Skip to main content

Chàm môi: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Tham vấn Y khoa
Ngày đăng
20/01/2021
Cập nhật lần cuối
23/06/2021
Chàm môi (Cheilite Simple) là bệnh lý da liễu phổ biến. Các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp. Bài viết sau của Atoskin sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa bệnh chàm môi.

Bệnh chàm môi là gì?

Chàm môi
Chàm môi
Chàm môi là bệnh viêm da dị ứng, thường khởi phát ở môi hoặc quanh miệng. Bệnh có xu hướng dai dẳng, tái đi tái lại, gây nhiều phiền toái và khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp. Dưới đây là 3 thể chàm môi thường gặp: Viêm môi bong vảy: Đây là thể chàm môi phổ biến, tự phát và khó xác định nguyên nhân. Đặc trưng của thể chàm này là môi bong nhiều vảy và tái phát nhiều lần. Viêm môi tiếp xúc kích ứng: Khởi phát khi môi tiếp xúc với yếu tố gây kích ứng (mỹ phẩm, ánh nắng, thời tiết). Theo đó, da môi bị mất nước, sức đề kháng suy giảm và bùng phát các triệu chứng khó chịu. Viêm môi tiếp xúc dị ứng: Khởi phát khi môi bị dị ứng với thuốc, mỹ phẩm, kem đánh răng,…

Chàm môi có nguy hiểm không?

Chàm môi không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, tình trạng bội nhiễm rất khó điều trị và thường để lại sẹo.

Bệnh chàm môi có lây không?

Theo chuyên gia da liễu, nguyên nhân gây chàm môi có mối liên hệ mật thiết với yếu tố cơ địa, di truyền và một số yếu tố nội, ngoại sinh. Vì vậy, chàm môi không có khả năng lây nhiễm ngay cả khi sử dụng chung đồ hoặc hôn môi người bệnh. Thế nhưng, với trường hợp chàm môi do nhiễm trùng đường hô hấp hay chàm môi bội nhiễm, virus, vi khuẩn có khả năng lây lan qua tiếp xúc trực tiếp/gián tiếp. 

Triệu chứng của bệnh chàm môi

dấu hiệu chàm môi Triệu chứng của bệnh chàm môi có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai môi. Các triệu chứng này sẽ bùng phát mạnh và xen kẽ với giai đoạn thuyên giảm. Dấu hiệu điển hình giúp nhận biết bệnh bao gồm:
  • Môi và vùng da xung quanh đỏ ửng
  • Xuất hiện mụn nước, có dịch, trợt loét
  • Da khô, có vảy tiết, bong tróc, nứt nẻ
  • Cảm giác ngứa ngáy, đau rát

Nguyên nhân gây bệnh chàm môi

Chàm môi khởi phát theo từng giai đoạn, dai dẳng và dễ tái phát. Theo chuyên gia, bệnh có thể khởi phát do một số yếu tố sau: Di truyền: Những người có ông, bà, cha, mẹ mắc bệnh chàm, hen suyễn, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng có nguy cơ cao bị chàm môi. Rối loạn hormone: Theo nghiên cứu, nồng độ hormone bị rối loạn là điều kiện thuận lợi để các triệu chứng của bệnh chàm môi bùng phát. Đường hô hấp bị nhiễm trùng: Chàm môi dễ khởi phát ở những người mắc bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, hen suyễn, viêm mũi dị ứng. Thời tiết thay đổi: Thời tiết thay đổi đột ngột dẫn đến hiện tượng sản sinh kháng nguyên và khởi phát triệu chứng của bệnh chàm môi.  Tiếp xúc với chất kích ứng/dị ứng: Nguyên nhân gây chàm môi có thể do tiếp xúc với chất gây kích ứng hoặc dị ứng, chẳng hạn: son, thực phẩm, kem đánh răng, nước súc miệng,… 

Phương pháp điều trị bệnh chàm môi

Hiện nay, để điều trị chàm môi người ta thường sử dụng thuốc tây và nguyên liệu thiên nhiên. Trước khi áp dụng phương pháp nào thì người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh tác dụng không mong muốn.

Tây y

Để cải thiện triệu chứng của bệnh chàm môi bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc tây. Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả và tiện lợi. Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm cho môi có tác dụng cấp ẩm, mềm mịn và giảm tình trạng nứt nẻ, bong tróc. Để có được hiệu quả điều trị như mong muốn, bạn nên chọn kem dưỡng ẩm có nguồn gốc tự nhiên, không corticoid, chất bảo quản gây hại cho da. Kem bôi steroid: Kem bôi steroid có tác dụng kháng viêm, giảm sưng và ngứa ngáy khi bị chàm môi. Sản phẩm này có thể làm rạn, mỏng, đổi màu da, vì vậy, chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn và phải tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ da liễu. Thuốc kháng Histamin: Thuốc có khả năng cải thiện tình trạng ngứa ngáy và khó chịu do chàm môi gây nên. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn. 

Phương pháp dân gian

Phương pháp dân gian giúp cải thiện đáng kể triệu chứng và ngăn ngừa chàm môi tái phát. Phương pháp này hiệu quả, an toàn, giúp người bệnh tiết kiệm chi phí. Atoskin sẽ chia sẻ với bạn 3 nguyên liệu được dân gian sử dụng phổ biến khi bị chàm môi đó là mật ong, dầu dừa và quả bơ. Các bước thực hiện sẽ được tiết lộ ngay sau đây. Mật ong tri-cham-moi-bang-mat-ong Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả nên thường được dùng để chữa chàm môi. Thực hiện đều đặn và kiên trì trong một thời gian sẽ giúp giúp tình trạng môi khô ráp, bong tróc, ngứa ngáy. Mật ong còn loại bỏ tế bào chết, dưỡng ẩm, giúp môi hồng tự nhiên. Khi bị chàm môi, hãy chuẩn bị 1 – 2 thìa mật ong nguyên chất và thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Rửa sạch tay và môi sau đó bôi mật ong  Bước 2: Massage nhẹ nhàng, giữ nguyên trên môi 10 phút Bước 3: Rửa lại bằng nước mát Dầu dừa Theo nghiên cứu, một số hoạt chất trong dầu dừa (Coconut oil) có khả năng ức chế hoạt động của nấm, vi khuẩn và chống viêm nhiễm hiệu quả. Nguyên liệu này giúp giảm đáng kể triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh chàm gây nên. Thêm nữa, dầu dừa còn giúp tăng khả năng giữ nước của tế bào, giữ ẩm cho môi, giảm tình trạng khô ráp, bong tróc và giúp môi trở nên tươi tắn.     Bước 1: Chuẩn bị khoảng 1 thìa cà phê dầu dừa nguyên chất Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ môi và tay  Bước 3: Bôi dầu dừa lên môi và xoa nhẹ nhàng Bước 4: Lưu trên môi khoảng 10 phút, rửa lại bằng nước sạch Quả bơ Quả bơ (Persea americana) có đặc tính kháng viêm, làm mát, dịu da, hạn chế mưng mủ và sưng tấy. Vitamin trong quả bơ giúp giảm bong tróc, ngăn ngừa sẹo và làm mềm môi. Các bước dùng bơ để điều trị chàm môi: Bước 1: Chuẩn bị khoảng 1 thìa thịt quả bơ Bước 2: Rửa sạch tay và môi Bước 3: Đắp thịt quả bơ lên môi Bước 4: Giữ nguyên khoảng 10 – 15 phút Bước 5: Rửa lại bằng nước sạch

Biện pháp phòng ngừa chàm môi tái phát

Chàm môi có xu hướng dai dẳng và dễ tái phát. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng khởi phát lại gây không ít phiền toái cho người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả:
  • Trong quá trình điều trị chàm môi nên hạn chế hoặc ngừng sử dụng son
  • Vệ sinh răng miệng mỗi ngày, từ bỏ thói quen liếm môi hay sờ tay lên môi
  • Nếu sử dụng son bạn nên kiểm tra phản ứng của da với son (màu hoặc dưỡng) trước khi sử dụng
  • Uống từ 2.0 – 2.5 lít nước mỗi ngày, bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Không nên tiêu thụ đồ ăn, nước uống cay nóng hoặc chứa chất béo no
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đặc biệt là ở những nơi có nhiều bụi bẩn
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ và tay chân 
  • Cân bằng giữa thời gian làm việc, nghỉ ngơi và giữ cho tinh thần luôn thoải mái 
Atoskin đã giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa chàm môi. Nếu có bất cứ băn khoăn gì, bạn đừng ngại cho chúng tôi biết bằng cách comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 để các Dược sĩ kịp thời hỗ trợ. Truy cập atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!
Dược sĩ Thu Trang Dược sĩ Thu Trang
Đánh giá bài viết
Rate this post
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Rate this post