Skip to main content

Chàm bội nhiễm là gì? Cách điều trị và phòng ngừa

Tham vấn Y khoa
Ngày đăng
22/01/2021
Cập nhật lần cuối
23/06/2021
Chàm bội nhiễm là một tình trạng thứ cấp của các thể chàm – eczema khác. Bệnh có thể trở nên nghiêm trọng và đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Chàm bội nhiễm là gì?

chàm bội nhiễm Bệnh chàm (eczema) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một loạt các tình trạng gây ra đỏ, ngứa và viêm. Thế nhưng đôi khi, các vết chàm có thể bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virus hoặc nấm. Tình trạng này được gọi là chàm bội nhiễm. Chàm bội nhiễm là biến chứng nguy hiểm hàng đầu với người mắc các nhóm bệnh chàm – eczema. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, chàm bội nhiễm có thể gây ra những hệ quả cực kỳ nghiêm trọng.

Căn nguyên của bệnh chàm bội nhiễm

Bệnh chàm bội nhiễm do nhiều loại virus, vi khuẩn hoặc nấm gây ra. Sau đây là một số yếu tố gây bệnh phổ biến nhất: – Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) – Virus herpes simplex – Nấm da Staphylococcus aureus, còn gọi là tụ cầu vàng, là một loại vi khuẩn được tìm thấy trên da của gần như tất cả những người bị bệnh chàm. Nó cũng sống trên da của khoảng 20% người lớn khỏe mạnh không bị bệnh. Tụ cầu vàng phát triển mạnh khi da bị trầy xước, lở loét, tổn thương. Trong trường hợp bị nhiễm tụ cầu vàng, bệnh chứng thường lây lan với tốc độ nhanh. Ngoài ra, tỷ lệ nhiễm tụ cầu vàng kháng kháng sinh đang gia tăng nhanh chóng, gây nên rất nhiều khó khăn trong điều trị Nhiễm nấm cũng hay gặp ở nhóm người bị bệnh chàm, ví dụ như nấm hắc lào. Bệnh có thể xuất hiện ở khắp cơ thể, với đặc điểm là các nốt tròn riêng biệt như đồng xu. Nấm hay phát triển ở các khu vực ẩm ướt như kẽ ngón tay, ngón chân, nếp gấp cơ thể,… Với chàm da thứ phát do virus herpes simplex gây ra, bệnh còn được gọi là eczema herpeticum. Các triệu chứng bội nhiễm virus xuất hiện rõ rệt sau  5 – 12 ngày virus xâm nhập vào da. Bên cạnh đó, một số yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc chàm bội nhiễm ở người lớn và trẻ nhỏ, bao gồm: – Thường xuyên phải tiếp xúc với những nguồn lây nhiễm vi sinh vật (đất, nước bẩn, động thực vật,…) – Vệ sinh kém, sai cách – Gãi, dụi, chà sát tạo tổn thương trên da. – Suy giảm miễn dịch, đề kháng kém: mắc các bệnh HIV/AIDS, ung thư; vừa trải qua phẫu thuật, suy dinh dưỡng; lạm dụng corticoid; người già, trẻ em;… – Tâm lý chủ quan, lơ là trong phòng ngừa và điều trị bệnh chàm.

Nhận biết chàm bội nhiễm

chàm bội nhiễm Khác với các thể chàm thông thường, chàm bội nhiễm bên cạnh các triệu chứng tại chỗ, ngoài da thì còn có cả biểu hiện toàn thân. Nhận biết sớm và điều trị kịp thời sẽ hạn chế bệnh tiến triển nặng. Biểu hiện của chàm bội nhiễm thường có: – Xuất hiện các nốt mụn nước, màu đỏ, đen hoặc thẫm màu ở da, kích thước tương tự nhau, trong chứa dịch. Nặng hơn, trong mụn nước có thể tích mủ trắng hoặc vàng nhạt. – Mụn nước có thể có mặt ở bất cứ khu vực nào như cổ, mặt, chân, tay,… – Nốt mụn dễ vỡ, có thể tự vỡ hoặc khi bị chạm, gãi nhẹ. Vỡ xong, vết mụn để lại các tổn thương trợt loét nông trên da, có chảy dịch, sau đó khô lại và đóng vảy tiết. – Ngứa ngáy âm ỉ kèm đau rát. – Mỗi đợt bùng phát thường cách nhau từ 7 – 10 ngày. Mức độ triệu chứng mỗi khi khởi phát khá dữ dội. – Bệnh chàm bội nhiễm thể nặng thường xuất hiện dấu hiệu toàn thân: sốt, ớn lạnh, đau nhức, mệt mỏi, suy nhược.

Chàm bội nhiễm có nguy hiểm không?

Bệnh chàm bội nhiễm là một biến chứng của bệnh chàm, và nó có thể dẫn đến các hậu quả nặng nề trên làn da, sức khỏe, thậm chí tính mạng của người bệnh.  Bệnh có khả năng lây nhiễm cao từ người bệnh sang người lành qua con đường tiếp xúc (cả trực tiếp và gián tiếp), cũng như lan sang các vùng da bình thường. Một số biến chứng phổ biến của chàm bội nhiễm bao gồm: – Kéo dài thời gian bùng phát chàm. Cần phải trị hết tình trạng nhiễm trùng thì vết chàm mới có thể hồi phục. – Tăng ngứa và nổi mụn nước; gây đau rát trên da cực kỳ khó chịu. – Kéo dài thời gian phải sử dụng corticoid để điều trị, tăng nguy cơ gặp biến chứng khi sử dụng: nhờn thuốc, teo da, chậm phát triển (ở trẻ nhỏ). – Sẹo, tổn thương da vĩnh viễn. – Nhiễm trùng máu: Biến chứng nguy hiểm hàng đầu, do chất độc vi sinh vật bài tiết ra đi vào tuần hoàn. Có thể dẫn đến suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn và gây tử vong.

Thuốc điều trị chàm bội nhiễm

cách dùng Thuốc trị chàm Điều trị chàm bội nhiễm được dựa trên nguyên nhân gây bệnh chính xác, mức độ tiến triển cũng như cơ địa bệnh nhân. Bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị, phối hợp các nhóm thuốc chính sau: – Thuốc kháng virus: Được chỉ định sử dụng trong vòng 72 tiếng từ khi phát hiện tổn thương chàm bội nhiễm do virus. Các chủng virus có thể được ức chế là Herpes simplex, Epstein Barr hoặc Varicella zoster,… – Kháng sinh: Dùng cho người bị bội nhiễm do vi khuẩn. Thể nhẹ, có thể dùng dạng thuốc mỡ bôi ngoài chứa acid fusidic hoặc kem mupirocin.Với trường hợp nặng, có thể kết hợp thêm kháng sinh toàn thân như erythromycin hoặc flucloxacillin trong khoảng 14 ngày. – Kháng nấm: Nếu có nhiễm vi nấm ở vết chàm da. Có thể kết hợp với kháng sinh hoặc corticoid để tăng hiệu quả. – Kháng histamin H1: Khắc phục tình trạng ngứa ngáy trên da, giúp bệnh nhân dễ ngủ, ngủ ngon giấc. – Giảm đau, hạ sốt: Khi có các triệu chứng toàn thân, đau nhức mỏi cơ thể. Hay dùng acetaminophen hoặc nhóm giảm đau không steroid NSAIDs. – Corticoid: Để giảm nhanh viêm sưng, ngứa ngáy và ban phát trên da. Thường được kê là dạng tại chỗ, phối hợp với các thuốc kháng vi sinh vật.  Với chàm bội nhiễm, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định và đơn thuốc của bác sĩ. Việc tự tiện dùng thuốc có thể gây ra những hệ quả nặng nề và nguy hiểm.

Chăm sóc tại nhà cho người bệnh chàm bội nhiễm

Ngoài việc sử dụng thuốc tây, các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa cũng đóng vai trò hết sức quan trọng để đẩy lùi nhanh chóng chàm bội nhiễm. Để hạn chế tối đa bệnh tiến triển nặng, lan rộng hơn, người bệnh nên thực hiện theo một số lời khuyên sau đây:
  • Không gãi, chà xát, cào xước các vùng da bị bệnh. Điều này không những làm vết thương lan tỏa rộng mà còn khiến mầm bệnh dính vào đầu ngón tay và lây lan sang nơi khác.
  • Vệ sinh vết chàm và thân thể sạch sẽ, hàng ngày. Giữ da luôn khô ráo, thông thoáng, mát mẻ sẽ khiến tổn thương nhanh hồi phục hơn.
  • Cố gắng kiểm soát, hạn chế các yếu tố kích ứng da, cả từ bên trong (stress tinh thần) hoặc bên ngoài (khói bụi, hóa chất, lông thú cưng, phấn hoa, thực phẩm,…).
  • Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da lành tính, an toàn. Không nên chọn các loại chứa chất tẩy rửa mạnh, hương liệu, cồn công nghiệp,… vì dễ kích ứng và làm vết chàm bội nhiễm nặng hơn.
  • Giữ không gian phòng ở thoáng mát, sạch sẽ, lưu thông không khí. Điều chỉnh mức độ ẩm vừa phải, nếu dùng máy sưởi hoặc điều hòa thì nên có thêm máy phun ẩm hoặc một chậu nước sạch trong phòng. Dọn dẹp phòng ở và đồ vật trong phòng thường xuyên.
  • Lựa chọn trang phục thông thoáng, thấm mồ hôi, hạn chế đồ dùng chật bí, bó sát, làm từ chất liệu bí khí.
  • Ăn ngủ, nghỉ ngơi điều độ. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, bổ sung vitamin, khoáng chất và chất béo tốt để củng cố chức năng da, cũng như tăng cường miễn dịch tổng thể chống lại tác nhân gây bệnh.
  • Thăm khám thường xuyên để phát hiện và xử lý sớm tình trạng chàm bội nhiễm, cũng như các bệnh da liễu khác.
Bệnh chàm bội nhiễm là biến chứng nguy hiểm, khó lường, cần được điều trị và chăm sóc kịp thời, tích cực. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã hiểu được chàm bội nhiễm là gì, mức độ nguy hiểm và cách thức xử lý.  Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800.8179 để được các Dược sĩ giải đáp chi tiết. Đừng quên ghé thăm atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh chàm và cách chăm sóc da hiệu quả nhé!
Dược sĩ Thu Trang Dược sĩ Thu Trang
Đánh giá bài viết
Rate this post
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Rate this post