Skip to main content

Chàm da mặt: nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Tham vấn Y khoa
Ngày đăng
22/01/2021
Cập nhật lần cuối
23/06/2021
Chàm da mặt là một dạng tổn thương da mạn tính. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình, hiệu quả công việc và sinh hoạt của người bệnh. Cùng Atoskin tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa chàm ở mặt tái phát. 

Dấu hiệu nhận biết chàm da mặt

chàm da mặt Chàm da mặt ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các triệu chứng của bệnh rất khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát khi có điều kiện thuận lợi. Dấu hiệu điển hình giúp nhận biết chàm mặt gồm:
  • Xuất hiện đám màu đỏ, hơi cộm, có hoặc không có ranh giới rõ ràng
  • Vùng da bị tổn thương xuất hiện mụn nước, mọc tập trung, kích thước từ 1 – 2mm
  • Mụn nước mỏng, nông, dễ vỡ, khi vỡ sẽ rỉ dịch từ vài ngày đến vài tuần, đóng vảy, hình thành da non
  • Vùng da bị tổn thương ngứa ngáy, thâm sậm, thô ráp, dày sừng

Nguyên nhân gây chàm da mặt

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh chàm nói chung và chàm da mặt nói riêng chưa thể xác định cụ thể. Những nguyên nhân thường được đề cập đến bao gồm: Độ tuổi: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thường bị chàm da mặt và có xu hướng thuyên giảm khi trưởng thành. Số ít trường hợp, các triệu chứng của chàm da mặt xuất hiện cho đến tuổi trưởng thành. Suy giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch có vai trò quan trọng trong cơ chế khởi phát bệnh da liễu mạn tính nói chung và chàm da mặt nói riêng. Khi chức năng miễn dịch suy giảm, triệu chứng của bệnh có thể bùng phát, rất khó kiểm soát. Rối loạn nội tiết tố: Chàm trên mặt có thể do rối loạn nội tiết tố. Khi nội tiết tố bị rối loạn, mức độ nhạy cảm của làn da tăng lên, tác nhân gây hại cho da dễ dàng xâm nhập và kích thích hoạt động miễn dịch dị ứng. Dị ứng mỹ phẩm: Trong các nguyên nhân bùng phát chàm da mặt không thể không nhắc đến nguyên nhân dị ứng mỹ phẩm. Da mặt mỏng và nhạy cảm, cho nên, khi sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng có thể khiến da bị sưng đỏ, ngứa ngáy. Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân kể trên, chàm da mặt có thể khởi phát do gặp vấn đề thần kinh (trầm cảm, căng thẳng, lo âu), di truyền, hen suyễn, thời tiết thay đổi, dị ứng thuốc.

Chàm da mặt có nguy hiểm không?

bệnh chàm da mặt Chàm da mặt không nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh đó, các triệu chứng của bệnh (hồng ban, mụn nước, da bong tróc, đóng vảy, ngứa ngáy, bứt rứt) ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, điều quan trọng là người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời và áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp.  

Phương pháp điều trị chàm da mặt

Các triệu chứng của bệnh chàm da mặt có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc tây, phương pháp dân gian hay quang trị liệu. Thông tin chi tiết về từng phương pháp sẽ được chia sẻ chi tiết ngay sau đây.

Tây y

Thuốc tây có ưu điểm là hiệu quả và tiện lợi nên được áp dụng phổ biến khi bị chàm da mặt. Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát: Thuốc ức chế Calcineurin: Thuốc ức chế Calcineurin giúp ngăn ngừa chàm da mặt bùng phát, sử dụng được cho cả vùng cổ và mí mắt. Thuốc bôi Hydrocortisone: Hydrocortisone có tác dụng giảm mẩn đỏ, ngứa ngáy, chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Thuốc bôi Steroid: Tác dụng của kem Steroid là giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa chàm lây lan rộng sang vùng da xung quanh. Chỉ nên sử dụng thuốc trong thời gian ngắn bởi nó có thể khiến da bị mỏng. Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm thường được chỉ định sử dụng để giảm tình trạng khô ráp và bong tróc da. Một số loại kem dưỡng ẩm còn giúp tăng cường sức khỏe làn da, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Phương pháp dân gian

Mật ong, nha đam, dầu ô liu, dâu tây và sữa chua là những nguyên liệu thường được sử dụng để cải thiện triệu chứng của bệnh chàm. Công dụng và các bước thực hiện được Atoskin chia sẻ chi tiết ngay sau đây.  Mật ong mật ong chữa bệnh chàm da mặt Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Nguyên liệu này có khả năng giảm tình trạng ngứa ngáy, kích ứng, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương da. Chất chống oxy hóa trong mật ong có tác dụng ức chế gốc tự do và điều hòa cơ chế miễn dịch của da. Các bước dùng mật ong điều trị chàm da mặt như sau: Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất Bước 2: Rửa sạch tay và da mặt Bước 3: Bôi mật ong, massage nhẹ nhàng từ 1 – 2 phút Bước 4: Lưu trên da khoảng 15 – 20 phút Bước 5: Rửa lại bằng nước ấm, dùng khăn mềm lau khô Nha đam và dầu ô liu Nha đam/lô hội (Aloe vera) có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa. Một số hoạt chất trong nguyên liệu này giúp làm dịu vùng da bị kích ứng và dưỡng ẩm. Trong khi đó, dầu ô liu có tác dụng giảm ngứa, dịu da, ngăn ngừa tình trạng thâm sẹo. Cách kết hợp nha đam và dầu ô liu chữa chàm ở mặt như sau: Bước 1: Trộn 1/2 thìa cà phê dầu ô liu với 1 thìa cà phê gel nha đam Bước 2: Rửa sạch tay, da mặt và lau khô Bước 3: Thoa hỗn hợp lên mặt, chú ý vùng da bị chàm Bước 4: Thư giãn khoảng 15 – 20 phút Bước 5: Rửa lại bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm Dâu tây và sữa chua Lượng nước và vitamin C trong dâu tây dồi dào, có tác dụng làm đều màu, dưỡng trắng, giảm tình trạng da khô ráp, nứt nẻ. Bên cạnh đó, axit lactic trong sữa chua giúp làm mềm da, loại bỏ tế bào chết và ức chế sắc tố Melanin. Các bước kết hợp dâu tây và sữa chua để loại bỏ vết chàm trên mặt như sau: Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 quả dâu tây tươi, rửa sạch Bước 2: Thái dâu tây sau đó cho vào xay nhuyễn Bước 3: Trộn dâu tây với 2 thìa cà phê sữa chua không đường Bước 4: Rửa sạch tay và da mặt, bôi hỗn hợp Bước 5: Massage nhẹ nhàng, thư giãn khoảng 20 phút, rửa lại bằng nước sạch

Quang trị liệu

Phương pháp này được áp dụng để điều trị chàm ở mức độ nặng, trung bình và làn da không đáp ứng được với các loại kem bôi. Quang trị liệu là phương pháp sử dụng một loại ánh sáng đặc biệt để cải thiện triệu chứng của bệnh chàm. Máy chiếu đặc biệt có khả năng phát ra ánh sáng UVB được sử dụng phổ biến để giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng viêm, tăng tổng hợp vitamin D, tăng cường hệ thống chống vi khuẩn trong da.

Chăm sóc da và phòng ngừa chàm da mặt tái phát

Bởi vì chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh chàm da mặt, cho nên, cách tốt nhất là chăm sóc da đúng cách, xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để cải thiện triệu chứng và phòng ngừa tái phát. Cụ thể:
  • Rửa mặt bằng nước ấm, dùng khăn mềm, sạch lau khô
  • Hạn chế trang điểm trong thời gian điều trị chàm da mặt
  • Lựa chọn sản phẩm vệ sinh, chăm sóc da mặt có thành phần tự nhiên, an toàn, lành tính
  • Dưỡng ẩm đều đặn 2 – 3 lần/ngày bằng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không corticoid hay chất bảo quản
  • Bảo vệ da mặt khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường như bụi bẩn, nắng, gió
  • Tránh xa thực phẩm có nguy cơ cao gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa, đồ ăn lên men,…
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, không nên làm việc quá sức
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và giữ cho tinh thần luôn thoải mái
Atoskin đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa chàm da mặt. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 hoặc comment bên dưới bài viết để các Dược sĩ kịp thời hỗ trợ. Đừng quên ghé thăm website atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh da liễu nhé!
Dược sĩ Thu Trang Dược sĩ Thu Trang
Đánh giá bài viết
Rate this post
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Rate this post