ củng cố lại lớp biểu bì bảo vệ, cản trở hơi nước bay hơi nhiều và yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Vì thế, dưỡng ẩm đều đặn sẽ giúp mẹ đẩy lùi chàm khô hiệu quả, cũng như hạn chế bệnh lan rộng hay tái phát.  Với các yêu cầu về kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm khô, mẹ nên tham khảo dưới đây:
  • Nên chứa các thành phần thiên nhiên thảo dược lành tính, không kích ứng da. 
  • Không nên có corticoid, chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi hay bất kỳ hóa chất độc hại nào với bé.
  • Được sản xuất bởi các nhãn hiệu uy tín, chất lượng, thông tin rõ ràng, minh bạch. 
Mẹ hãy thoa kem dưỡng với tần suất từ 3 – 4 lần/ ngày để da bé lúc nào cũng được mềm mịn, đủ ấm. Thời điểm thích hợp nhất để dưỡng ẩm cho bé là ngay sau khi tắm rửa hoặc lau người. Ngoài ra, mẹ cũng nên đặc biệt chú ý dưỡng da đầy đủ cho trẻ khi trời bước vào mùa thu đông khô hanh. Đây thường là lúc chàm da bùng phát mạnh hơn vì độ ẩm trong không khí rất thấp.  Ngoài ra, chuyên gia cũng đưa ra một số lời khuyên khi chăm sóc cho bé bị chàm khô như sau:
  • Hạn chế tối đa cho trẻ gãi ngứa, tác động lực mạnh lên da. Nếu trẻ còn bé, chưa ý thức được, cha mẹ cho trẻ đeo bao tay và giữ móng tay của bé luôn được cắt ngắn gọn gàng. 
  • Không sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội, xà phòng tẩy rửa mạnh, dễ làm khô và kích ứng vùng chàm da. 
  • Không nên tắm quá lâu với nước tắm quá nóng. Nhiệt độ nước tắm từ 38 – 42 độ C, thời gian tắm tối đa 15 phút là phù hợp nhất cho trẻ. 
  • Tránh cho bé sử dụng quần áo, chăn gối đệm làm từ vải len dạ. Đây là chất liệu dễ bám bụi bẩn – yếu tố khiến chứng chàm da, dị ứng bùng phát. Vải cotton mềm mại, thoáng mát sẽ tốt với tình trạng da của bé hơn. 
  • Dọn dẹp phòng ở của bé thường xuyên, luôn thông thoáng, sạch sẽ. Mẹ có thể trang bị máy lọc không khí hoặc điều hòa có chế độ này để hỗ trợ môi trường xung quanh bé luôn trong lành. 
  • Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng sữa, hạt,… Nên bổ sung thêm nhiều món ăn chứa vitamin, khoáng chất hay omega – 3, hỗ trợ tốt cho việc chữa lành các vết chàm khô và phòng ngừa bệnh quay lại. 
Hy vọng với các thông tin trên, cha mẹ đã nắm được nguyên nhân, cách nhận biết cũng như phương hướng xử trí bệnh chàm khô ở trẻ em an toàn, hiệu quả. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 để được các Dược sĩ giải đáp chi tiết. Đừng quên ghé thăm atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh viêm da cơ địa và cách chăm sóc da hiệu quả nhé!
Dược sĩ Thu Trang Dược sĩ Thu Trang
Đánh giá bài viết
Rate this post
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Rate this post