Chàm vành tai là chứng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh khiến trẻ bị ngứa rát, mẩn đỏ, bong tróc vảy da ở phần vành tai. Đôi khi, chàm cũng có thể lan cả vào ống tai. Nếu không tiến hành điều trị, bé có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm tai.
Nội dung chính
Chàm, còn gọi là eczema, là thuật ngữ y khoa để chỉ chung một nhóm bệnh lý khiến da bị sưng viêm, ửng đỏ và bong tróc. Chàm có thể xuất hiện tại bất kỳ vùng da nào của cơ thể, và vành tai cũng không phải ngoại lệ.
Bệnh chàm vành tai hay bùng phát ở lứa tuổi nhỏ, nhất là giai đoạn từ 6 – 12 tháng tuổi. Ngoài vành tai, vết chàm có thể lan cả vào ống tai hoặc đến phần gáy, cổ,….
Theo các biểu hiện lâm sàng, chàm vành tai chia thành 3 giai đoạn : cấp, bán cấp và mạn tính.
Thực tế, vết chàm da thường không phân rõ từng giai đoạn, mà hay tồn tại cùng cả các triệu chứng cấp và mãn. Mẹ hãy chú ý nhận biết sớm chàm vành tai để xử lý kịp thời, tránh để lại biến chứng cho bé nhé.
Giống như các bệnh chàm khác, căn nguyên chính xác gây nên chàm vành tai vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ. Thông qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đưa ra các giả thuyết về chàm da có mối liên quan mật thiết với di truyền và thể tạng.
Một số biến đổi về gen có thể gây nên tình trạng làn da bị thiếu hụt một loại protein gọi là filaggrin. Nếu thiếu hợp chất này, hơi nước sẽ dễ bay hơi khỏi các tế bào da hơn, cũng khiến lớp hàng rào bảo vệ bên ngoài trở nên yếu ớt, lỏng lẻo. Vì thế, làn da dễ trở nên mẫn cảm và viêm sưng nếu gặp phải các kích thích như:
Khi phát hiện trẻ bị chàm vành tai, mẹ không nên chủ quan mà hãy cho bé đi thăm khám và điều trị sớm. Càng thực hiện từ lúc bệnh mới chớm thì các triệu chứng chàm càng dễ cải thiện, đỡ tái phát nhiều lần.
Trong trường hợp chàm da mới khởi phát, tổn thương nông, chưa lan rộng nhiều, các biện pháp chăm sóc da và thay đổi sinh hoạt, lối sống có thể mang lại hiệu quả cao.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc để kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng chàm vành tai, hạn chế tiến triển và ngăn ngừa tái phát.
Việc sử dụng thuốc trong bất kỳ trường hợp nào đều nên có sự tư vấn, hướng dẫn từ chuyên gia y tế, đặc biệt là cho trẻ nhũ nhi.
Những nhóm thuốc hay được chỉ định để điều trị chàm vành tai là:
Ngoài cách điều trị từ Tây y, nhiều bậc phụ huynh cũng đang áp dụng các mẹo dân gian trị chàm tai cho con rất hiệu quả. Các loại thảo dược hầu hết đều lành tính, ít độc, nên có thể sử dụng cho các bé nhỏ tuổi mà không lo biến chứng nguy hiểm.
Cha mẹ có thể tham khảo một số cách dùng thảo dược xung quanh ta để xử trí khi bé bị chàm vành tai dưới đây:
Cha mẹ hãy nhớ, cách thức cổ truyền tuy mang lại kết quả khả quan, nhưng lại chậm tác dụng, ít khi được dùng khi bé đang vào giai đoạn chàm cấp. Sẽ có tác dụng tốt nhất nếu phụ huynh ứng dụng khi tình trạng chàm mới khởi phát, chưa lan rộng.
Bên cạnh đó, việc chọn nguyên liệu chất lượng, sạch sẽ cũng là vấn đề phải chú trọng. Dư lượng thuốc sâu, ô nhiễm tồn tại trong các loại thảo dược có thể khiến vùng chàm bị kích ứng nặng hơn.
Chàm vành tai không phải là bệnh lý đáng lo ngại, nếu được phát hiện và xử lý kịp thời, khoa học. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 để được các Dược sĩ giải đáp chi tiết. Đừng quên ghé thăm atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh chàm và cách chăm sóc da hiệu quả nhé!
10 cách chữa bệnh chàm theo dân gian không phải ai cũng biết
Bệnh chàm khô đầu ngón tay có nguy hiểm không
Bệnh chàm khô tróc vảy là gì? Tổng hợp những điều cần biết
Bệnh eczema có chữa khỏi được không?
Bị chàm kiêng ăn gì? Điểm tên 5 món ăn người bị chàm nên tránh ngay
Bệnh chàm có lây không? Cách ngăn ngừa hiệu quả
Trụ sở chính: Lô đất CN1 - 08B-3, khu công nghiệp công nghệ cao 1, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.
Tel: (024) 3668 6938
Email: cskh@cvi.vn
Văn phòng: Phòng 504, tòa nhà Comatce Tower, Thanh Xuân, Hà Nội