Skip to main content

Bị chàm kiêng ăn gì? Điểm tên 5 món ăn người bị chàm nên tránh ngay

Tham vấn Y khoa
Ngày đăng
25/01/2021
Cập nhật lần cuối
06/07/2021
Có thể bạn không biết, những gì bạn nạp vào cơ thể hằng ngày có khả năng dẫn đến bùng phát bệnh lý chàm ngoài da. Bị chàm kiêng ăn gì, hãy cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây nhé. 

Mối liên hệ giữa chàm da và chế độ ăn

bị chàm kiêng ăn gì Chàm là một tình trạng viêm da mãn tính. Nó làm xuất hiện các vết phát ban, mụn nước ngứa ngáy dai dẳng trên da. Bệnh chàm thường gặp nhất ở trẻ em dưới 2 tuổi, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ lớn hơn và người lớn.  Các nhà khoa học chỉ ra, cả yếu tố nội sinh (di truyền, cơ địa) hoặc ngoại sinh (thời tiết, dị nguyên) kết hợp dẫn đến chàm. Tuy nhiên, nguyên nhân, cơ chế thực sự của căn bệnh này là gì thì vẫn chưa được hiểu rõ ràng. Mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và chàm da đã được nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện, có tới 30% những người bị chàm cũng bị dị ứng thực phẩm. Theo Hiệp hội Bệnh chàm Quốc gia (NEA), dị ứng thực phẩm được coi là một bệnh đi kèm chính thức (tình trạng sức khỏe liên quan) của bệnh chàm.  Còn với một số đối tượng khác, thực phẩm đóng vai trò kích hoạt phản ứng của hệ thống miễn dịch, dẫn đến bùng phát bệnh chàm viêm. Theo một nghiên cứu năm 2014, hản ứng chàm nhạy cảm với thực phẩm thường xảy ra khoảng 6 – 24 giờ sau khi ăn một loại thực phẩm cụ thể. Đôi khi, các phản ứng còn bị trì hoãn lâu hơn. Vì thế, người bị chàm luôn được khuyến cáo nên kiêng sử dụng các món ăn dễ gây dị ứng để tránh kích hoạt các triệu chứng bệnh. 

Bị chàm kiêng ăn gì?

Hệ thống miễn dịch thường có phản ứng quá mức với chất gây kích ứng, dẫn đến viêm. Chính phản ứng này gây ra các triệu chứng liên quan đến bệnh chàm.  Một số thực phẩm rất dễ kích hoạt các phản ứng viêm sưng xảy ra trong cơ thể. Dưới đây là một số thực phẩm mà bạn nên tránh sử dụng khi bị bệnh chàm.

Đường tinh luyện

bị chàm kiêng ăn đường Đường tinh luyện có nhiều trong các loại bánh ngọt, kẹo, nước có ga,… Khi vào cơ thể, đường tinh luyện làm tăng đột biến lượng insulin, kích hoạt hàng loạt chuỗi phản ứng viêm trên phạm vi toàn cơ thể.   Hơn nữa, nó ảnh hưởng đến hệ đường ruột, làm mất cân bằng vi sinh lành mạnh, khuyến khích sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại. Điều đó làm giảm sự hấp thụ các chất dinh dưỡng lành mạnh mà cơ thể.  Ngoài ra, nồng độ glucose trong máu càng cao, cơ thể càng sản sinh ra nhiều chất gọi là AGE (sản phẩm glycat bền vững). Những thành phần này ngăn cản da tự sửa chữa và tái tạo, cản trở quá trình chữa lành chàm da. 

Các loại hạt

Dị ứng hạt là một trong những dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở trẻ em và người lớn. Các loại hạt có thể kích hoạt giải phóng tế bào bạch cầu lympho T và globulin miễn dịch IgE, cả hai đều có khả năng gây viêm.  Nếu bạn bị dị ứng với một loại hạt, khả năng cao bạn cũng sẽ phản ứng tương tự với các hạt khác. Vì thế, hãy hạn chế nạp vào các món ăn làm từ đậu phộng, hạt dẻ cười, hạnh nhân, óc chó, hồ đào, hạt điều,… khi bạn đang phải đối mặt với chứng chàm. 

Trứng sữa và các chế phẩm từ sữa

Theo Mayo Clinic, dị ứng trứng cũng là một tác nhân dị ứng phổ biến hàng đầu. Ở một số người, cơ thể không dung nạp được một số protein có trong trứng và sữa.  Vì thế, để loại bỏ dị nguyên này, hệ miễn dịch tiết kháng thể IgE, kích hoạt sản xuất histamine trong tế bào và dẫn đến hàng loạt biểu hiện ngoài da như phù nề, ban phát, viêm ngứa,…

Chất béo 

Loại chất béo người bị eczema cần tránh chính là chất béo bão hòa (saturated fat) và chất béo chuyển hóa (trans fat). Những loại chất béo này có mặt trong rất nhiều các loại thực phẩm chế biến, bơ thực vật, thức ăn nhanh, thịt đỏ,… Có dữ liệu thuyết phục cho thấy, bữa ăn giàu chất béo xấu thúc đẩy endotoxin (nội độc tố) chuyển vào máu, kích thích các tế bào miễn dịch, dẫn đến phản ứng viêm và làm trầm trọng thêm biểu hiện khó chịu của bệnh chàm.  

Quả họ cam chanh

bị chàm kiêng ăn gì Cam chanh là nguồn cung cấp vitamin C quen thuộc, với cực kỳ nhiều lợi ích cho làn da và sức khỏe. Nhưng thật đáng buồn, những loại quả này cũng chứa một chất gây dị ứng gọi là nhựa balsam peru (còn được gọi là Myroxylon pereirae) và không thật sự được khuyến cáo sử dụng cho người bị eczema. 

Ăn gì khi bị chàm da?

Bên cạnh việc tránh sử dụng các loại thực phẩm dễ kích thích tình trạng chàm bùng phát, các chuyên gia cũng khuyên bệnh nhân bổ sung thêm một số món ăn có lợi, như:  Chất béo tốt: Thực phẩm giàu acid béo omega-3 là nguồn chống viêm hiệu quả nhất. Các loại cá như cá hồi, cá thu và dầu gan cá có chứa một lượng lớn chất béo omega-3 sẽ giúp người bệnh chống lại tình trạng eczema trên da.  – Lợi khuẩn probiotic: Các loại thực phẩm chứa probiotic như sữa chua và kefir chứa vi khuẩn sống, có lợi, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch tổng thể và giảm viêm nhiễm.  – Thực phẩm giàu quercetin: Quercetin là một flavonoid có nguồn gốc thực vật, là chất chống oxy hóa và kháng histamin mạnh. Nó giúp giảm viêm và histamine trong cơ thể, ngăn ngừa bùng phát triệu chứng chàm. Thực phẩm như rau lá xanh, ớt, hành tây và táo là những nguồn giàu quercetin. Bị chàm kiêng ăn gì, nên ăn gì, mong rằng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin bạn tìm kiếm. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800.8179 để được các Dược sĩ giải đáp chi tiết. Đừng quên ghé thăm atoskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh chàm và cách chăm sóc da hiệu quả nhé!
Dược sĩ Thu Trang Dược sĩ Thu Trang
Đánh giá bài viết
Rate this post
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Rate this post