Skip to main content

Bị chàm ở chân tay phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả

Tham vấn Y khoa
Ngày đăng
20/01/2021
Cập nhật lần cuối
23/06/2021
Bị chàm ở chân tay dẫn đến vô số bất tiện, phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Nhận biết các dấu hiệu và tiến hành xử lý sớm sẽ giúp bạn đẩy lùi căn bệnh này dễ dàng hơn nhiều lần. 

Bị chàm ở chân tay có biểu hiện gì?

Bị chàm ở chân Chàm hoặc eczema là thuật ngữ y khoa dùng để gọi chung một nhóm bệnh gây viêm da phát ban mạn tính. Các tổn thương sưng tấy, mẩn đỏ, bong tróc vảy kèm cảm giác ngứa ngáy, châm chích là một số điểm hay gặp ở chàm da. Mặc dù chàm có thể bùng phát ở bất kỳ vùng da nào, chân tay vẫn là vị trí phổ biến hàng đầu. Nguyên nhân là vì tay chân là nơi thường xuyên bị tiếp xúc, ma sát, ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoài môi trường. Khi phát hiện những dấu hiệu sau ở tay chân, có thể bạn đã mắc phải bệnh chàm da. Lúc đó, hãy đi khám bác sĩ để có kết luận rõ ràng hơn.
  • Trên da có những mảng ban hồng đỏ, mẩn tấy, có ranh giới khá rõ với vùng da lành.
  • Nổi mụn nước nhỏ li ti, chứa dịch, tập trung thành từng đám, nhiều nhất ở lòng bàn tay, bàn chân, phần kẽ ngón và dọc hai bên ngón tay, ngón chân.
  • Có cảm giác ngứa ngáy, đau rát nhẹ ở vết chàm.
  • Mụn nước vỡ, rỉ dịch khi gãi, lúc khô tạo thành vảy tiết.
  • Khi tình trạng chàm chuyển sang mãn tính, vùng da ảnh hưởng dày lên, thẫm màu, sờ vào thấy thô ráp, khô cứng. Tình trạng ngứa ngáy dai dẳng.
  • Phần móng có thể bị biến dạng, hư hỏng nếu bị chàm “ăn” vào, gọi là chàm móng tay, móng chân.
Bệnh chàm ở tay chân thường thuyên giảm sau khoảng 3 tuần. Tuy nhiên, bệnh có tần suất tái phát rất cao, nếu người mắc phải không có các biện pháp chăm sóc, điều trị hợp lý.

Vì sao bị chàm ở tay chân?

Bệnh chàm chân tay chính xác có nguyên nhân do đâu, giới khoa học vẫn bỏ ngỏ câu trả lời. Thế nhưng, một số yếu tố như di truyền, thể tạng, cấu trúc da, ảnh hưởng từ dị nguyên,… đã được nghiên cứu và đưa ra những kết luận khả quan về căn nguyên của chàm chân tay.

Cơ địa

Các báo cáo chỉ ra, người mắc chàm sở hữu một hệ miễn dịch “kích động” hơn so với người bình thường. Điều này nghĩa ra, phòng tuyến bảo vệ của cơ thể sẽ dễ dàng phản ứng thái quá với các tác nhân tiếp xúc trên da, khởi động phản ứng viêm và dẫn đến các triệu chứng của chàm da. Ngoài ra, một số rối loạn chức năng do bệnh lý ở các hệ cơ quan như gan, thận, tiêu hóa,… cũng có thể là lý do khiến da trở nên nhạy cảm hơn.

Di truyền

Nghiên cứu di truyền học đã phát hiện mối liên kết thú vị ở bệnh nhân mắc chàm chân tay với gia đình của họ. Người bị chàm có tỷ lệ rất cao được sinh ra bởi cha mẹ cũng bị chàm, hoặc các bệnh liên quan như viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản,…

Rối loạn cấu trúc da

Da là một hàng phòng thủ tuyến đầu của cơ thể, với nhiệm vụ ngăn cản các dị nguyên xâm nhập gây hại. Thế nhưng, nếu thiếu đi một loại protein đặc biệt gọi là filaggrin, da sẽ rất dễ bị bay hơi mất hơi nước. Lúc đó, lớp rào bảo vệ này trở nên lỏng lẻo, cơ hội để các yếu tố bất lợi tấn công da.

Tiếp xúc với dị nguyên độc hại từ môi trường

Những hóa chất, vật liệu độc hại như xi măng, phân bón, thuốc trừ sâu, kim loại nặng, thuốc nhuộm tẩy,…. có khả năng ăn mòn và phá hủy nghiêm trọng các mô bào của da, được gọi là các bệnh da nghề nghiệp.   Chất tẩy rửa gia đình, phấn hoa, mạt bụi, lông động vật, ô nhiễm môi trường hoặc một số loại thực phẩm cũng có thể là “thủ phạm” dẫn đến bệnh chàm ở tay chân. Ngoài ra, thiếu hụt dinh dưỡng, sử dụng chất kích thích, vệ sinh kém khiến nguy cơ chàm da gia tăng.

Biện pháp điều trị chàm da tay – chân hiệu quả

Bị chàm ở tay chân có thể ảnh hưởng khá nhiều đến việc lao động, học tập hàng ngày của người bệnh. Các biện pháp điều trị tập trung nhiều đến việc làm dịu phát ban, giảm thiểu ngứa ngáy, ngăn ngừa nhiễm trùng và đề phòng tái phát bệnh.

Liệu pháp Tây y cho người bị chàm ở chân tay

thuốc tây trị chàm ở chân Các thuốc hóa dược có ưu điểm là tác dụng mạnh, giải tỏa người bệnh khỏi các triệu chứng chàm nhanh chóng. Vậy nhưng, mặt trái của việc sử dụng thuốc là các tác dụng phụ có thể xảy ra. Các nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất cho tình trạng chàm khô ở chân – tay gồm có:
  • Thuốc bôi corticosteroid: Là nhóm thuốc được chỉ định nhiều nhất cho đối tượng mắc chàm da. Có tác dụng kháng viêm mạnh, giảm sưng ngứa nhanh chóng. Việc dùng corticoid chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn, theo đúng liều lượng đã được bác sĩ chấp thuận để tránh biến chứng.
  • Nhóm ức chế calcineurin: Hiệu quả chống viêm tương tự corticoid, nhưng có thể dùng dài ngày hơn để ngăn tái phát. Giá thành nhóm thuốc này khá cao, nên hay dùng xen kẽ để giảm tần suất bệnh nhân sử dụng corticoid.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Ức chế một phần hoạt động của hệ thống miễn dịch, giảm bớt phản ứng mẫn cảm ngoài da.
  • Thuốc sinh học: Dupilumab là thuốc sinh học đầu tiên được FDA – Hoa Kỳ chấp thuận cho người bị chàm, viêm da cơ địa. Vậy nhưng, giá cả của thuốc sinh học cực đắt đỏ, lên tới hàng chục triệu/ mũi tiêm.
  • Nhóm kháng histamin H1: Hay được kê đơn để giảm ngứa buổi đêm, giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn.
  • Dung dịch sát trùng: Công dụng chính là sát khuẩn, giữ tổn thương luôn khô ráo, sạch sẽ. Được dùng nhiều có nước muối sinh lý, hồ nước, thuốc tím pha loãng, cồn iod.
Việc tự tiện dùng thuốc có thế dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn dùng thuốc đã được bác sĩ phê duyệt.  

Trị chàm ở tay chân với cách thức Đông y

Lành tính, an toàn là những đặc điểm nổi trội khi nhắc đến cách thức dân gian điều trị chàm. Vì thế, bệnh nhân có thể áp dụng lâu ngày mà không cần lo lắng nhiều về nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Thế nhưng, để đảm bảo nhất, hãy luôn hỏi ý kiến người có chuyên môn trước khi ứng dụng bất kỳ biện pháp Đông y nào.
  • Lá muồng trâu: Khoa học phát hiện, lá muồng trâu có khả năng chống viêm mạn và kháng khuẩn rất tốt. Người bị chàm ở chân tay hãy lấy một nắm muồng trâu tươi, xay nát rồi đắp lên nơi bị ảnh hưởng. Chỉ cần làm từ 1 – 2 lần/ngày, vết chàm sẽ cải thiện tích cực sau một thời gian.
  • Trầu không: Trầu không có công dụng sát trùng, diệt khuẩn, chống viêm nhiễm và thúc đẩy tái tạo tế bào da. Vì thế, nó là nguyên liệu tuyệt vời dành cho bệnh nhân mắc chàm da tay, da chân. Lấy lá trầu không tươi, mang đun nước ngâm chân tay hàng ngày để thu được hiệu quả tối ưu.
  • Núc nác: Chuẩn bị 50gr vỏ cây núc nác, cùng với một chút hương nhu và lá khổ sâm, mỗi loại 30gr. Cho vào ấm sắc, sau đó pha dịch thuốc thành nước ngâm chân tay. Thực hiện hàng ngày đến khi chứng chàm da thuyên giảm.
Cây núc nác
Cây núc nác
Tuy rằng liệu pháp Đông y có mang lại hiệu quả khả quan, nó chỉ phù hợp cho trường hợp bệnh nhẹ mới chớm. Bên cạnh đó, nhiều bước chế biến cầu kỳ, khó tìm nguyên liệu chất lượng,… cũng là một số vấn đề khi sử dụng cách thức này. Vậy nhưng, với sự phát triển của công nghệ, nhiều sản phẩm chiết xuất thảo dược với quy trình hiện đại đã được ra đời, giúp ích nhiều cho những chứng bệnh mãn tính như bệnh chàm tay – chân. Atoskin là sản phẩm chuyên biệt, dành riêng cho người bị chàm – viêm da cơ địa, với bảng công thức hoàn toàn thiên nhiên, an toàn không tác dụng phụ. Sản phẩm kết hợp công nghệ enzyme Bio – Derma 1 đột phá từ Hàn Quốc và siêu nghệ Nano THC, đẩy lùi các triệu chứng ngứa ngáy, viêm sưng của chàm khô chỉ sau 3 – 5 ngày sử dụng. Bộ sản phẩm Atoskin là quy trình chăm sóc toàn diện cho người bị chàm ở chân – tay, gồm có sữa tắm, kem dưỡng da và serum, vô cùng tiện lợi và tiết kiệm thời gian.

Chăm sóc và ngăn ngừa tái phát bệnh chàm khô ở chân tay

Bạn cần biết rằng, chàm da là một căn bệnh có tính chất mãn tính, dai dẳng, khó thể điều trị dứt điểm. Vì thế, áp dụng những biện pháp chăm sóc, phòng ngừa tích cực sẽ giúp giảm thiểu tần suất bệnh tái phát, cũng như giúp việc kiểm soát triệu chứng đơn giản và dễ dàng hơn.
  • Hạn chế tối đa gãi, chà, làm trầy xước vùng da bị bệnh. Nếu quá khó chịu, bạn có thể dùng một ít đá lạnh hoặc khăn ẩm chườm lên để giảm ngứa.
  • Không nên tắm lâu và tắm nước quá nóng, sẽ làm da mất ẩm và khô ráp.
  • Sử dụng sữa tắm, dầu gội, kem bôi dịu nhẹ, lành tính, pH cân bằng, không gây kích ứng da. Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm bổ sung thêm các thành phần thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, phục hồi vùng da bị chàm hiệu quả như Atoskin.
  • Uống đủ nước. Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
  • Kiêng những món ăn dễ gây dị ứng da như hải sản, trứng, sữa, đậu phộng,….
  • Hạn chế rượu bia, chất kích thích; không nên dùng nhiều đồ chiên rán, đồ ngọt.
  • Điều chỉnh mức độ căng thẳng tinh thần, giữ tâm trí luôn thoải mái, thư giãn.
  • Sinh hoạt điều độ, khoa học. Ngủ sớm, đủ giấc. Tăng cường rèn luyện, vận động cơ thể để cải thiện sức khỏe.
Bị chàm ở chân tay cản trở bạn trong nhiều hoạt động hàng ngày, Vậy nhưng, với các cách thức xử trí kịp thời, đúng cách, bệnh chàm da tay – chân sẽ không còn là nỗi lo thường trực nữa. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 để được các Dược sĩ giải đáp chi tiết. Đừng quên ghé thăm atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh chàm và cách chăm sóc da hiệu quả nhé!
Dược sĩ Thu Trang Dược sĩ Thu Trang
Đánh giá bài viết
Rate this post
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Rate this post