Skip to main content

Chàm nang lông: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Tham vấn Y khoa
Ngày đăng
20/01/2021
Cập nhật lần cuối
23/06/2021
Chàm nang lông (Follicular Eczema) là bệnh chàm tại khu vực chân lông. Các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Cùng Atoskin tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa chàm nang lông tái phát.

Triệu chứng của bệnh chàm nang lông

chàm nang lông Chàm nang lông thể thường gặp của bệnh chàm. Các triệu chứng của bệnh chỉ xuất hiện ở xung quanh nang lông. Dưới đây là triệu chứng điển hình giúp nhận biết bệnh này:
  • Xuất hiện nhiều nốt nhỏ, màu đỏ, mụn nước ở chân lông
  • Sợi lông có xu hướng cuộn vào bên trong
  • Mụn nước vỡ sẽ đóng vảy, da khô ráp, sần sùi
  • Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu

Nguyên nhân gây chàm nang lông

Vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, ký sinh trùng, nấm trú ngụ ở nang lông gây viêm nhiễm là nguyên nhân thường được đề cập khi bị chàm nang lông. Bên cạnh đó, bệnh khởi phát còn do một số nguyên nhân sau: Thường xuyên cạo/nhổ lông: Thường xuyên cạo/nhổ lông và vệ sinh da không sạch sẽ làm cho nang lông bị nhiễm trùng. Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức khiến lỗ chân lông tắc nghẽn, cản trở sự phát triển của sợi lông và gây nên tình trạng viêm nhiễm. Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài: Sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài dễ bị dị ứng, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây bệnh. Một số nguyên nhân khác: Chàm nang lông khởi phát có thể do hệ miễn dịch suy giảm, môi trường ô nhiễm, vệ sinh da không sạch sẽ,…

Phương pháp điều trị chàm nang lông

Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được khắc phục sớm thì chàm nang lông có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính, ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và gây phiền toái cho cuộc sống của người bệnh. Hiện nay, nền y học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị chàm nang lông dứt điểm. Các phương pháp được áp dụng chủ yếu là cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tái phát càng lâu càng tốt.

Tây y

Để các triệu chứng của bệnh chàm nang lông không chuyển biến nặng, khi thấy những dấu hiệu bất thường bạn nên chủ động đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh. Tây y là phương pháp được áp dụng phổ biến để khắc phục những triệu chứng của bệnh. Những loại thuốc mà bác sĩ thường chỉ định gồm: Thuốc bôi steroid: Betamethasone, Triamcinolone acetonide,… là thuốc bôi steroid tại chỗ có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, thuốc steroid có thể khiến da bị mỏng và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu. thuốc bôi trị chàm nang lông Kháng sinh: Benzoyl peroxide, Phisoderm, Chlorhexidine, Levofloxacin, Dicloxacillin là những loại thuốc kháng sinh được bác sĩ chỉ định khi bị chàm nang lông và xuất hiện viêm nhiễm. Tùy vào mức độ viêm nhiễm mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng, thời gian sử dụng thuốc cho phù hợp. Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm có khả năng cấp ẩm, giảm khô ráp và bong tróc. Khi lựa chọn kem dưỡng ẩm cần chú ý về nguồn gốc xuất xứ và thành phần. Để không gây thêm tổn thương cho da, người bệnh nên chọn kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên, không corticoid, chất tạo màu, tạo mùi, chất bảo quản gây hại cho da.

Phương pháp dân gian

Phương pháp dân gian là phương pháp sử dụng nguyên liệu tự nhiên, an toàn, lành tính để khắc phục triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát. Trong bài viết này, Atoskin sẽ chia sẻ với bạn cách sử dụng lá trầu không, dầu dừa, mật ong và chanh để điều trị chàm nang lông. Trầu không Theo nghiên cứu, hoạt chất Phenol trong lá trầu không (Piper betle) có khả năng giảm viêm và tiêu diệt vi khuẩn trú ngụ trong nang lông. Một số hoạt chất khác trong lá trầu không giúp giảm ngứa và làm sạch da. Dưới đây là các bước điều trị chàm nang lông bằng lá trầu không: Bước 1: Chuẩn bị lá trầu không (5 – 7 lá), rửa sạch, ngâm nước muối loãng Bước 2: Vớt nguyên liệu ra, để ráo nước sau đó xay nhuyễn/giã nát Bước 3: Cho lá trầu không giã nát/xay nhuyễn vào khăn mỏng Bước 4: Rửa sạch tay và vùng da bị tổn thương, chà xát nhẹ nhàng Bước 5: Rửa lại bằng nước sạch và lau khô bằng khăn mềm Dầu dừa Dầu dừa (Coconut oil) có thành phần chính là axit Lauric, tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa sự hình thành của nấm và một số tác nhân gây hại cho da. Vitamin E trong nguyên liệu này giúp da mềm mịn, tươi tắn và khỏe mạnh. Các bước sử dụng dầu dừa để điều trị chàm nang lông như sau:   Bước 1: Chuẩn bị dầu dừa (2 – 3 thìa cà phê) Bước 2: Rửa sạch tay và vùng da bị chàm nang lông Bước 3: Bôi hỗn hợp, massage nhẹ nhàng từ 1 – 2 phút Bước 4: Lưu trên da khoảng 15 – 20 phút Bước 5: Rửa lại bằng nước sạch và dùng khăn mềm lau khô Mật ong và chanh chữa chàm nang lông bằng mật ong Theo nghiên cứu, trong mật ong chứa nhiều dưỡng chất như vitamin, sắt, photpho, canxi,… có khả năng chống viêm, khử trùng, dưỡng ẩm hiệu quả. Một số hoạt chất khác có tác dụng chữa lành tổn thương và tăng cường sức đề kháng cho da. Trong khi đó, chanh (Citrus aurantifolia) có hàm lượng axit dồi dào, giúp loại bỏ tế bào chết và làm trắng da. Bạn có thể kết hợp mật ong, chanh và đường kính để tăng hiệu quả điều trị. Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Chuẩn bị mật ong nguyên chất (2 – 3 thìa cà phê), nước cốt chanh (1 – 2 thìa cà phê), đường kính (1 thìa cà phê) Bước 2: Cho cả 3 nguyên liệu vào bát nhỏ, trộn đều để được hỗn hợp dạng sệt Bước 3: Rửa sạch tay và vùng da bị tổn thương, bôi hỗn hợp Bước 4: Massage nhẹ nhàng theo hình xoắn ốc, lưu trên da khoảng 15 phút Bước 5: Rửa lại bằng nước sạch và dùng khăn mềm lau khô

Phòng ngừa chàm nang lông bùng phát

Phòng ngừa chàm nang lông bùng phát bằng cách xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý đến việc vệ sinh da sạch sẽ, đúng cách. Cụ thể:
  • Sử dụng khăn mềm, sạch nhúng qua nước ấm và đắp lên vùng da bị tổn thương. Việc làm này giúp giảm tình trạng da khô ráp, nứt nẻ và ngứa ngáy. Tuyệt đối không cào/gãi/chà xát mạnh bởi vì sẽ khiến da bị tổn thương nặng hơn.
  • Chú ý đến thời gian tắm và nhiệt độ nước tắm. Không nên tắm quá 15 phút, tắm nước quá nóng/quá lạnh. Chọn sữa tắm chuyên dùng cho da bị chàm (Atoskin shower) và bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm (Atoskin cream). Người bệnh nên chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
  • Tránh xa tác nhân gây dị ứng, hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ hoặc cay nóng. Dành thời gian luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể, nghỉ ngơi hợp lý và tránh căng thẳng kéo dài.
Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa chàm nang lông tái phát. Nếu có bất cứ băn khoăn gì liên quan đến bệnh chàm nói riêng và bệnh ngoài da nói chung, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 để các Dược sĩ kịp thời hỗ trợ. Ghé thăm atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!
Dược sĩ Thu Trang Dược sĩ Thu Trang
Đánh giá bài viết
Rate this post
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Rate this post