Skip to main content

Chàm hóa: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn Y khoa
Ngày đăng
21/01/2021
Cập nhật lần cuối
23/06/2021
Chàm hóa là một tình trạng da liễu có nguyên nhân đến từ vi nấm. Các triệu chứng của viêm da chàm hóa khiến bệnh nhân cực kỳ khó chịu, bứt rứt và tác động vô cùng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ của người bệnh.

Chàm hóa là bệnh gì?

chàm hóa Chàm hóa là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ chung một nhóm bệnh ngoài da do vi nấm là thủ phạm. Các tổn thương nông trên lớp thượng bì là đặc điểm thường gặp ở bệnh này. Nấm chàm hóa ảnh hưởng đến mọi độ tuổi, giới tính. Sẩn ngứa chàm hóa gây nên cực kỳ nhiều phiền phức, bất tiện trong cuộc sống, cũng như gánh nặng tâm lý cho người mắc phải.

Triệu chứng viêm da chàm hóa

Nhận biết sớm nấm chàm hóa và tiến hành điều trị sẽ hạn chế tổn thương lan rộng. Nếu phát hiện các triệu chứng sau đây, hãy đi khám bác sĩ để xác định chính xác bạn có bị bệnh chàm hóa không: – Có mặt các mảng da mẩn đỏ, sẩn ngứa, trên bề mặt nổi mụn nước hoặc mưng mủ. Các vết chàm thường tập hợp thành từng cụm. – Có cảm giác ngứa, rát, khó chịu ở vùng nhiễm nấm chàm hóa; ngứa nhiều hơn khi gãi dụi. – Vùng da bị bệnh xù xì, thô ráp, bong vảy, dày sừng. – Nếu bệnh tiến triển nặng, khu bị chàm dễ chảy dịch mủ và sưng đỏ. Chàm hóa thường xuất hiện ở những chỗ như vùng da nếp gấp, khuỷu tay, đầu gối,… Viêm da chàm hóa cũng bùng phát theo đợt và có thể kéo dài dai dẳng, đan xen nhiều đợt phát bệnh.

Nguyên nhân gây chàm hóa

Nấm da Dermatophytosis là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chàm hóa. Nó phát triển ở điều kiện nhiệt độ từ 25 – 30 độ C như da người. Độ ẩm cao cũng là một yếu tố thuận lợi cho Dermatophytosis sinh trưởng. Nấm da được chia thành 3 loại, dựa trên nguồn lây nhiễm: nấm ưa đất, ưa động vật và ưa người. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân gián tiếp khác dẫn đến sự hình thành chàm hóa trên da, như: – Vệ sinh kém: Vệ sinh trên da không tốt cũng dễ khiến nấm da sinh sôi. – Dị nguyên: Đất cát, ô nhiễm, bụi bẩn, hóa chất, động vật, côn trùng, nhựa cây, thực phẩm,… đều có thể là nguồn dị nguyên kích ứng da và làm da xuất hiện các tổn thương. Đây là yếu tố thuận lợi cho nấm da xâm nhập và gây bệnh. – Suy giảm miễn dịch: Hệ thống miễn dịch là lớp phòng thủ của cơ thể, chống lại các mầm bệnh. Khi suy yếu, nó không thể đẩy lùi tác nhân thâm nhiễm là nấm chàm hóa hiệu quả. – Di truyền: Một số đột biến gen dẫn đến việc da thiếu sản một protein có tên là filaggrin. Hoạt chất này có vai trò quan trọng trong việc cấu thành lớp biểu bì bảo vệ ngoài da, dẫn đến các yếu tố gây bệnh dễ xâm nhập hơn. – Cơ địa: Nghiên cứu cho thấy, tình trạng rối loạn chức năng bài tiết, tiêu hóa, nội tiết,… có thể khiến nguy cơ nhiễm chàm hóa tăng cao. – Nguyên nhân khác: Stress; chăm sóc da không đúng cách;… Dựa trên các triệu chứng lâm sàng, cũng như điều tra dịch tễ hoặc xét nghiệm vi sinh, bác sĩ có thể xác định được chính xác nguyên nhân gây tình trạng viêm da chàm hóa cho người bệnh. 

Bệnh chàm hóa có nguy hiểm không? Có lây không?

Chàm hóa là căn bệnh LÂY NHIỄM. Yếu tố lây truyền của bệnh chính là các vi nấm. Như đã đề cập, nấm da có thể lây truyền theo 3 con đường: qua đất, động vật và con người. Vì thế, nếu tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây bệnh, hoặc gián tiếp qua các đồ vật, vật dụng (quần áo, khăn mặt,…) có vi nấm thì bạn đã có nguy cơ mắc chàm hóa. Ở giai đoạn đầu, nấm chàm hóa không phải căn bệnh đe dọa trực tiếp tình mạng bệnh nhân. Tuy nhiên, theo thời gian, nhiều nguy cơ tiềm ẩn gia tăng, có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tâm lý người mắc phải: – Bội nhiễm: Viêm da chàm hóa gây nên những mảng da vô cùng ngứa ngáy, khiến bệnh nhân gãi, cào, chà xát. Khi đó, vi khuẩn, virus có khả năng thâm nhập vào tổn thương và gây tình trạng nhiễm trùng thứ phát – bội nhiễm. – Tổn thương da vĩnh viễn: Ở giai đoạn nặng, mạn tính của viêm da chàm hóa, các vết chàm hay dai dẳng, không dứt điểm, các thương tổn có nguy cơ cao để lại sẹo vĩnh viễn. – Gánh nặng tâm lý, thể chất: Sẩn ngứa chàm hóa trên da chắc chắn ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình của người bệnh. Hơn nữa tình trạng ngứa ngáy âm ỉ kéo dài cũng khiến bệnh nhân ăn không ngon, ngủ không yên. Lâu ngày, điều này khiến bệnh nhân căng thẳng, stress, suy nhược. Vậy nên, bệnh nhân không nên chủ quan mà cần đi thăm khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín, tránh để bệnh nặng khó điều trị.

Trị chàm hóa thế nào?

Nấm chàm hóa rất dễ tái phát, nhất là khi bệnh nhân không điều trị đúng cách hoặc lơ là vấn đề chăm sóc da. Điều trị chàm hóa chủ yếu tập trung giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa tái phát chứ chưa chữa dứt điểm hẳn được bệnh.  

Điều trị chàm hóa tại nhà với mẹo dân gian

Với những bệnh nhân vừa mới chớm, diện tích vết chàm còn nhỏ, khu trú, việc chăm sóc và cải thiện chàm da tại nhà bằng một số mẹo dân gian có thể mang lại hiệu quả tích cực. Tham khảo các các mẹo trị chàm dưới đây: Trầu không: Lượng tinh dầu và phenol trong trầu không có khả năng sát khuẩn mạnh mẽ, ngăn ngừa sự phát triển, sinh sôi của vi nấm. Người bệnh chàm hóa lấy khoảng 10 – 20 lá trầu tươi, cho vào đun nước để tắm hàng ngày sẽ giúp làm giảm triệu chứng chàm. – Lá lốt: Dùng lá lốt bôi đắp ngoài da có hiệu quả cải thiện các biểu hiện chàm viêm nhanh chóng. Chọn tầm 10 – 15 lá lốt tươi, xanh, không héo úa, rửa sạch rồi giã nát với vài hạt muối biển. Đắp lên da, đợi tầm 30 phút rồi rửa sạch. Thực hiện từ 1 – 2 lần/ ngày cho đến khi thấy vết chàm cải thiện rõ rệt.   – Bột nghệ: Curcumin là hoạt chất mang đến tác dụng chính của nghệ. Nó có khả năng hạn chế vi nấm sinh trưởng, sát khuẩn ngoài da ấn tượng. Ngoài ra, nghệ còn giúp đẩy mạnh quá trình lên da non, lành vết thương. Kết hợp bột nghệ với một chút mật ong thoa da, vừa giúp cải thiện vết chàm hiệu quả, vừa dưỡng da mềm mại, bớt khô ráp, bong vảy.   Nên nhớ, bạn cần lựa chọn các loại nguyên liệu thiên nhiên sạch, chất lượng, không chứa đất cát, tạp chất, hóa chất bảo quản, trừ sâu,… Nếu không, cách thức này có thể càng khiến tình trạng sẩn ngứa chàm hóa tăng nặng hơn.

Thuốc tây trị chàm hóa

trị chàm hóa
Trị chàm hóa bằng thuốc tây
Theo các chuyên gia, với tình trạng nấm chàm da nhẹ, có thể chỉ cần sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ. Còn với bệnh nghiêm trọng hơn, các phác đồ cụ thể sẽ được đưa ra, tùy thuộc loại nấm gây bệnh, mức độ tổn thương, cơ địa người bệnh,… Một số nhóm thuốc hay được sử dụng cho người bị viêm da chàm hóa là: – Dung dịch sát khuẩn: Thường dùng thuốc tím hoặc dung dịch Jarish, dùng để làm sạch và sát khuẩn vùng da bị chàm, giúp da khô ráo, sạch sẽ, ngăn ngừa tổn thương lây lan. – Hồ nước: Thành phần chính của hồ nước là kẽm oxyd. Hồ nước làm dịu tình trạng ngứa ngáy, nóng rát khó chịu trên da, đồng thời hỗ trợ làm da nhanh tái tạo, phục hồi. Dùng hồ nước hiệu quả nhất khi bệnh mới khởi phát, da còn tiết dịch ít. Hồ nước an toàn khi sử dụng cho trẻ em. – Kháng nấm: Đa số dùng dạng kháng nấm tại chỗ, bôi ngoài da. Tần suất sử dụng là 2 lần/ ngày, dùng trong 2 – 4 tuần. Nếu bệnh nhân đáp ứng không tốt dạng ngoài da, thuốc kháng nấm đường uống sẽ được kê đơn. – Corticoid: Giảm viêm sưng, ngứa ngáy nhanh chóng. Chỉ dùng corticoid ngắn ngày và trên một diện tích da nhỏ để tránh biến chứng.  – Kháng sinh: Thường chỉ định neomycin, kết hợp với corticoid để chống bội nhiễm thứ phát. Tuyệt đối không được tự ý bôi, uống mà không có chỉ định rõ ràng của nhân viên y tế. Việc sử dụng thuốc bừa bãi có thể gây ra các hệ quả nghiêm trọng như biến chứng khi dùng thuốc hoặc khiến bệnh chàm càng tăng nặng.

Chăm sóc và phòng ngừa chàm hóa

Chăm sóc và tích cực phòng ngừa cũng là một yêu cầu thiết yếu để đẩy lùi bệnh chàm hóa. Các chuyên gia da liễu có đưa ra một số lời khuyên dành riêng cho bệnh nhân bị viêm da chàm hóa, như sau: – Luôn vệ sinh sạch mọi vật dụng tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị chàm (quần áo, khăn mặt, găng tay,…). Không dùng chung các vật dụng cá nhân. – Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào vết chàm. – Luôn để vùng da bị bệnh khô ráo, thoáng mát. Sử dụng quần áo, giày tất thông khí, thấm hút mồ hôi. Thay quần áo, đồ lót thường xuyên mỗi ngày. – Vệ sinh thân thể đều đặn hàng ngày. Thấm khô nhẹ nhàng cơ thể sau mỗi lần vệ sinh, tắm rửa để tránh hơi nước đọng lại. – Chọn các loại xà phòng, sữa tắm, sản phẩm chăm sóc da không màu, không mùi, không cồn hay chất bảo quản để hạn chế kích ứng da. – Dùng thuốc đúng chỉ định, hướng dẫn và liều lượng. Khi thoa thuốc, nên thoa rộng hơn vùng chàm ra khoảng 2 cm. Nếu không có dấu hiệu thuyên giảm, hoặc tăng nặng hơn, cần hỏi ý kiến bác sĩ và tái khám nhanh chóng. Chàm hóa là bệnh lý da liễu dai dẳng, dễ lây nhiễm, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống người mắc phải. Để điều trị viêm da chàm hóa, cần áp dụng các biện pháp khoa học, đúng đắn kèm chế độ chăm sóc tích cực.  Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800.8179 để được các Dược sĩ giải đáp chi tiết. Đừng quên ghé thăm atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh chàm và cách chăm sóc da hiệu quả nhé!
Dược sĩ Thu Trang Dược sĩ Thu Trang
Đánh giá bài viết
Rate this post
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Rate this post