Skip to main content

Tổng hợp 3 cách dùng là bàng trị chàm đơn giản tại nhà

Tham vấn Y khoa
Ngày đăng
19/01/2021
Cập nhật lần cuối
23/06/2021
Dùng lá bàng trị chàm là cách thức dân gian được đánh giá là có hiệu quả khả quan, dễ làm và tiết kiệm. Xem ngay bài viết để biết cách dùng mang lại hiệu quả cao nhất!

Tác dụng của lá bàng trong việc trị chàm

Công dụng của lá bàng Các sách y học cổ truyền ghi lại, lá bàng tính hàn lương, khả năng tiêu độc, trừ viêm. Vì thế, từ xa xưa, ông cha ta đã dùng bài thuốc từ lá bàng cho các tình trạng chàm, viêm da, mề đay, ban ngứa ngoài da rất hiệu quả. Không chỉ vậy, nền y học hiện đại phát hiện, trong lá bàng có hàm lượng cao flavonoid, tanin, saponin và phytosterol. Nhờ đó, lá bàng sở hữu một số công dụng sau với bệnh chàm:
  • Kháng viêm, dịu sưng tấy, ban đỏ của chàm trên da
  • Giảm ngứa rát da 
  • Đẩy mạnh tốc độ lành vết chàm, phục hồi tế bào da bị tổn thương. 
  • Tiêu diệt vi khuẩn, phòng ngừa bội nhiễm. 
  • Làm chậm tiến triển của bệnh chàm, hạn chế lan rộng và tái phát trong tương lai. 
Với tất cả lý do trên, không ngạc nhiên khi lá bàng được nhiều người sử dụng để xử lý tình trạng chàm da cho mình và người thân. Thế nhưng, để tối ưu tác dụng thu được, bạn nên tham khảo các cách dùng lá bàng trị chàm đúng cách dưới đây nhé. 

Chi tiết cách dùng lá bàng trị chàm hiệu quả, dễ thực hiện

Cây bàng trồng làm cảnh và lấy bóng mát rất phổ biến ở Việt Nam, nên bạn có thể có được lá bàng dễ dàng mà không tốn nhiều công sức, tiền bạc.  Nên chọn phần lá bàng non hoặc búp bàng, vì đây là phần có hàm lượng hoạt chất cao nhất. Chú ý vệ sinh sạch sẽ trước khi dùng, tránh để bụi bẩn, sâu bệnh hay tạp chất tồn dư ở lá bàng càng khiến vùng da bị chàm kích ứng.  Để dùng lá bàng trị chàm da, bạn có thể tham khảo các cách làm sau đây:  

Đắp vết chàm bằng lá bàng

Cần có: Lá bàng hoặc búp lá + 1 chút muối hột.  Thực hiện:
  • Bước 1: Lấy một chút lá bàng đã rửa sạch và ngâm nước muối, cho vào cối giã hoặc máy xay nát cùng vài hạt muối.  
  • Bước 2: Đắp hỗn hợp lá bàng đã làm lên chỗ da bị bệnh. Trong trường hợp hỗn hợp quá lỏng, bạn có thể dùng một đoạn gạc hoặc băng vải để cố định. 
  • Bước 3: Để nguyên 15 phút, rồi rửa sạch phần lá bàng khỏi da bằng nước ấm. 
Với cách làm này, các dược chất được trực tiếp thẩm thấu vào da và gây tác dụng nhanh hơn. Tuy nhiên, đắp lá bàng khá rắc rối nếu thực hiện ở vùng chàm rộng, rải rác.  Bạn cũng chú ý đừng để hỗn hợp lá bàng dính vào mắt hoặc quần áo sáng màu nhé.

Tắm nước lá bàng trị chàm

lá bàng trị chàm
Tắm nước lá bàng trị chàm
Cần có: 1 nắm lá bàng + muối biển.  Thực hiện: 
  • Bước 1: Rửa sạch lá bàng, để ráo nước.   
  • Bước 2: Cho lá bàng vào nồi, đổ nước sấp mặt và đun sôi từ 10 – 15 phút; tắt bếp, để nguội bớt. 
  • Bước 3: Lấy nước lá bàng pha ra để tắm hàng ngày đến khi triệu chứng chàm có cải thiện. Lúc tắm, lấy phần xác lá kỳ cọ nhẹ nhàng trên da, giúp làm sạch các vảy da chết hiệu quả. 
  • Bước 4: Tắm lại bằng nước ấm. Dùng thêm sữa tắm dịu nhẹ nếu cần. 
Bạn cũng có thể dùng nước lá bàng để ngâm tay, chân hay các bộ phận bị chàm ảnh hưởng. Thêm một chút muối vào nước giúp tăng hiệu quả diệt vi khuẩn trên da.  Lưu ý, không nên dùng quá nhiều lá bàng, sẽ khiến nước tắm bị đặc và để lại cặn lá trên da. 

Chấm nước lá bàng lên vết chàm da

Cần có: Một ít lá bàng (khoảng 3 – 5 lá non/búp).  Thực hiện: 
  • Bước 1: Cho lá bàng non hoặc búp lá bàng vào máy xay sinh tố, bỏ thêm một chút muối hột và vài thìa nước lọc, xay thật nhuyễn.
  • Bước 2: Đổ phần lá bàng ra một khăn vải sạch, vắt lấy dịch lá bàng. 
  • Bước 3: Lấy bông tăm hoặc gạc sạch thấm nước lá bàng, chấm nhẹ lên khu vực chàm da và để nguyên đến khi khô hẳn. 
  • Bước 4: Bạn nên bôi chàm với nước lá bàng theo tần suất 4  – 6 giờ/ lần. Đến cuối ngày, vệ sinh sạch khu vực này bằng nước muối sinh lý, dung dịch sát khuẩn hoặc nước ấm. 
Dịch lá bàng có quá nhiều muối có khả năng gây tác dụng ngược, khiến vết chàm bị xót và ngứa rát hơn. Vì thế, bạn chỉ nên thêm vào một lượng muối vừa đủ thôi nhé. 

Khi dùng lá bàng trị chàm phải lưu ý gì?

Không thể phủ nhận, lá bàng mang lại nhiều cải thiện tích cực với tình trạng chàm da. Thế nhưng, các chuyên gia vẫn cảnh báo, lá bàng không phải là biện pháp điều trị thích hợp cho các trường hợp bị chàm lâu năm, mãn tính, vết chàm lan rộng, tổn thương sâu.  Để lá bàng phát huy tối đa tác dụng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
  • Hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ chuyên môn trước khi dùng lá bàng cho bất cứ tình trạng bệnh lý nào. 
  • Tuyệt đối không tự ý dừng điều trị bằng các biện pháp đã được chỉ định để dùng đơn độc lá bàng. Tuy nhiên, bạn có thể kết hợp song song cả hai cách thức. 
  • Không chọn lá bàng bị sâu bệnh, héo úa. Lá bàng hái về phải rửa sạch đất cát, bụi bẩn bám trên lá và nên được ngâm nước muối để loại bỏ tạp chất thấm sâu trong lá. 
  • Hiệu quả của lá bàng trên từng người là khác nhau, phụ thuộc cơ địa và cách dùng. Tuy nhiên, người bệnh phải đều đặn kiên trì thực hiện thì lá bàng mới phát huy được tác dụng tối ưu.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào liên quan đến lá bàng, ngừng dùng và hỏi tư vấn của người có chuyên môn. 
  • Thực hiện chế độ chăm sóc da cùng ăn uống, vận động, sinh hoạt hợp lý, khoa học, điều độ. 
Với các thông tin trên, chắc bạn đọc đã hiểu được vì sao lá bàng được ứng dụng cho bệnh chàm da, cùng các cách dùng lá bàng trị chàm chi tiết. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 để được các Dược sĩ giải đáp chi tiết. Đừng quên ghé thăm atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh chàm da và cách chăm sóc da hiệu quả nhé!
Dược sĩ Thu Trang Dược sĩ Thu Trang
Đánh giá bài viết
Rate this post
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Rate this post