Skip to main content

Bệnh chàm khô đầu ngón tay có nguy hiểm không

Tham vấn Y khoa
Ngày đăng
25/01/2021
Cập nhật lần cuối
23/06/2021
Bệnh chàm khô đầu ngón tay là tình trạng tổn thương gây rối loạn bề mặt da (bong tróc, nứt nẻ, chảy máu, đau rát), trở nên mạn tính và có xu hướng tái đi tái lại. Đây là vấn đề da liễu phổ biến ở người trưởng thành và trẻ nhỏ. Theo dõi bài viết sau để hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp điều trị, phòng ngừa bệnh tái phát.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm khô đầu ngón tay

Bệnh chàm khô đầu ngón tay là dạng tổn thương ngoài da, dai dẳng, dễ tái phát, tổn thương da ở lần sau thường nặng và khó điều trị hơn lần trước. Bệnh được nhận biết thông qua một số dấu hiệu điển hình sau:
  • Xuất hiện mảng màu hồng/đỏ, phù nề, tiết dịch tại vùng da đầu ngón tay
  • Da bong tróc, nứt nẻ, chảy máu và cảm giác ngứa ngáy, khó chịu
  • Sau khi da bong tróc sẽ bị khô và để lộ dát đỏ, nhẵn bóng
  • Một số trường hợp xuất hiện mụn nước, sau một thời gian sẽ vỡ, chảy dịch
  • Nếu cào, gãi, chà xát có thể khiến da bị lichen hóa, nổi cộm, dày sừng, vết hằn

Nguyên nhân gây bệnh chàm khô đầu ngón tay

Nguyên nhân gây bệnh chàm nói chung và chàm khô đầu ngón tay nói riêng vẫn chưa được xác định cụ thể. Những nguyên nhân thường được nhắc đến bao gồm: Cơ địa: Một số người có cơ địa nhạy cảm và phù hợp để khởi phát bệnh về da trong đó có chàm khô. Cụ thể, đó là những người có làn da khô, đổ mồ hôi thường xuyên hoặc bị viêm da tiết bã nhờn. Di truyền: Di truyền cũng là nguyên nhân thường được đề cập đến khi khởi phát chàm khô đầu ngón tay. Tức là, trong gia đình có thành viên bị bệnh thì nguy cơ cao con, cháu cũng mắc bệnh này. Vi khuẩn: Vi khuẩn Staphylococcus Aureus xâm nhập, làm thay đổi cấu trúc bề mặt da và các triệu chứng của bệnh chàm khô bùng phát ở đầu ngón tay. Dị ứng: Dị ứng thức ăn, mỹ phẩm, thời tiết có thể là nguyên dẫn đến chàm khô đầu ngón tay.  Đặc biệt, khi thời tiết chuyển lạnh, khô hanh sẽ khiến đầu ngón tay trở nên nhạy cảm và bùng phát triệu chứng của bệnh chàm khô. Rối loạn trao đổi chất: Bệnh chàm khô dễ xuất hiện ở những người bị rối loạn liên quan đến rối loạn trao đổi chất, đặc biệt là rối loạn biểu bì da. Những rối loạn đó có liên quan đến Cholesterol, Ceramides, axit béo tự do khiến “hàng rào” bảo vệ da bị ảnh hưởng và tăng nguy cơ mắc bệnh. Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân kể trên thì chàm khô đầu ngón tay xuất hiện có thể do môi trường ô nhiễm, hệ thống miễn dịch suy giảm, vệ sinh tay không sạch sẽ, chăm sóc da tay không đúng cách hoặc ảnh hưởng bởi các bệnh ngoài da khác.  

Bệnh chàm khô đầu ngón tay có nguy hiểm không?

Theo chuyên gia, bệnh chàm khô đầu ngón tay không nguy hiểm đến tính mạng mà chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý, hiệu suất công việc và sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, tay là nơi phải cầm nắm và tiếp xúc thường xuyên nên dễ bị tổn thương nặng, dẫn đến tình trạng bội nhiễm, khó lành, khó điều trị do vi khuẩn có khả năng kháng thuốc. Nếu không được khắc phục kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng huyết hay hoại tử.

Phương pháp điều trị bệnh chàm khô đầu ngón tay

Việc điều trị bệnh chàm khô đầu ngón tay cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Vì có liên quan đến yếu tố cơ địa và miễn dịch cho nên vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Các phương pháp được áp dụng chỉ có thể kiểm soát triệu chứng, hạn chế tổn thương da và ngăn ngừa tái phát.

Tây y

Thuốc tây được sử dụng phổ biến để cải thiện triệu chứng, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, ngăn ngừa bội nhiễm và phòng tránh tái phát. Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến làn da, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để điều trị chàm khô đầu ngón tay là: Thuốc chứa Hydrocortisone: Thuốc này có tác dụng giảm tình trạng sưng viêm và ngứa ngáy do bệnh chàm khô gây nên. Kháng sinh tại chỗ: Loại thuốc này thích hợp với trường hợp bị chàm khô và xuất hiện tổn thương nghiêm trọng như rỉ máu, nhiễm khuẩn hay bội nhiễm. Thuốc bôi chứa Corticosteroids: Thuốc thường được chỉ định cho trường hợp bị chàm khô mức độ nặng. Người bệnh nên tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh rủi ro ngoài ý muốn. Thuốc kháng thụ thể Histamin: Thường được áp dụng cho trường hợp bị chàm khô đầu ngón tay do dị ứng mỹ phẩm, thực phẩm, thời tiết. Khi sử dụng, thuốc sẽ giúp giảm nhanh cơn ngứa ngáy và giúp người bệnh ngủ ngon hơn

Phương pháp dân gian

Dân gian thường sử dụng nguyên liệu tự nhiên, an toàn, lành tính và hầu như không gây kích ứng da để điều trị bệnh chàm khô đầu ngón tay. Trầu không, dầu dừa và khoai tây là những nguyên liệu được sử dụng phổ biến hơn cả.  Trầu không Theo y học cổ truyền, trầu không (Piper betle) có tính ấm, mùi thơm và vị cay. Dược liệu này thường được dùng để điều trị bệnh da liễu trong đó có chàm khô. Theo nghiên cứu, lá trầu không chứa hoạt chất kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm và chống oxy hóa hiệu quả. Phenol, vitamin trong lá trầu không có tác dụng phục hồi, tái tạo và cấp ẩm cho vùng da bị tổn thương. Cách chữa bệnh chàm khô ở tay bằng lá trầu không như sau: Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, 2 thìa cà phê muối biển Bước 2: Rửa sạch và ngâm nguyên liệu trong nước muối loãng Bước 3: Vớt nguyên liệu ra, để ráo nước và vò nát Bước 4: Rửa sạch tay, đắp lá trầu không đã được vò nát lên vùng da bị tổn thương Bước 5: Giữ nguyên trên da khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm Dầu dừa Điều trị bệnh chàm khô đầu ngón tay bằng dầu dừa được nhiều người áp dụng bởi hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí. Theo nghiên cứu, dầu dừa có hàm lượng axit béo cao, giúp duy trì độ ẩm, làm mềm và bảo vệ da khỏi tác nhân gây hại từ bên ngoài. Thêm nữa, axit Lauric trong nguyên liệu này có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus và nấm gây hại cho da. Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh có thể kết hợp dầu dừa và mật ong:   Bước 1: Trộn dầu dừa và mật ong theo tỷ lệ 2:1 Bước 2: Rửa sạch vùng da bị chàm khô, bôi hỗn hợp Bước 3: Lưu trên da tầm 20 phút và rửa lại bằng nước ấm Khoai tây chữa bệnh chàm tay bằng khoai tây Khoai tây (Solanum tuberosum) có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm tình trạng mụn nước có mủ và đóng vảy khi bị chàm khô. Bên cạnh đó, khoáng chất và vitamin trong khoai tây giúp chữa lành tổn thương, dưỡng ẩm, bảo vệ da khỏi tác nhân gây hại. Cách sử dụng khoai tây để điều trị chàm khô ở đầu ngón tay như sau: Bước 1: Chuẩn bị 1 củ khoai tây, 2 thìa muối tinh và 1 cuộn băng gạc Bước 2: Rửa sạch khoai tây, để nguyên vỏ, cho vào nồi nước, đun sôi trong 1 – 2 phút Bước 3: Vớt khoai tây ra, thái lát, giã nát hoặc xay nhuyễn Bước 4: Rửa sạch vùng da bị tổn thương, đắp khoai tây, dùng băng gạc cố định Bước 5: Giữ nguyên cả ngày và rửa lại bằng nước ấm (thực hiện trong 3 ngày liên tiếp)

Giải pháp toàn diện

Giải pháp toàn diện mà chúng tôi muốn chia sẻ với người bị bệnh chàm khô đó chính là bộ sản phẩm Atoskin. Ưu điểm nổi bật của bộ sản phẩm này là nguồn gốc tự nhiên, an toàn, không gây kích ứng da khi sử dụng lâu dài. Sản phẩm “nói không” với corticoid, paraben, chất tạo màu, tạo mùi hay chất bảo quản gây hại cho da. Atoskin có khả năng tác động trực tiếp đến các triệu chứng của bệnh như ngứa ngáy, sưng viêm, khô, bong tróc, tái tạo và phục hồi tổn thương da:  
  • Atoskin serum: Giúp giảm ngứa ngáy, sưng viêm (sau 3 – 5 ngày sử dụng).
  • Atoskin cream: Dưỡng ẩm, giảm khô, giảm bong tróc, tăng cường sức khỏe làn da và ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Atoskin shower: Làm sạch nhẹ nhàng, duy trì độ ẩm tự nhiên của da, bảo vệ da khỏi kích ứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.
bộ sản phẩm Atoskin

Biện pháp phòng ngừa bệnh chàm khô đầu ngón tay tái phát

Bệnh chàm khô đầu ngón tay ảnh hưởng đến sức khỏe làn da, hiệu suất công việc và sinh hoạt của người bệnh. Vùng da tay có mức độ tiếp xúc cao nên thường bị tổn thương nặng và ngứa ngáy kéo dài. Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh, chăm sóc da.
  • Tuyệt đối không cào, gãi hay chà xát lên vùng da bị chàm khô
  • Rửa tay thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ
  • Nếu bắt buộc phải tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa cần sử dụng găng tay
  • Dưỡng ẩm cho tay đều đặn 2 – 3 lần/ngày nhất là khi thời tiết khô hanh
  • Uống đủ nước lọc và bổ sung thực phẩm giàu vitamin, kẽm, omega – 3, men vi sinh
  • Tránh xa thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình điều trị và tăng khả năng tái phát bệnh chàm khô
  • Bảo vệ tay cẩn thận khi tiếp xúc với không khí lạnh, khô hanh hay ánh nắng mặt trời
Atoskin đã giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa bệnh chàm khô đầu ngón tay tái phát. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến bệnh ngoài da, liên hệ tổng đài miễn cước 1800 8179 hoặc comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng. Đừng quên ghé thăm website atoskin.vn để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!
Dược sĩ Thu Trang Dược sĩ Thu Trang
Đánh giá bài viết
Rate this post
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Rate this post