Khác với các thể chàm đơn thuần, chàm vi khuẩn thường khởi phát nhanh, với các triệu chứng cơ năng nghiêm trọng. Hãy cùng Atoskin tìm hiểu chàm vi khuẩn là bệnh gì, và liệu chàm vi khuẩn có nguy hiểm không ở bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
Chàm vi khuẩn là bệnh lý gây nên bởi sự xâm nhập của một số vi sinh vật trên da, tạo nên các tổn thương sưng đỏ, phồng rộp nghiêm trọng. Các vùng da mỏng, trầy xước, vết thương, lỗ rò,… là vị trí mà chàm vi trùng dễ xuất hiện nhất. Ngoài ra, bệnh cũng thường tấn công những người
Khi vào cơ thể, các vi khuẩn, virus hay nấm sẽ giải phóng ra độc tố, kích thích hệ thống phòng thủ hoạt động. “Cuộc chiến” giữa mầm bệnh và hệ miễn dịch để lại hậu quả là hàng loạt tổn thương sưng đỏ, phồng rộp và mưng mủ trên da. Bên cạnh đó, chàm vi khuẩn còn mang đến các triệu chứng toàn thân, khác với thể chàm da thông thường.
Chàm vi khuẩn nếu không được điều trị kịp thời có thể trở nên cực kỳ nguy hiểm. Vì thế, nắm được các dấu hiệu nhận biết chàm vi khuẩn và phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa quan trọng:
Nếu xuất hiện các biểu hiện trên đây, bạn có thể nghi ngờ mình đang mắc chàm vi khuẩn. Hãy đến ngay các cơ sở y tế thăm khám để được chẩn đoán chính xác.
Vi khuẩn, virus và nấm được cho là những tác nhân chính dẫn đến chứng chàm vi khuẩn. Trong đó, thường gặp nhất là tụ cầu vàng, virus herpes và một số loài nấm da (Epidermophyton, Trichophyton).
Tên khoa học của tụ cầu vàng là Staphylococcus aureus. Đây được cho là căn nguyên chính của chàm vi trùng. Bình thường, tụ cầu vàng tồn tại trên da mà không tạo nên bất kỳ biểu hiện gì.
Vậy nhưng, nếu xâm nhập được vào cơ thể qua các vết thương, vết cắt, độc tố từ tụ cầu vàng có thể gây ra nhiều phản ứng phóng đại từ hệ miễn dịch, dẫn đến hàng loạt tổn thương nặng nề ngoài da.
Hiện nay, tụ cầu vàng có tỷ lệ kháng thuốc ngày càng cao, là mối lo ngại của nhiều nhà khoa học.
Herpes simplex virus (HSV) chính là thủ phạm gây nên các vết mụn nước lở loét, đau đớn xung quanh miệng. Tuy nhiên, nó cũng có thể xuất hiện ở các vùng da khác, thường từ phần thắt lưng trở xuống.
Virus herpes có mức độ lây lan cực kỳ nhanh, thông qua các con đường tiếp xúc với dịch mủ hoặc qua đường quan hệ.
Epidermophyton và Trichophyton là hai loài có khả năng gây bệnh chàm vi khuẩn cao nhất cho con người. Chúng là các chủng nấm da thường gặp, dễ phát triển hơn ở những khu vực ẩm ướt, nếp gấp của cơ thể, như kẽ ngón tay, ngón chân, bẹn đùi,….
Mặc dù nấm da chủ yếu ảnh hưởng đến lớp thượng bì trên cùng của da, độc tố của nó vẫn có khả năng kích hoạt giải phóng histamin và gây nên tình trạng dị ứng, tổn thương toàn thân.
Khác với các bệnh chàm thể tạng, các triệu chứng của chàm vi khuẩn thường diễn biến nhanh, phức tạp và dữ dội, khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn, mệt mỏi.
Đặc biệt, nếu không tiến hành điều trị kịp thời, chàm vi khuẩn có thể để lại một số biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến cả tính mạng người bệnh:
Ngoài ra, chàm vi khuẩn có khả năng lây lan khá nhanh, nếu có sự tiếp xúc trực tiếp với với các tổn thương, dịch cơ thể của người bệnh. Vì thế, nên thực hiện các biện pháp đề phòng, tránh để bệnh lây sang vùng da lành hoặc từ người này sang người khác.
Một số xét nghiệm sẽ được thực hiện để xác định căn nguyên dẫn đến tình trạng chàm vi khuẩn. Dựa vào đó, cũng như mức độ bệnh, thể trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp.
Mục tiêu chính khi tiến hành chữa trị chàm vi khuẩn chính là tiêu diệt hoặc ức chế các vi sinh vật gây bệnh. Ngoài ra, vấn đề kiểm soát, cải thiện triệu chứng, đề phòng tai biến cũng được chú trọng.
Những nhóm thuốc thường được chỉ định cho đối tượng mắc chàm vi trùng gồm có:
Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua dùng bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự chấp thuận, hướng dẫn của người có chuyên môn. Trong trường hợp không có cải thiện, chàm tăng nặng hoặc có biểu hiện bất thường trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ ngay để có biện pháp xử trí phù hợp.
Thực hiện các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa cũng thiết yếu không kém nếu bạn muốn đẩy lùi chàm vi trùng. Hơn nữa, việc làm này sẽ giúp hạn chế tình trạng chàm tái phát nhiều lần trên da.
Chàm vi khuẩn là một chứng bệnh da liễu nguy hiểm nếu không được nhận biết và xử lý sớm. Vì thế, nếu nghi ngờ mình mắc phải chàm vi khuẩn, hãy đi khám ngay và nghiêm túc áp dụng các biện pháp chữa trị, chăm sóc để bệnh mau khỏi. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 để được các Dược sĩ giải đáp chi tiết. Đừng quên ghé thăm atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh chàm và cách chăm sóc da hiệu quả nhé!
10 cách chữa bệnh chàm theo dân gian không phải ai cũng biết
Bệnh chàm khô đầu ngón tay có nguy hiểm không
Bệnh chàm khô tróc vảy là gì? Tổng hợp những điều cần biết
Bệnh eczema có chữa khỏi được không?
Bị chàm kiêng ăn gì? Điểm tên 5 món ăn người bị chàm nên tránh ngay
Bệnh chàm có lây không? Cách ngăn ngừa hiệu quả
Trụ sở chính: Lô đất CN1 - 08B-3, khu công nghiệp công nghệ cao 1, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.
Tel: (024) 3668 6938
Email: cskh@cvi.vn
Văn phòng: Phòng 504, tòa nhà Comatce Tower, Thanh Xuân, Hà Nội