Skip to main content

Tổng hợp cách trị chàm bằng lá trầu không hiệu quả và an toàn

Tham vấn Y khoa
Ngày đăng
11/01/2021
Cập nhật lần cuối
23/06/2021
Điều trị chàm bằng lá trầu không được nhiều người áp dụng. Vậy, tại sao nên trị chàm bằng lá trầu không? Có những cách nào hiệu quả và khi áp dụng cần lưu ý vấn đề gì? Để có được đáp án chi tiết, chính xác, hãy theo dõi bài viết sau đây. Điều trị chàm bằng lá trầu không

Tại sao nên trị chàm bằng lá trầu không?

Trầu không/trầu lương/phù lưu/thổ lâu đằng có tên khoa học là Piper betle, thuộc họ Piperaceae. Đây là cây thân nhẵn, mọc leo, lá so le, đầu nhọn và phiến lá dạng trái xoan. Hoa trầu không thường mọc thành bông và quả mọng. Trầu không được trồng phổ biến ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam. Theo y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, mùi hắc, khả năng diệt khuẩn, sát trùng và tiêu viêm. Đây là loại lá thường có mặt trong các bài thuốc chữa bệnh về da như chàm, mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt,… Vì an toàn và hầu như không gây dị ứng da nên lá trầu không được sử dụng cho rất nhiều đối tượng. Theo nghiên cứu hiện đại, trong lá trầu không chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm và chống oxy hóa mạnh. Các thành phần này giúp đẩy lùi triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy, đau rát của bệnh chàm. Vitamin và Phenol trong lá trầu không hiệu quả trong việc dưỡng ẩm, tái tạo và phục hồi vùng da bị hư tổn.

Cách trị chàm bằng lá trầu không hiệu quả

Các cách trị chàm bằng lá trầu không hiệu quả mà bạn nên áp dụng là bôi nước, đắp bã, tắm nước lá trầu không. Nguyên liệu và cách thực hiện sẽ được tiết lộ ngay sau đây.

Bôi nước lá trầu không

cách trị chàm bằng lá trầu không Nếu vùng da bị tổn thương nhỏ, bạn có thể áp dụng cách bôi nước lá trầu không. Tinh dầu trong lá trầu không giúp giảm tình trạng sưng đỏ và thúc đẩy quá trình phục hồi da. Thường xuyên áp dụng cách này còn giúp phòng ngừa hiện tượng bội nhiễm do vi khuẩn, nấm men hay virus. Các bước thực hiện: Bước 1: Chuẩn bị khoảng 2 – 3 lá trầu không, rửa sạch, ngâm nước muối Bước 2: Cho lá trầu không vào giã nát hoặc xay nhuyễn Bước 3: Thêm nước lọc (tỷ lệ 1:1 hoặc 1:2) Bước 4: Rửa sạch vùng da bị chàm, bôi nước lá trầu không Bước 5: Đợi khoảng 5 – 7 phút thì rửa lại bằng nước sạch

Đắp bã trầu không

Để cải thiện triệu chứng của bệnh chàm, ngoài cách bôi, tắm, bạn có thể đắp bã trầu không. Đây là cách được nhiều người áp dụng và đánh giá là hiệu quả, an toàn. Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Chuẩn bị khoảng 3 lá trầu không, rửa sạch, ngâm nước muối loãng Bước 2: Cho nguyên liệu vào giã nát hoặc xay nhuyễn, thêm vài hạt muối Bước 3: Vệ sinh vùng da bị chàm, đắp bã và nước lá trầu không Bước 4: Giữ nguyên trên da từ 5 – 7 phút Bước 5: Rửa lại bằng nước sạch

Tắm nước lá trầu không

tắm lá trầu không trị chàm Tắm nước lá trầu không phù hợp với những trường hợp bị tổn thương trên diện rộng. Cách này giúp giảm đáng kể tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy và ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn da. Tắm nước lá trầu không còn có tác dụng làm sạch và phòng tránh bệnh da liễu. Cách trị chàm bằng tắm nước lá trầu không được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị 5 – 7 lá trầu không, rửa sạch, vò nhẹ Bước 2: Cho lá trầu vào nồi, thêm 2 lít nước sạch Bước 3: Bắc lên bếp, khi nước sôi thì tắt bếp và cho nồi nước xuống Bước 4: Bỏ bã, lấy nước trầu không, hòa thêm nước sao cho ấm để tắm Bước 5: Dùng khăn mềm và sạch để lau khô cơ thể

Một số lưu ý khi trị chàm bằng lá trầu không

Điều trị chàm bằng lá trầu không vừa hiệu quả lại giúp tiết kiệm đáng kể chi phí cho người bệnh. Hơn nữa, trầu không là nguyên liệu tự nhiên nên an toàn, hầu như không gây kích ứng da. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao và không ảnh hưởng đến làn da, khi áp dụng phương pháp này bạn nên chú ý một số điều sau:
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng
  • Rửa sạch và ngâm nguyên liệu trong nước muối pha loãng
  • Nên thử phản ứng với lá trầu không ở một vùng da nhỏ 
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm trước khi bôi, đắp hoặc tắm nước lá trầu không
  • Tuyệt đối không dùng tay cào, gãi hay chà xát lên vùng da bị chàm
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học, phù hợp
  • Ngừng áp dụng và thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa nếu thấy dấu hiệu bất thường 
Mặc dù hiệu quả và an toàn nhưng trị chàm bằng trầu không vẫn tồn tại một số nhược điểm như:
  • Phù hợp với bệnh chàm mức độ nhẹ, mới chớm
  • Nguyên liệu, cách thực hiện gây nhiều bất tiện cho người bận rộn
  • Hiệu quả điều trị bệnh còn phụ thuộc vào cơ địa và sự kiên trì của người bệnh
  • Lá trầu không chứa Phenolic compounds nên có thể làm giảm sắc tố và lột da (dạng đặc)
Hy vọng, những cách trị chàm bằng lá trầu không mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp lấy lại làn da mịn màng và sự tin tin cho người bị bệnh chàm. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh da liễu, hãy liên hệ tổng đài miễn cước 1900 8179 hoặc comment bên dưới bài đăng để các Dược sĩ kịp thời hỗ trợ. Ghé thăm website atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!
Dược sĩ Thu Trang Dược sĩ Thu Trang
Đánh giá bài viết
Rate this post
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Rate this post