4 cách chữa bệnh chàm bằng Đông y mang lại hiệu quả bất ngờ
Chữa bệnh chàm bằng Đông y hiệu quả và an toàn nhưng không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn về 4 cách chữa bệnh chàm chia theo thể thấp nhiệt, phong nhiệt, tỳ hư huyết táo và tỳ hư thấp trệ.
Theo Đông y, bệnh chàm là tình trạng tổn thương da mạn tính, kéo dài và dễ tái phát. Đặc trưng của bệnh là xuất hiện mẩn đỏ, mụn nước trên da, cảm giác ngứa ngáy âm ỉ hoặc dữ dội. Các triệu chứng của bệnh chàm xuất hiện là do thấp nhiệt hoặc phong nhiệt xâm nhập vào cơ thể, uất kết và da bị tổn thương.
Ngoài ra, chàm khởi phát cũng có thể do huyết táo hoặc tỳ hư thấp trệ, độc tố sẽ tích tụ tại thượng bì gây nên tình trạng viêm nhiễm. Theo đó, bệnh chàm sẽ được chia thành 2 giai đoạn (cấp tính, mạn tính) và 4 thể (thấp nhiệt, phong nhiệt, tỳ hư thấp trệ, tỳ hư huyết táo).
Nội dung chính
Khái quát về bệnh chàm theo quan điểm Đông y

Các bài thuốc chữa bệnh chàm bằng Đông y
Các bài thuốc chữa bệnh chàm bằng Đông y thường được phân chia theo thể bệnh. Để lựa chọn và áp dụng được bài thuốc phù hợp, người bệnh cần xem xét chính xác triệu chứng trên da. Dưới đây là 4 bài thuốc được áp dụng phổ biến, được phân theo thể cấp tính do thấp nhiệt, cấp tính do phong nhiệt, tỳ hư huyết táo và tỳ hư thấp trệ.Bài thuốc chữa chàm cấp tính do thấp nhiệt
Giai đoạn đầu của bệnh chàm gọi là giai đoạn cấp tính. Đặc trưng của giai đoạn này là da đỏ, ẩm ướt, đau rát và ngứa ngáy. Sau vài phút, da sẽ xuất hiện mụn nước, nổi cục, chảy dịch và lở loét. Chàm cấp tính do thấp nhiệt còn đi kèm với triệu chứng như khô miệng, nổi hạch, rêu màu vàng/trắng, lưỡi nóng đỏ và nước tiểu màu vàng. Nguyên liệu- Kinh giới: 20g
- Ké đầu ngựa: 20g
- Cỏ mần trầu: 20g
- Cam thảo đất: 20g
- Kim ngân hoa: 20g
- Bồ công anh: 20g
- Thổ phục linh: 20g
- Sài đất: 100g
- Rửa sạch các nguyên liệu
- Cho nguyên liệu vào nồi
- Thêm khoảng 1 lít nước
- Bắc lên bếp, đun nhỏ lửa
- Đến khi còn khoảng 1/3 lượng nước thì tắt bếp
- Bỏ bã, lấy nước cốt, uống hết trong ngày
Bài thuốc chữa chàm cấp tính do phong nhiệt
Chàm cấp tính do phong nhiệt phổ biến hơn so với thể thấp nhiệt. Đặc trưng của bệnh là bùng phát nhanh và tại nhiều vị trí khác nhau. Triệu chứng điển hình là da mẩn đỏ, mụn nước xuất hiện nhưng không bị lở loét như thể thấp nhiệt. Nguyên liệu- Tri mẫu: 8g
- Thuyền thoái: 6g
- Khổ sâm: 12g
- Mộc thông: 12g
- Kinh giới: 12g
- Phòng phong: 12g
- Ngưu bàng tử: 12g
- Sinh địa: 16g
- Thạch cao: 20g
- Tán nguyên liệu thành bột mịn
- Sử dụng khoảng 8 – 12g/lần (2 lần/ngày)
- Uống cùng nước ấm
Bài thuốc chữa chàm mạn tính thể tỳ hư huyết táo
Đặc trưng của chàm mạn tính thể tỳ hư huyết táo là da khô, sần sùi nhưng không bị phù nề hay mụn nước. Nguyên nhân là do tỳ (lá lách) suy giảm chức năng dẫn đến thiếu máu, suy nhược cơ thể. Nguyên liệu- Thuyền thoái: 6g
- Khổ sâm: 8g
- Bạch tiễn bì: 8g
- Đương quy: 12g
- Bạch thược: 12g
- Thương truật: 12g
- Phòng phong: 12g
- Thục địa: 16g
- Sinh địa: 16g
- Kinh giới: 16g
- Cho các nguyên liệu trên vào nồi sạch
- Thêm khoảng 1 lít nước, bắc lên bếp, đun sôi
- Khi còn khoảng 1/3 lượng nước thì tắt bếp
- Bỏ bã, lấy nước cốt và uống hết trong ngày
Bài thuốc chữa chàm mạn tính thể tỳ hư thấp trệ
Dấu hiệu điển hình của chàm mạn tính thể tỳ hư thấp trệ là da chuyển sang màu hồng và cảm giác ngứa ngáy. Theo thời gian, da có xu hướng dày, sần sùi, bong vảy và nứt nẻ. Thể này còn kèm theo một số dấu hiệu khác như đầy bụng, phân lỏng, tiêu hóa kém, mệt mỏi,… Nguyên liệu- Xuyên tâm liên: 6g
- Trạch tả: 8g
- Hậu phác: 8g
- Thương truật: 12g
- Bạch truật: 12g
- Thổ phục linh: 12g
- Ý dĩ nhân: 16g
- Cho các nguyên liệu trên vào nồi sạch
- Thêm khoảng 1 lít nước, bắc lên bếp, đun sôi
- Chia nước cốt thành 3 phần, uống khi đói (dùng hết trong ngày)
Một số lưu ý khi chữa bệnh chàm bằng Đông y
Các bài thuốc Đông y có ưu điểm là cải thiện đáng kể triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu khi bị viêm da cơ địa. Các bài thuốc này cũng an toàn nên phù hợp với nhiều đối tượng. Bên cạnh đó, chữa bệnh chàm bằng Đông y vẫn tồn tại một số nhược điểm như:- Những bài thuốc trên đây chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ hoặc cải thiện được triệu chứng cơ bản.
- Bài thuốc Đông y thường có tác dụng chậm (sau 1 – 2 tháng hoặc lâu hơn), vì vậy, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong một thời gian dài.
- Đối với người sống ở thành thị, việc tìm kiếm nguyên liệu khá khó khăn. Ngoài ra, các bước thực hiện cầu kỳ, không phù hợp với những người có quỹ thời gian hạn hẹp.
- Hiệu quả từ những bài thuốc này còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa và cách thực hiện.
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng
- Lựa chọn địa chỉ sản xuất và phân phối thuốc Đông y uy tín
- Thiết lập lối sống khoa học, thực hiện vệ sinh và chăm sóc da đúng cách
- Ngừng áp dụng nếu thấy dấu hiệu bất thường hoặc các triệu chứng không thuyên giảm

- Giảm ngứa ngáy, sưng viêm, khô rát sau 3 – 5 ngày
- Làm sạch nhẹ nhàng, dưỡng ẩm và mịn da
- Tái tạo và phục hồi tổn thương da
- Tăng cường sức khỏe làn da
- Bảo vệ da khỏi kích ứng
- Phòng ngừa bệnh chàm tái phát
Đăng ký
Đăng nhập
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
-
10 cách chữa bệnh chàm theo dân gian không phải ai cũng biết
Cách chữa bệnh chàm theo dân gian vừa hiệu quả lại an toàn và tiết kiệm chi phí. Cách này... -
Bệnh chàm khô đầu ngón tay có nguy hiểm không
Bệnh chàm khô đầu ngón tay là tình trạng tổn thương gây rối loạn bề mặt da (bong tróc, nứt... -
Bệnh chàm khô tróc vảy là gì? Tổng hợp những điều cần biết
Bệnh chàm khô tróc vảy là một dạng của chàm khô ở giai đoạn mạn tính. Bệnh khởi phát khi... -
Bệnh eczema có chữa khỏi được không?
“Bệnh eczema có chữa khỏi được không?” là thắc mắc chung của rất nhiều người mắc phải. Hãy cùng tìm... -
Bị chàm kiêng ăn gì? Điểm tên 5 món ăn người bị chàm nên tránh ngay
Có thể bạn không biết, những gì bạn nạp vào cơ thể hằng ngày có khả năng dẫn đến bùng... -
Bệnh chàm có lây không? Cách ngăn ngừa hiệu quả
Chàm là căn bệnh da liễu rất phổ biến, ảnh hưởng khoảng 10% dân số thế giới. Xoay quanh các...
Rate this post